Logo

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn trường THPT Sông Lô 2020 (Có đáp án)

Đề thi thử vào 10 môn Văn THPT Sông Lô năm 2020 có lời giải chi tiết, được chúng tôi cập nhật mới nhất từ hệ thống kho đề thi, đề kiểm tra tuyển sinh lớp 10. Hỗ trợ học sinh ôn luyện hiệu quả
4.3
5 lượt đánh giá

Để chuẩn bị cho kì thi vào vào lớp 10 sắp tới, chúng tôi sưu tầm và giới thiệu các em tài liệu Đề thi thử môn Văn vào lớp 10 trường trung học phổ thông Sông Lô năm 2020 có lời giải đi kèm, từ hệ thống kho đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trên cả nước. Nhằm giúp các em ôn tập, rèn luyện giải các dạng đề thi khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi chuyển cấp quan trọng của các em học sinh lớp 9.

Đề thi thử tuyển sinh lớp 10 môn văn THPT Sông Lô

Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”.

(Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả của đoạn thơ trên là ai?

Câu 2 :(0,5 điểm) Chỉ ra các điệp từ và từ láy trong khổ thơ trên .

Câu 3: (1 điểm) Các hình ảnh “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” có những đặc điểm gì giống nhau?

Câu 4 (2,0 điểm): Từ ngữ liệu trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 từ về lẽ sống của thanh niên trong trong thời đại ngày nay.

Phần 2: Làm văn (6,0 điểm)

Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.

Đề thi thử tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn trường THPT Sông Lô 2020

Đáp án đề thi thử vào 10 môn Ngữ văn trường THPT Sông Lô

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm "Mùa xuân nho nhỏ" của tác giả Thanh Hải

Câu 2:

- Từ láy trong đoạn thơ trên: nho nhỏ, xao xuyến

- Điệp từ: “ta”, “một”, “dù”.

Câu 3:

- Những điểm giống nhau trong các hình ảnh “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” là:

  • Là những hình ảnh bình dị, khiêm nhường của thiên nhiên, cuộc sống mang lại niềm vui, vẻ đẹp cho đời một cách tự nhiên.

  • Là những hình ảnh mang ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ: được cống hiến những gì tốt đẹp, dù nhỏ bé, đơn sơ cho cuộc đời chung.

Câu 4: Đoạn văn ngắn về lẽ sống của thanh niên trong trong thời đại ngày nay

Ngày nay khi mà xã hội đang phát triển, khoa học kĩ thuật cũng đang phát triển như vũ bão, ảnh hưởng từ các nước phát triển trên thế giới đặc biệt là các nước phương Tây. Tầng lớp thanh niên chính là những người tiếp nhận sự phát triển đó đầu tiên. Tầng lớp thanh niên chính là tương lai của đất nước nhưng hiện nay lí tưởng sống của thanh niên đã rất khác so với trước rất nhiều, liệu họ có còn là chủ nhân tương lai của đất nước được không khi mà thanh niên có những lí tưởng sống không lành mạnh? Điều kiện gia đình chính là nguyên nhân chính khiến thanh niên không có lí tưởng sống. Khi mà điện thoại, laptop, máy tính bảng,... đang đua nhau sản xuất và thậm chí còn ngày càng hiện đại. Ngủ dậy là điện thoại, ăn cũng điện thoại, đi chơi cũng điện thoại, thậm chí bạn bè gọi nhau đi chơi thì mỗi người cầm một cái điện thoại. Không chỉ vậy điện thoại và internet còn có rất nhiều tác hại mà chúng ta không lường trước được hết. Ngoài công nghệ thông tin thì còn tồn tại rất nhiều tệ nạn xã hội, ăn chơi sa đoạt hút chích ma tuý, cờ bạc, đầu nhuộm xanh đỏ, nghiện game, ăn cắp,... Dẫn đến lười biếng , không chịu học hành. Họ không có lí tưởng sống hoặc | lí tưởng sống mờ nhạt, họ được bố mẹ nuông chiều, thiếu sự giáo dục và một phần cũng do cộng đồng xã hội. Họ quay lưng lại với quá khứ của dân tộc. Đa số thanh niên hiện nay chưa có một lí tưởng sống đích thực, chưa có 1 đường lối xây dựng và phát triển đất nước. Thanh niên cần tham gia vào các phong trào tình nguyện của xã hội để có thể tìm ra lí tưởng sống của mình. Mỗi chúng ta cần xác định cho mình lí tưởng sống cao đẹp, luôn phấn đấu nỗ lực hết mình để thực hiện lí tưởng đó.

Phần 2: Làm văn

Dàn ý tham khảo

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác phẩm, tác giả truyện Chuyện người con gái Nam Xương

- Giới thiệu nhân vật: Vũ Nương là nhân vật chính trong truyện; là người phụ nữ bình dân có truyền thống tốt đẹp về đạo đức, phẩm chất nhưng trong xã hội phong kiến nhưng chịu đau khổ.

II. Thân bài:

1. Tóm tắt tác phẩm

Vũ Nương nết na xinh đẹp. Trương Sinh cưới nàng về. Sau đó, Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già con trẻ. Bà mẹ vì quá nhớ con buồn rầu mà chết. Nàng ma chay tế lễ chu đáo. Vũ Nương hàng đêm thường chỉ bóng mình trên vách bảo với con đấy là cha Đản. Khi giặc tan trương Sinh trở về đứa trẻ không nhận là cha mình. Nghe nó kể lại Trương Sinh nghi ngờ vợ mình thất tiết, đánh đuổi vợ ra khỏi nhà. Vũ Nương thanh minh không được đành phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi lúc hóa rùa đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Biết vợ bị oan Trương Sinh đã lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra giữa dòng ngồi trên chiếc kiệu hoa đạ tạ chàng rồi biến mất.

2. Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương

a) Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương

- Người phụ nữ đẹp người, đẹp nết

  • “vốn đã thùy mị, nết na lại thêm tư dung, tốt đẹp”.

  • Có tư tưởng tốt đẹp.

  • Người vợ dịu hiền, khuôn phép: Chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự, ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con.

  • Người con dâu hiếu thảo: Chăm nuôi mẹ chồng lúc đau yếu, lo việc ma chay, tế lễ chu toàn khi mẹ chồng mất.

- Người phụ nữ thủy chung

  • Khi chồng ở nhà

  • Khi tiễn chồng ra trận

  • Những ngày tháng xa chồng

  • Khi bị nghi oan

  • Khi sống dưới thủy cung

- Người con dâu hiếu thảo

  • Thay chồng chăm sóc mẹ khi mẹ đau ốm (lời nói của mẹ chồng).

  • Lo liệu ma chay khi mẹ mất như với cha mẹ đẻ

  • Là người mẹ yêu thương con: Một mình chăm sóc con nhỏ khi chồng đi vắng.

  • Là người phụ nữ trọng nhân phẩm, tình nghĩa, chọn cái chết để minh oan cho mình.

  • Giàu lòng vị tha: Bị Trương Sinh đẩy đến đường cùng phải chét oan ức nhưng không oán trách, hận thù. Khi trương Sinh lập đàn giải oan ở bến song vẫ hiện về nói lời “đa tạ tình chàng”

b) Nỗi đau, oan khuất của Vũ Nương

- Người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết.

- Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng chồng vẫn không nghe còn mắng nhiếc, đánh và đuổi nàng đi.

- Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết để tỏ bày nỗi oan ức của mình.

c) Khi chết rồi Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ

- Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.

- Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.

- Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.

3. Nhận xét về nghệ thuật

- Nhận xét về nghệ thuật: khai thác vốn văn học dân gian, sáng tạo về nhân vật...

- Liên hệ về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện nay

III. Kết bài:

- Khẳng định “Chuyện người con gái Nam Xương” là tác phẩm giàu tính hiện thực và giá trị nhân văn

- Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương cũng chính là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam cần được tôn vinh trong mọi thời đại.

File tải miễn phí đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn THPT Sông Lô 2020:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây đề thi thử môn văn vào 10  file word, file pdf, năm 2020 của trường trung học phổ thông Sông Lô hoàn toàn miễn phí.

Tham khảo thêm đề thi thử vào lớp 10 khác:

Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn ngữ văn khác được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
4.3
5 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com