Nội dung bộ 14 bài tập trắc nghiệm Hóa 8 Bài 28: Không khí – Sự cháy được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp kèm đáp án và lời giải được trình bày rõ ràng và chi tiết. Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo dưới đây.
Câu 1: Thành phần không khí gồm
A. 21% N2; 78% O2 và 1% là các khí khác.
B. 78% N2; 21% O2 và 1% là các khí khác.
C. 50% N2; 20% O2 và 30% là các khí khác.
D. 100% O2
Lời giải:
Thành phần không khí gồm: 78% N2; 21% O2 và 1% là các khí khác.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng được gọi là
A. sự cháy.
B. sự oxi hóa chậm.
C. sự tự bốc cháy.
D. sự tỏa nhiệt.
Lời giải:
Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng được gọi là sự oxi hóa chậm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Khi thổi không khí vào nước nguyên chất, dung dịch thu được hơi có tính axit. Khí nào trong không khí gây nên tính axit đó?
A. Cacbon đioxit.
B. Hiđro.
C. Nitơ.
D. Oxi.
Lời giải:
Khi thổi không khí vào nước nguyên chất, dung dịch thu được hơi có tính axit => không khí có chứa oxit axit
=> khí đó là cacbon đioxit (CO2)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Em hãy chọn phương pháp dùng để dập tắt ngọn lửa do xăng, dầu trong các phương án sau:
A. Dùng quạt để quạt tắt ngọn lửa
B. Dùng vải dày hoặc cát phủ lên ngọn lửa.
C. Dùng nước tưới lên ngọn lửa.
D. Không có phương án dập tắt phù hợp.
Lời giải:
Ta chọn phương pháp: Dùng vải dày hoặc cát phủ lên ngọn lửa vì sẽ ngăn cách được chất cháy với oxi.
A không phù hợp vì dùng quạt sẽ cung cấp thêm oxi làm ngọn lửa cháy to hơn.
C không phù hợp vì xăng dầu nhẹ, nổi lên mặt nước sẽ lan rộng ra làm đám lửa cháy to hơn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Muốn dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu gây ra, ta có thể sử dụng:
A. Xăng hoặc dầu phun vào đám cháy.
B. Cát hoặc vải dày ẩm trùm kín đám cháy.
C. Nước để dập tắt đám cháy.
D. Khí oxi phun vào đám cháy.
Lời giải:
Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước.
Nguyên nhân là vì xăng dầu nhẹ hơn nước, nên khi xăng dầu cháy nếu ta dập bằng nước thì nó sẽ lan tỏa nổi trên mặt nước khiến đám cháy còn lan rộng lớn và khó dập tắt hơn. Do đó khi ngọn lửa do xăng dầu cháy người ta hay thường dùng vải dày trùm hoặc phủ cát lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa với oxi.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất. Bản chất của phản ứng cháy là:
A. Cần có oxi
B. Sản phẩm tạo ra có CO2
C. Là phản ứng phân hủy
D. Là phản ứng tỏa nhiệt
Lời giải:
Phản ứng cháy là phản ứng của một chất với oxi có tỏa nhiệt và phát sáng.
=> Bản chất của phản ứng cháy là: cần có oxi.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên làm gì?
A. Chặt cây xây cầu cao tốc
B. Đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường
C. Trồng nhiều cây xanh
D. Xây thêm nhiều khu công nghiệp
Lời giải:
Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên: Trồng nhiều cây xanh
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Điều kiện phát sinh phản ứng cháy là:
A. Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy
B. Phải đủ khí oxi cho sự cháy.
C. Cần phải có chất xúc tác cho phản ứng cháy
D. Cả A và B
Lời giải:
Điều kiện phát sinh phản ứng cháy là:
- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
- Phải có đủ khí oxi cho sự cháy.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Chọn đáp án đúng nhất
A. Phản ứng hóa hợp chính là phản ứng cháy
B. Sự oxi hóa chậm không tỏa nhiệt và phát sáng
C. Sự oxi hóa chậm tỏa nhiệt và không phát sáng
D. Cả 3 đáp án đều sai
Lời giải:
Đáp án đúng là: Sự oxi hóa chậm tỏa nhiệt và không phát sáng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là
A. Phát sáng
B. Cháy
C. Tỏa nhiệt
D. Sự oxi hóa xảy ra chậm
Lời giải:
Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là đều tỏa nhiệt
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Làm thế nào để dập tắt sự cháy?
A. Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
B. Cách li chất cháy với oxi.
C. Quạt.
D. A và B đều đúng.
Lời giải:
* Biện pháp dập tắt sự cháy
- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
- Cách li chất cháy với khí oxi.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Đốt cháy 6 gam oxi và 6,2 gam P trong bình. Sau phản ứng chất nào còn dư?
A. Photpho
B. Oxi
C. Không xác định được
D. Cả hai chất đều hết
Lời giải:
Số mol O2 là: nO2=
Số mol P là: nP=
PTHH: 4P + 5O2
Xét tỉ lệ:
Vì 0,05 > 0,0375 => O2 phản ứng hết, P dư
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Dùng hết 5 kg than (chứa 90% cacbon và 10% tạp chất không cháy) để đun nấu. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Hỏi thể tích không khí (ở đktc) đã dùng là bao nhiêu lít?
A. 40000 lít
B. 42000 lít
C.42500 lít
D. 45000 lít
Lời giải:
Trong 5kg than chứa 90% cacbon => mC nguyên chất = 5.90% = 4,5 kg = 4500 gam
=> Số mol C là: nC=
PTHH: C + O2
Tỉ lệ PT: 1mol 1mol
P/ứng: 375mol → 375 mol
=> Thể tích khí oxi cần dùng là: VO2=22,4.n=22,4.375=8400 lít
Vì oxi chiếm 1/5 thể tích không khí => Vkk=5.VO2=5.8400=42000 lít
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Thể tích không khí cần để oxi hóa hoàn toàn 20 lít khí NO thành NO2 là (các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất):
A. 10 lít.
B. 50 lít.
C. 60 lít.
D. 70 lít.
Lời giải:
PTPƯ : 2NO + O2 → 2NO2
Theo PTPƯ: VO2 = ½.VNO = 20/2 = 10 (lít)
Vì Vkk = 5VO2 => Vkk = 5.10 = 50 (lít)
Đáp án cần chọn là: B
►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bộ 14 bài tập trắc nghiệm về Không khí – Sự cháy có đáp án và lời giải chi tiết file PDF hoàn toàn miễn phí.