Logo

Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 8: Pha trộn hai dung dịch không xảy ra phản ứng có đáp án và lời giải chi tiết

Tổng hợp 14 câu hỏi trắc nghiệm Hóa 8: Pha trộn hai dung dịch không xảy ra phản ứng có đáp án kèm lời giải chi tiết, bám sát kiến thức trọng tâm và thường xuất hiện trong bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp.
5.0
1 lượt đánh giá

Nội dung bộ 14 Bài tập trắc nghiệm Hóa 8: Pha trộn hai dung dịch không xảy ra phản ứng được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp kèm đáp án và lời giải được trình bày rõ ràng và chi tiết. Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo dưới đây.

Bộ 14 bài tập trắc nghiệm: Pha trộn hai dung dịch không xảy ra phản ứng có đáp án và lời giải chi tiết

Câu 1: Trộn 300 gam dung dịch NaOH 3% với 200 gam dung dịch NaOH 10% thì thu được dung dịch có nồng độ bao nhiêu %?  

A. 4,8%. 

B. 5,8%. 

C. 13%.

D. 6,8%.

Lời giải:

Khối lượng chất tan ở dd (1) là: 

Khối lượng chất tan ở dd (2) là: 

=> khối lượng chất tan dd thu được là: mNaOH = mNaOH (1) + mNaOH (2) = 9 + 20 = 29 gam

Khối lượng dd thu được là: mdd = mdd (1) + mdd (2) = 300 + 200 = 500 gam

=> Nồng độ dung dịch thu được là: 

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Trộn 200 gam dung dịch CuCl2 15% với m gam dung dịch CuCl2 5,4% thì thu được dung dịch có nồng độ 11,8%. Giá trị của m là 

A. 200. 

B. 50

C. 100

D. 150

Lời giải:

Khối lượng chất tan ở dd (1) là: 

Khối lượng chất tan ở dd (2) là: 

=> khối lượng chất tan dd thu được là: mct = m+ m= 30 + 0,054m

Khối lượng dd thu được là: mdd = mdd (1) + mdd (2) = 200 + m

=> Nồng độ dung dịch thu được là: 

=> m = 100

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Cần pha chế theo tỉ lệ nào về khối lượng của 2 dung dịch KNO3 có nồng độ tương ứng là 45% và 15% để được dung dịch KNO3 20%  

A. 1 : 4. 

B. 1 : 5. 

C. 1 : 6.

D. 1 : 3.

Lời giải:

Gọi khối lượng dung dịch KNO3 45% và 15% cần lấy lần lượt là m1 (gam) và m2 (gam) cần pha trộn với nhau để được dung dịch KNO3 20%

,

 => Tổng khối lượng chất tan là: 

Tổng khối lượng dung dịch là: mdd (3) = mdd (1) + mdd (2) = m1 + m2

Dung dịch thu được có nồng độ 20% 

Từ (1) và (2) => 0,45.m1 + 0,15.m2 = 0,2.(m1 + m2) => 0,25.m1 = 0,05.m2

=>m1m2==1:5

Câu 4: Cần lấy bao nhiêu lít dung dịch HCl 0,2M để khi trộn với dung dịch HCl 0,8M thì thu được 2 lít dung dịch HCl 0,5M? Giả sử không có sự thay đổi thể tích khi trộn.  

A. 3 lít. 

B. 2 lít. 

C. 1 lít.

D. 1,5 lít.

Lời giải:

Gọi n1, V1 lần lượt là số mol và thể tích dung dịch HCl 0,2M => n1 = 0,2.V1

Gọi n2, V2 lần lượt là số mol và thể tích dung dịch HCl 0,8M => n2 = 0,8.V2

Gọi n3, V3 lần lượt là số mol và thể tích của dd HCl 0,5M

=> số mol HCl trong dung dịch HCl 0,5M là: n3 = 2.0,5 = 1 mol

Ta có: n1 + n= n3 => 0,2.V1 + 0,8.V2 = 1   (1)

V1 + V2 = V3 => V1 + V2 = 2 lít   (2)

Từ (1) và (2), giải hệ pt ta được V1 = 1 lít; V2 = 1 lít

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Tính khối lượng dung dịch NaCl 10% cần trộn với 300 gam dung dịch NaCl 25% để thu được dung dịch NaCl 15%  

A. 600 gam. 

B. 500 gam. 

C. 200 gam.                             

D. 100 gam

Lời giải:

Gọi khối lượng dung dịch (1) NaCl 10% cần lấy là m (gam)

=> khối lượng NaCl trong dd (1) là: 

Khối lượng NaCl có trong 300 gam dd NaCl 25% là: 

=> Tổng khối lượng NaCl là: mNaCl = mNaCl (1) + mNaCl (2) = 0,1m + 75 (gam)

Khối lượng dd NaCl sau pha trộn là: mdd NaCl = mdd (1) + mdd (2) = m + 300 (gam)

=> Nồng độ dung dịch thu được là:  

=> m = 600 (gam)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Cho mgam dung dịch KNO3 5% vào m2 gam dung dịch KNO3 17% thu được 360 gam dung dịch KNO3 9%. Tính m1, m2  

A. m1 = 240 và m2 = 120. 

B. m1 = 120 và m2 = 240.

C. m1 = 180 và m2 = 180. 

D. m1 = 140 và m2 = 220.

Lời giải:

Khối lượng chất tan trong dd KNO3 5% là:  

Khối lượng chất tan trong dd KNO3 17% là: 

=> Tổng khối lượng chất tan là:

mKNO3=mKNO3(1)+mKNO3(2)=0,05.m1+0,17.m2

Mặt khác, 360 gam dd KNO3 9% chứa số gam chất tan là: 

=> 0,05.m1 + 0,17.m2 = 32,4  (1)

Khối lượng dung dịch KNO3 thu được là: mdd = mdd (1) + mdd (2) = m1 + m2 = 360  (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ:

Câu 7Trộn 200 ml dung dịch CuSO4 1M với 300 ml dung dịch CuSO4 0,8 M. Tính CM của dung dịch thu được  

A. 0,12M. 

B. 0,24M. 

C. 0,44M.

D. 0,88M.

Lời giải:

Số mol chất tan có trong 200 ml dd CuSO4 1M là: nCuSO4(1)=0,2.1=0,2mol

Số mol chất tan có trong 300 ml dd CuSO4 0,8M là: nCuSO4(2)=0,3.0,8=0,24mol

=> dd thu được có số mol chất tan là: nct = n1 + n2 = 0,2 + 0,24 = 0,44 mol

Thể tích dd thu được là: Vdd = V1 + V2 = 0,2 + 0,3 = 0,5 mol

=> Nồng độ mol của dd thu được là: 

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Có 2 dung dịch: HCl 4M (dung dịch A) và dung dịch HCl 0,5M (dung dịch B). Nồng độ mol của dung dịch mới khi trộn 2 lít dung dịch A với 1 lít dung dịch B là:

A. 2,81.

B. 2,82.

C. 2,83.

D. Đáp án khác.

Lời giải:

nHCl(1) = 2.4 = 8 (mol)

nHCl(2) = 1.0,5 = 0,5 (mol)

∑ nHCl = 8 + 0,5 = 8,5 (mol)

∑ VHCl = 2 +1 = 3 (lít)

Nồng độ sau khi trộn: CM = ∑ nHCl / ∑ VHCl = 8,5 : 3 = 2,83 (M)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Cần cho thêm bao nhiêu ml dung dịch Ba(OH)2 1,2M vào 1300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M để thu được dung dịch Ba(OH)2 0,8M ?  

A. 0,975 

B. 975.

C. 0,795.                

D. 795

Lời giải:

Đổi 1300 ml = 1,3 lít

Gọi thể tích dung dịch Ba(OH)2 1,2M cần thêm vào là V (lít)

=> số mol chất tan trong V lít dd Ba(OH)2 là: nBa(OH)2(1)=1,2V(mol)

Số mol chất tan trong 1,3 lít dd Ba(OH)2 0,5M là: nBa(OH)2(2)=1,3.0,5=0,65(mol)

=> tổng số mol chất tan là : nct = nBa(OH)2(1)+nBa(OH)2(2)=1,2V+0,65(mol)

Thể tích dung dịch thu được là: Vdd = V + 1,3

=> Nồng độ dd thu được là: => V = 0,975 lít = 975 ml

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Cho V1 ml dung dịch Na2SO4 0,3M vào V2 ml dung dịch Na2SO4 1,7M, thu được 1400 ml dung dịch Na2SO0,6M. Tính V1 và V

A. V1 = 1150; V2 = 250 

B. V1 = 1200;  V2 = 200

C. V1 = 1300; V2 = 100 

D. V1 = 1100;  V2 = 300

Lời giải:

Số mol chất tan có trong V1 ml dd Na2SO4 0,3M là: nNa2SO4(1)=0,3.  =0,0003V1

Số mol chất tan có trong V2 ml dd Na2SO4 1,7M là: nNa2SO4(2)=1,7.  =0,0017V2

=> tổng số mol chất tan là: nct = nNa2SO4(1)+nNa2SO4(2)=0,0003V1+0,0017V2

Mặt khác, trong 1400 ml dd Na2SO4 0,6M có số mol chất tan là: nct = 1,4.0,6 = 0,84 (mol)

=> 0,0003V1 + 0,0017V2 = 0,84  (1)

Tổng khối lượng dung dịch là : V = V1 + V2 => V1 + V2 = 1400  (2)

Từ (1) và (2) => V1 = 1100;  V2 = 300

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Có 2 dung dịch NaOH nồng độ 2M và 0,5M. Cần phải pha chế chúng theo tỉ lệ thể tích như thế nào để thu được dung dịch NaOH 1M ?  

A. 2 : 1. 

B. 1 : 2 

C. 1 : 3.                       

D. 3 : 1

Lời giải:

Gọi thể tích dung dịch NaOH nồng độ 2M và 0,5M lần lượt là V1 và V2 (lít)

Số mol NaOH trong dd (1) là: nNaOH (1) = 2.V1

Số mol NaOH trong dd (2) là: nNaOH (2) = 0,5.V2

=> Số mol chất tan trong dd thu được là: nct = nNaOH (1) + nNaOH (2) = 2.V1 + 0,5.V2

Thể tích dd NaOH thu được là: V = V1 + V2

=> Nồng độ mol dd là: 

=> 2.V1 + 0,5.V2 = V1 + V2 => V1 = 0,5.V2=>=0,5=1:2

 Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Cho x gam dd NaCl 18% vào 450 gam dd NaCl 2M (D = 1,125 g/ml) khuấy đều, thu được dd NaCl 12,3%. Giá trị của x là  

A. 120 gam. 

B. 140 gam. 

C. 160 gam.                 

D. 150 gam. 

Lời giải:

Thể tích của 450 gam dd NaCl 2M là: 

=> Số mol NaCl trong dd này là: nNaCl (2) = C. V = 2 . 0,4 = 0,8 mol

=> Khối lượng NaCl (2) là: mNaCl (2) = 0,8.58,5 = 46,8 gam

x gam dd NaCl 18% chứa: 

=> tổng khối lượng chất tan là: mNaCl = mNaCl (1) + mNaCl (2) = 0,18x + 46,8 (gam)

Khối lượng dd NaCl 12,3% thu được là: mdd = mdd (1) + mdd (2) = x + 450 (gam)

=> Nồng độ phần trăm của dd thu được là: 

=> x = 150 (gam)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Hòa tan KCl rắn vào nước để tạo thành hai dung dịch A và B, trong đó nồng độ phần trăm của dd A gấp 2 lần dung dịch B. Nếu đem trộn dung dịch A và dung dịch B theo tỉ lệ khối lượng mdd A : mdd B  = 3 : 2 thì thu được dung dịch C có nồng độ 20%. Nồng độ % của dung dịch B là  

A. 12,5%. 

B. 25,0%. 

C. 15,0%.

D. 22,5%.

Lời giải:

Gọi nồng độ % của dd A là 2a thì nồng độ % của dd B là a

Vì đề bài chỉ cho tỉ lệ các chất, không cho khối lượng cụ thể => ta giả sử khối lượng dung dịch A là 30 (gam) => khối lượng dd B là 20 (gam)

=> khối lượng chất tan trong dd A là: mKCl (A) =2a. =0,6a(gam)

Khối lượng chất tan trong dd B là: m­KCl (B) =a. =0,2a(gam)

=> khối lượng chất tan trong dd C là: mKCl (C) = mKCl (A) + mKCl (B) = 0,6a + 0,2a = 0,8a (gam)

Nồng độ chất tan trong C là: =>a=12,5

Vậy nồng độ phần trăm của dd B là: 12,5%

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Có 2 dung dịch H2SO4 là A và B. Nếu 2 dung dịch A và B được trộn lẫn theo tỉ lệ khối lượng 7 : 3 thì thu được dung dịch C có nồng độ 29%. Tính C% của dung dịch A, biết nồng độ dung dịch B bằng 2,5 lần nồng độ dung dịch A.  

A. 10%. 

B. 14,5%. 

C. 20%.

D. 20,5%.

Lời giải:

Vì đề bài chỉ cho tỉ lệ các chất, không cho khối lượng cụ thể => ta giả sử khối lượng dung dịch A là 70 (gam) => khối lượng dd B là 30 (gam)

Gọi nồng độ của dd A là a (%)

Vì nồng độ dd B bằng 2,5 lần nồng độ dd A => nồng độ dd B là 2,5a (%)

Khối lượng chất tan trong A là: mct (A) ==0,7a(gam)

Khối lượng chất tan trong B là: mct (B) ==0,75a(gam)

=> Khối lượng chất tan trong C là: mct (C) = mct (A) + mct (B) = 0,7a + 0,75a = 1,45a (gam)

Ta có: mdd C = mdd A + mdd B = 70 + 30 = 100 gam

=> Nồng độ dd C là:=>a=20(%)

Vậy nồng độ dung dịch A là 20%

Đáp án cần chọn là: C

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bộ 14 Bài tập trắc nghiệm Hóa 8: Pha trộn hai dung dịch không xảy ra phản ứng có đáp án và lời giải chi tiết file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com