Nội dung bài viết
Để chuẩn bị cho kì thi vào vào lớp 10 sắp tới, chúng tôi sưu tầm và giới thiệu các em tài liệu Đề thi thử môn Văn vào lớp 10 trường trung học cơ sở Lê Ninh - Hải Dương năm 2021 có lời giải đi kèm, từ hệ thống kho đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trên cả nước. Nhằm giúp các em ôn tập, rèn luyện giải các dạng đề thi khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi chuyển cấp quan trọng của các em học sinh lớp 9.
Phần I. Đọc hiểu văn bản
Có ý kiến cho rằng: "Với Nguyễn Duy, hình tượng vầng trăng quen thuộc đã gợi cho nhà thơ những cảm xúc mới mẻ và những suy ngẫm sâu sắc".
Câu 1 (0,75 điểm). Theo em, nhận xét trên nói đến bài thơ nào mà em đã học? Chép lại chính xác khổ thơ có nội dung thể hiện rõ nhất nhận xét trên.
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ, hoàn cảnh ấy có mối liên hệ như thế nào tới chủ đề tác phẩm?
Câu 3 (1,0 điểm). Theo em, hình tượng trăng trong bài thơ trên có mấy ý nghĩa tượng trưng? Sử dụng một lời dẫn trực tiếp trong số những ý em trả lời. Gạch chân dưới lời dẫn trực tiếp ấy.
Câu 4 (0,25 điểm). Kể tên một tác phẩm và tên tác giả trong chương trình Ngữ văn 9 có sự gặp gỡ tư tưởng với bài thơ có khổ thơ trên: tự nhắc lòng mình đạo lý uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
Phần II. Tập làm văn
Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn nêu lên giải pháp sử dụng thông minh điện thoại thông minh.
Câu 2 (5,0 điểm). Những tâm tình của người cha gửi gắm trong đoạn thơ sau:
"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"
(Y Phương - Nói với con – Ngữ văn 9, tập hai).
Đề thi thử tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Lê Ninh 2021
Phần I. Đọc - hiểu
Câu 1 (0,75 điểm).
Nhận xét trên nói đến bài thơ Ánh trăng của tác giả Nguyễn Duy.
Khổ thơ có nội dung thể hiện rõ nhất nhận xét trên là 2 khổ thơ cuối của bài Ánh trăng:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rưng.
“trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
Câu 2 (1,0 điểm).
- Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ sáng tác năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tác giả đang sống và làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Mối quan hệ giữa hoàn cảnh với điều tác giả gửi gắm: Bài thơ là lời nhắc nhở kịp thời thấm thía để con người biết trân trọng ân nghĩa sống thủy chung.
Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ, hoàn cảnh ấy có mối liên hệ như thế nào tới chủ đề tác phẩm?
Câu 3 (1,0 điểm). Đang cập nhật...
Câu 4 (0,25 điểm). Bài thơ Bếp lửa - Bằng Việt.
Phần II. Tập làm văn
Câu 1.
I. Mở bài
- Hiện nay, hầu hết các bậc phụ huynh đều trang bị cho con em mình điện thoại di động để liên lạc, hoặc truy cập mạng Internet tìm tư liệu học tập.
- Thế nhưng, một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Điện thoại di động, còn gọi là điện thoại cầm tay, là loại điện thoại kết nối dựa trên sóng điện từ vào mạng viễn thông. Nhờ có kết nối sóng (kết nối không dây), mà điện thoại di động thực hiện trao đổi thông tin khi đang di chuyển.
- Điện thoại di động chính thức ra đời vào ngày 3 tháng 4 năm 1973, mang tên Motorola Dyna Tac, phát minh bởi nhà sáng chế John F. Mitchell và Martin Cooper. Motorola Dyna Tac mang hình dáng gần giống điện thoại di động ngày nay mặc dù vẫn còn khá cồng kềnh (nặng khoảng 1 kg) và không phổ biến. Từ đó đến nay, chiếc điện thoại di động phát triển không ngừng phát triển theo hướng nhỏ gọn hơn rất nhiều tổ tiên của nó và ngày càng được tích hợp nhiều chức năng hơn chứ không còn đơn thuần là nghe và gọi.
2. Bàn luận
a) Thực trạng
- Điện thoại thông minh đang được học sinh sử dụng phổ biến trong nhiều trường học:
+ Sử dụng điện thoại chưa đúng cách: dùng ngay trong các giờ học, để nhắn tin nói chuyện riêng; trong các giờ kiểm tra thì dùng tải tài liệu trên Internet để đối phó…
+ Sử dụng điện thoại với mục đích chưa tốt: dùng tải các hình ảnh, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, hoặc phát tán các clip có nội dung xấu lên mạng; dùng để trêu chọc người khác thái quá (nhắn tin hù dọa, nháy máy)...
b) Nguyên nhân
- Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, điện thoại thông minh trở thành vật không thể thiếu đối với con người
- Nhiều gia đình có điều kiện, chiều con nên trang bị cho con mình điện thoại nhiều chức năng nhưng lại không quản lí việc sử dụng của con em mình
- Học sinh lười học, ý thức chưa tốt.
- Thiếu hiểu biết, lạm dụng các chức năng của điện thoại
c) Hậu quả
- Sử dụng điện thoại trong giờ học: không hiểu bài, hổng kiến thức, sử dụng trong các giờ kiểm tra: tạo ra thói quen lười biếng, ỷ lại…
- Sử dụng điện thoại với mục đích xấu: ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của những người xung quanh, vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật.
d) Biện pháp khắc phục
- Bản thân học sinh cần có ý thức tự giác trong học tập; cần biết sống có văn hóa, có đạo đức, hiểu biết pháp luật.
- Gia đình: quan tâm hơn tới các em, gần gũi, tìm hiểu và kịp thời giáo dục con em…
- Nhà trường, xã hội: siết chặt hơn trong việc quản lí.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức: Nhận thức được những ưu, nhược mà điện thoại thông minh mang lại cho con người để sử dụng chúng một cách hiệu quả, đem lại ích lợi cho cuộc sống, công việc cũng như trong học tập.
- Hành động:
+ Biết kiểm soát chừng mực mỗi hành vi của mình, trang bị những kỹ năng sống cần thiết.
+ Sử dụng điện thoại đúng mục đích.
+ Đầu tư cho việc học tập, tránh lãng phí thời gian vô bổ.
+ Luôn có ý thức rèn luyện tu dưỡng bản thân, bồi đắp vốn sống, vốn văn hóa chuẩn mực, phù hợp với luật pháp, đạo đức.
III. Kết bài
- Đừng lãng phí thời gian, bởi vì thời gian là vàng bạc – rất quý giá.
- Đừng lãng phí tiền bạc, bởi làm ra đồng tiền không hề dễ dàng.
- Tương lai của bạn như thế nào đều phụ thuộc vào những giờ học trên lớp của bạn đó - Đừng để điện thoại huỷ hoại cuộc sống của mình.
Câu 2.
– Khái quát nội dung của bài thơ: Xuyên suốt bài thơ là nguồn cảm hứng, tình cảm thiêng liêng tình phụ tử, còn song song với tình cảm yêu quê hương đất nước. Bài thơ cho ta thấy cái nhìn nhân văn, cao cả của tác giả qua cách giáo dục con mình.
– Bút pháp nghệ thuật của tác giả:
+ Sử dụng những ngôn ngữ mộc mạc giản dị, nhưng có sức gợi hơn bất kỳ một thủ pháp nghệ thuật cao siêu nào.
+ Những lời thơ của tác giả cũng như chính cái bụng, con người tác giả cũng giống như bao con người dân tộc khác sống ngay thẳng, kiên trung, kiên cường và gắn bó với núi non quê hương đất nước.
Trong khổ thơ đầu tiên Y Phương viết:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói,
Hai bước tới tiếng cười
– Ý nghĩa của hình ảnh gia đình trong khổ thơ này: Y Phương đã vẽ ra một ngôi nhà hạnh phúc nhất, nơi mà đứa trẻ sinh ra được nhận đầy đủ tình yêu thương của người cha, người mẹ. Mái ấm gia đình là chiếc nôi đầu tiên mà một em bé cần có. Chiếc nôi này sẽ chấp cánh cho con những giấc ngủ ngon, với những ước mơ đẹp, nuôi dưỡng tâm hồn con khi trưởng thành.
CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây đề thi thử môn văn vào 10 file word, file năm 2021 của trường trung học cơ sở Lê Ninh - Hải Dương hoàn toàn miễn phí.
Tham khảo thêm đề thi thử vào lớp 10 khác:
Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn ngữ văn khác được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.