Dưa món được các bà, các mẹ thường làm vào mỗi dịp Tết. Nhìn có vẻ đơn giản nhưng muối sao để rau củ ngấm nước mắm, đường cho hương vị mặn ngọt hòa quyện, không có mùi hăng thì cần một chút khéo tay và mẹo nhỏ. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ bật mí với độc giả cách làm dưa món không phơi nắng chuẩn vị mẹ làm, mời các bạn cùng tham khảo.
Đánh giá món ăn:
Những nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món dưa món ăn ngày Tết
Bước 1: Sơ chế rau củ
Đầu tiên, bạn mang cà rốt, su hào, củ cải trắng rửa sạch, để ráo rồi dùng dao cắt khúc nhỏ vừa ăn.
Cho rau củ vừa cắt vào trong thau, cho muối vào rồi dùng tay bóp đều rau củ và để 10 phút. Sau đó, bạn xả lại bằng nước rồi vắt ráo.
Hành, tỏi đem lột vỏ, ớt rửa sạch.
Bước 2: Làm khô rau củ
Tiếp đến, bạn đem rau củ đã sơ chế cho vào nồi chiên không dầu điều chỉnh nhiệt độ 100 độ C trong 50 phút.
Bước 3: Làm nước mắm
Tiếp tục, bạn cho vào trong nồi 200ml nước mắm, 300gr đường, bắc nồi lên bếp, chỉnh lửa nhỏ nấu sôi lên tầm 5 phút thì tắt bếp và để nguội hoàn toàn. Trong lúc nấu bạn nhớ khuấy đều để đường không bị cháy.
Sau khi nước mắm nguội, bạn cho tiếp vào 2 muỗng canh dấm, khuấy đều để hòa tan các nguyên liệu.
Bước 4: Ngâm dưa
Tiếp đến, bạn cho rau củ, ớt, hành, tỏi vào hũ sành hay thủy tinh và đổ nước mắm ngập rau củ rồi đậy kín nắp và để sau 2 ngày là có thể ăn được.
Thành phẩm
Dưa món không phơi nắng vậy là đã hoàn thành rồi. Rau củ ngấm nước mắm đường, vị mặn ngọt hoà quyện, hương thơm thoang thoảng của nước mắm và rau củ, không có mùi hăng. Ăn dưa món với bánh chưng, bánh tét là đúng bài luôn đấy!
Cách 1: Bảo quản dưa món trong hủ hoặc keo thuỷ tinh, sứ
Dùng hủ hoặc keo thuỷ tinh, sứ để bảo quản dưa món, ban đầu nhìn vào sẽ đẹp và hấp dẫn hơn. Quan trọng là thuỷ tinh và sứ an toàn cho sức khoẻ và hạn chế bám mùi.
Cách 2: Bảo quản dưa món trong tủ lạnh
Cách để dưa món lâu bị chua và lên men nhất là để vào ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ trong tủ lạnh thấp nên hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn và nấm móc làm chua dưa món. Trước khi để vào tủ lạnh có thể bỏ bớt phần nước ngâm dưa món để làm chậm quá trình lên men hơn.
Cách 3: Dùng đũa hoặc kẹp sạch để gấp dưa món
Mỗi lần ăn nên dùng đũa hoặc kẹp sạch để gấp dưa món ra dùng sẽ hạn chế được một phần vi khuẩn, nếu dùng đũa đang ăn để gấp thì dưa món dễ bị chua hơn.
Cách 4: Không đổ dưa món thừa trở lại vào hủ
Nên lấy dưa món vừa đủ ăn trong bữa, nếu có ăn dư thì nên để riêng ra không nên đổ ngược lại vào hủ đựng dưa món vì sẽ rất nhanh bị chua và hỏng.
Nguyên liệu tươi ngon là yếu tố quyết định đến hương vị cũng như chất lượng của món ăn. Để lựa chọn được nguyên liệu tươi ngon bạn cần có những kỹ năng và mẹo quan sát nhỏ với từng loại. Dưới đây là những bí quyết đi chợ được chúng tôi tổng hợp lại từ các bà nội trợ chứ danh, mời các bạn tham khảo.
Cách chọn mua cà rốt tươi ngon
Cách chọn mua su hào chất lượng
Cách chọn mua củ cải trắng ngon
Bạn cũng không nên ăn quá nhiều dưa muối. Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày mỗi người chỉ nên ăn khoảng 50gr dưa muối, và ăn 2 - 3 lần trong tuần. Không ăn dưa, cà muối khi đói. Nhất là người bị bệnh tim, cao huyết áp, bệnh thận, viêm loét dạ dày...
Dưa món là món ăn được rất nhiều người ưa thích, có thể ăn kèm bánh chưng, bánh tét hoặc món ăn kèm trong những bữa ăn ngày Tết. Tuy đơn giản nhưng để thật sự bắt miệng người ăn thì cũng không phải dễ.
Trên đây là toàn bộ bí quyết làm món dưa món thơm ngon, giòn giòn chuẩn vị bạn cần biết, nhớ lưu lại công thức để vào bếp trổ tài nhé!
Tham khảo thêm một số món ăn ngày Tết: