Logo

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Hòa Bình có đáp án chính thức

Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 Hòa Bình chính thức có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, chính xác từ sở giáo dục đào tạo Hòa Bình dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo nhanh nhất, hỗ trợ file tải pdf, word miễn phí
3.2
16 lượt đánh giá

Trọn bộ đề thi Ngữ Văn vào 10 năm học 2020-2021 của các trường THPT Hòa Bình cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất có file tải miễn phí định dạng Word và PDF được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh lớp 9, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.

Đề tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn 2021 Hòa Bình chính thức

Xem ngay nội dung đề Văn thi vào 10 năm 2021 của Hòa Bình đầy đủ các mã đề được cung cấp chi tiết dưới đây.

Toàn bộ thông tin đề thi chuyển cấp lớp 10 môn Văn 2021 Hòa Bình được cung cấp miễn phí để các bạn tham khảo và chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân kịp thời.

Đề thi vào 10 môn Văn năm 2021 tỉnh Hòa Bình

Đề thi lên lớp 10 môn Văn trường Chuyên tỉnh Hòa Bình 2021 - Lần 1

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn trường Chuyên tỉnh Hòa Bình 2021 - Lần 2

Đáp án đề thi Văn vào 10 năm 2021 tỉnh Hòa Bình chính xác nhất

So đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hòa Bình 2021 cập nhật từ đội ngũ chuyên gia giải đề của chúng tôi (đáp án mang tính chất tham khảo).

Đáp án đề thi tuyển sinh vào 10 môn Văn năm 2021 tỉnh Hòa Bình

Câu 1:

Cách giải:

a. Thành phần trạng ngữ trong câu: “Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa” là cụm từ Một buổi tối mất điện

b. Lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích: “Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?”; “Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả cây nến cũng không có sao. Tốt nhất là không cho, vì nếu cho họ sẽ ỷ nại mất”; “Dì không có”; “Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đem sang biếu dì hai cây nến để thắp sáng ạ”. Học sinh có thể chọn một trong số các lời dẫn trực tiếp trên.

c. Học sinh trình bày theo cảm nhận của mình có giải thích.

Gợi ý:

Người phụ nữ cảm thấy xấu hổ vì sự ích kỉ, sự xấu xa khi bản thân có suy nghĩ không tích cực đối với người khác.

Người phụ nữ cũng đồng thời cảm động vì người mẹ và đứa con của gia đình nghèo bên cạnh lại dùng tình yêu thương, sự bao dung, quan tâm để đáp lại sự ích kỉ của người phụ nữ.

d. Học sinh tự nêu lên thông điệp có ý nghĩa với mình, chú ý lý giải:

Thông điệp:

Cuộc sống vẫn luôn có những điều tốt đẹp, hãy mở rộng trái tim, trao đi yêu thương. Đừng để trái tim chứa đầy sự nghi hoặc hay ích kỷ.

Câu 2:

Cách giải:

I. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của tinh thần chia sẻ khó khăn trong cuộc sống.

(Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn của mình).

II. Thân đoạn 

1. Giải thích

- Chia sẻ: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn...

=> Biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, thì chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

2. Bình luận

- Cuộc sống đầy những khó khăn vì vậy cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia

+ Sẻ chia về vật chất: giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.

+ Sẻ chia về tinh thần: ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe.

- Ý nghĩa tinh thần chia sẻ khó khăn trong cuộc sống:

+ Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

+ Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

- Phê phán bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người.

3. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

4. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức: Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời.

- Hành động: Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn…

III. Kết đoạn

- Khẳng định lại vấn đề: vai trò của ý nghĩa tinh thần chia sẻ khó khăn trong cuộc sống.

- Rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 3:

Cách giải:

1. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Hữu Thỉnh- là một nhà thơ viết nhiều và viết rất hay về con người, cuộc sống nông thôn- một nhà thơ mộc mạc nhưng vô cùng tinh tế.

- Giới thiệu vài nét về bài thơ “Sang thu”: bài thơ miêu tả những chuyển biến nhẹ nhàng của đất trời từ hạ sang thu, không chỉ có hình ảnh thiên nhiên mà còn có bóng dáng con người trước mùa thu của cuộc đời. 

2. Thân bài

a. Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về tín hiệu sang thu

- Cảm nhận tín hiệu thu về không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế

+ Hương ổi chín lan vào không gian, phả vào gió se

+ Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm

+ Từ “bỗng” diễn tả sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của nhà thơ trước những phát hiện thú vị báo thu về

+ Động từ “phả” gợi lên hương thơm của ổi chín như sánh lại, luồn vào trong gió gợi lên cho người đọc hình dung được không gian và thời gian của tiết sang thu

+ Gợi ra hình dung của hương ổi chín lan trong không gian, phả vào gió se + Chùng chình – nghệ thuật nhân hóa: sương như có ý chậm lại, quấn quýt, điều đó cũng gợi hình ảnh về bước đi của thời gian, nhẹ nhàng.

→ Bức tranh mùa thu được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa qua hình ảnh, cách nhìn, cảm nhận và cả tận hưởng: hương ổi, gió, sương,… đây là sự kết hợp của nhiều giác quan khác nhau mang qua bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng cũng đủ làm cho bạn đọc hình dung ra những đặc trưng của mùa thu và bức tranh mùa thu nơi quê nhà thanh bình như được hiện ra rõ nét hơn, đẹp đẽ hơn.

b. Những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc thu sang

- Khoảnh khắc giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” – nghệ thuật nhân hóa diễn tả sự nuối tiếc, sự lưỡng lự trước khi chuyển mùa.

- Hình ảnh dòng sông trôi thanh thản, êm dịu chính là sự lắng đọng, “dềnh dàng” đặc trưng của mùa thu

- Chim “vội vã”: nghệ thuật nhân hóa, dường như chim muông cũng cảm nhận được sự chuyển giao của mùa mới nên tìm cho mình hướng đi. 

→ Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Các hình ảnh, chi tiết đặc sắc giàu sức gợi hình tái hiện chân thật góc nhìn cũng như cảm xúc say sưa, hòa nhịp của tác giả trong khoảnh khắc thiêng liêng của đất trời. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn.

c. Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: Nắng – mưa:

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

- Các tính từ chỉ mức độ “vẫn còn”, “vơi dần” bớt từ chỉ mức độ rằng hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn

- Quan sát tinh tế, nhạy cảm của tác giả: Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi

+ Hình ảnh thực của tự nhiên sang thu sấm thưa thớt, không còn dữ dội làm lay động hàng cây nữa 

+ Nghệ thuật nhân hóa: “bớt bất ngờ” - trạng thái của con người

+ Hai câu thơ cuối: Hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ. Đó cũng là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn.

→ Tầng sâu chính là ý nghĩa triết lí nhân sinh: con người khi cứng cáp, trưởng thành sẽ không còn sợ, hay cảm thấy bất ngờ trước những thử thách, sóng gió của cuộc đời. Con người từng trải sẽ vững vàng, kiên định hơn trước những tác động bất thường từ ngoại cảnh.

* Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:

- Nội dung: Sang thu là bài thơ đẹp thể hiện những rung động tinh tế của tác giả trước khoảnh khắc chuyển mùa hạ sang thu. Qua đó nêu bật lên chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời, con người.

- Nghệ thuật: sử dụng nhiều từ láy, tính từ gợi trạng thái, hình ảnh chân thực. Nghệ thuật nhân hóa mang lại cái hồn cho bài thơ, nghệ thuật ẩn dụ tạo chiều sâu về cảm xúc và suy nghĩ.

3. Kết bài

- Khẳng định những vẻ đẹp thiên nhiên đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ và triết lí nhân sinh của tác giả.

- Nêu cảm nhận của bản thân.

Đáp án đề thi Văn vào lớp 10 trường Chuyên tỉnh Hòa Bình năm 2021 (lần 1)

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Cách giải:

a. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

b. Theo văn bản, có đam mê bạn sẽ trở thành người có động lực, thường xuyên hứng khởi và nhiệt tình.

c. Tác dụng của câu hỏi tu từ trong câu: “Nếu không phải bây giờ thì là khi nào?”:

+ Tạo điểm nhấn cho đoạn văn, tăng sức gợi hình gợi cảm.

+ Nhấn mạnh tầm quan trọng của đam mê.

+ Như một lời thúc giục con người hành động vì đam mê.

d. Học sinh có thể trình bày theo cảm nhận của mình, lý giải

Thông điệp em cho rằng có ý nghĩa nhất đó là: Sống cần phải có đam mê.

Lý giải:

Nếu sống không có đam mê thì tất cả công việc chúng ta làm chỉ mang tính chất hời hợt và vì thế thành quảmà nó mang lại cũng không khiến chúng ta cảm thấy vui vẻ, thảo mãn. Cuộc sống sẽ trở nên vô vị, nhạt nhẽo và không có mục đích.

Câu 2:

Cách giải:

I. Mở đoạn

- Giới thiệu vấn đề, có thể trích dẫn câu nói "Đuổi theo đam mê, thành công sẽ đuổi theo bạn"

II. Thân đoạn

- Giải thích:

+ "Đam mê": Là cảm giác mong muốn, khát khao có được ai đó hay làm được điều gì đó, bị hấp dẫn bởi một sự vật, sự việc. Là một quá trình trải nghiệm, khi bạn đã trải qua quá trình thực tiễn với công việc một thời gian, cảm thấy thực sự yêu thích công việc và theo đuổi công việc sở thích đó tới cùng cho dù phải chấp nhận hy sinh nhiều thứ trong cuộc sống.

=> Khẳng định: Tuổi trẻ cần có đam mê, có sự kiên trì, quyết tâm theo đuổi đam mê đó để đóng góp hữu ích cho cuộc đời.

- Tuổi trẻ cần có đam mê như thế nào để đóng góp hữu ích cho cuộc đời?

+ Đam mê học hỏi sẽ khiến chúng ta học tập trong trạng thái vui vẻ phấn khích, từ đó học tập có hiệu quả hơn. là động lực để ta học ở mọi lúc mọi nơi tiếp xúc với mọi nguồn kiến thức, từ đó mở rộng vốn hiểu biết của mình. 

+ Đam mê trong công việc.

+ Bạn có đam mê đồng nghĩa với bạn có mục tiêu cuộc đời, bạn sẽ có mục đích sống, từ đó cố gắng kiên trì theo đuổi và thành công.

- Bàn luận, mở rộng, liên hệ:

+ Kể câu chuyện về những người theo đuổi đam mê và thành công: Newton, Ê-đi-xơn.

+ Tuổi trẻ ngày nay: Học sinh, sinh viên thành công với những sáng chế khoa học.

- Phản đề: có nhiều người học trong trạng thái ép buộc, dễ cảm thấy nhàm chán, bực tức, dẫn đến mệt mỏi, hiệu quả không cao.

- Liên hệ bản thân

III. Kết đoạn

- Khái quát chung

Câu 3:

(Nội dung đang được cập nhật...)

Đáp án đề thi tuyển sinh môn ngữ văn vào lớp 10 trường Chuyên tỉnh Hòa Bình 2021 (lần 2)

Câu 1:

Cách giải:

1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tầm quan trọng trong việc xác định mục đích sống của mỗi con người.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

-    Khái quát lại nội dung của đoạn trích.

-    60 tuổi vẫn loay hoay tìm lẽ sống, nhắm mắt xuôi tay khi giấc mơ vẫn cứ dở dang: Ý nói đến những cuộc sống chưa thực sự có ý nghĩa khi đến cuối đời con người vẫn không đạt được ước mơ hay vẫn đang loay hay đi tìm lẽ sống của cuộc đời mình.

-    “Có những con người mỗi ngày là một ngày vui….một ngày mới”: Thể hiện những người có cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực. Sống có mục đích, có lý tưởng và biết cách đi theo con đường, lý tưởng của mình.

=> Mỗi con người đều có một cuộc đời riêng, không ai giống ai, điều quan trọng là cần phải biết nhiệm vụ của mình là gì, ý nghĩa cuộc đời của mình và cách thức để thực hiện những nhiệm vụ đó và làm nên ý nghĩa đó.

b. Chứng minh:

-    Mục đích sống là kim chỉ nan cho cuộc sống của mỗi người. Việc xác định mục đích sống là điều rất quan trọng đối với mỗi người.

+    Trong đời người, ai cũng có ước mơ muốn thực hiện điều mình nghĩ. Đó là mục đích mà cả đời chúng ta theo đuổi. Mục đích sống là điều không thể thiếu. Nó giúp ta có thêm nghị lực để vượt qua những gian lao thử thách của cuộc sống và có thêm niềm tin vào tương lai…

+    Cuộc đời của mỗi người là một hành trình dài. Phải đề ra cái đích cho từng giai đoạn và cho cả cuộc đời mình. Đó là động lực để bản thân chúng ta phấn đấu đạt được.

+    Con người đặc biệt là tuổi trẻ, sống cần phải có mục đích. Vì có mục đích thì ta mới có một hướng đi đúng cho cuộc đời mình.

+    Sống không có mục đích, con người không xác định được hướng đi cho cuộc đời mình, sẽ sống mà không biết mục tiêu cần hướng tới, thiếu hẳn ý nghĩa, niềm vui từ cuộc sống.

+    Sống thiếu mục đích, con người thiếu hẳn sức mạnh thôi thúc từ bên trong, không có động lực thúc đẩy ý chí, không có chí tiến thủ, khó vượt lên hoàn cảnh, dần dần con người sẽ trở nên thụ động, bạc nhược và vô dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa.

-    Xác định mục đích sống thôi chưa đủ, điều quan trọng là phải làm gì để đạt được mục đích đó.

+    Có mục đích trước mắt, có mục đích lâu dài. Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, mỗi người có mục đích sao cho phù hợp.

+    Có mục đích riêng và có mục đích chung. Vấn đề quan trọng là phải có sự hài hòa giữa hai điều này. Không vì mục đích cá nhân mà ảnh hưởng đến cái chung.

c. Bàn luận:

-    Tuổi trẻ phải xác định cho mình một mục đích sống phù hợp lí tưởng xã hội để vươn lên...

-    Trước mắt ta cần xác định động cơ, mục đích học tập cho đúng đắn. Học để nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kĩ thuật, làm chủ cuộc đời mình, đóng góp được nhiều hơn, tốt hơn cho đất nước.

-    Mục đích sống tốt đẹp là nguồn động viên ta phấn đấu vượt qua mọi trở ngại để đạt được kết quả tốt đẹp hơn, sống có ích hơn trong xã hội.

(Học sinh chú ý lấy dẫn chứng phù hợp, xác thực)

3. Kết bài:

Khái quát lại vấn đề nghị luận.

Câu 2:

Cách giải:

1. Mở bài:

-    Giới thiệu tác giả Thanh Hải, tác phẩm Mùa xuân nhỏ nhỏ.

-    Giới thiệu nhận định.

2. Thân bài:

a. Giải thích nhận định:

– Văn học là một loại hình sáng tác tái hiện những vấn đề của cuộc sống, xã hội và con người bằng ngôn từ nghệ thuật và hình tượng nghệ thuật. Văn học chính là kết quả lao động sáng tạo nghệ thuật của nhà văn trong quá trình cảm nhận và phản ánh cuộc sống, xã hội, con người. Văn học luôn đòi hỏi nhà văn phải tìm tòi, sáng tạo nhưng không được phép thoát ly khỏi đời sống và mỗi một sáng tác phải là “tấm gương phản ánh hiện thực” bằng cái tâm trong sáng của người cầm bút.

– “Văn học hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý”: “văn học” xác định được vai trò và ý nghĩa sự có mặt của mình trước cuộc đời. Nói cách khác, nhà văn hiểu rõ mục đích sáng tác của mình là gì? Vì cái gì? Có ý nghĩa như thế nào? Sử dụng ngôn ngữ và xây dựng hình tượng nghệ thuật ra sao?… Chính điều đó làm cho những giá trị của văn học được khẳng định, được đón nhận và giúp con người hướng khát vọng của mình đến “chân lý” tức là hướng khát vọng của con người đến với những điều tốt đẹp nhất của cuộc sống. Tóm lại, văn học phải hướng đến cái đích cuối cùng của “Chân – Thiện – Mĩ”.

– Phát biểu của M. Gorki muốn khẳng định rằng trong sáng tác văn học, nhà văn phải hiểu được mục đích sáng tác của mình, phải ngày càng tin tưởng hơn vào những giá trị mà mình mang lại và có khả năng khơi dậy mạnh mẽ khát vọng sống đẹp đẽ của con người thông qua tác phẩm.

– Đúng như chính M. Gorki đã nói: “Văn học là nhân học”. Có thể hiểu, văn học trước hết phải là con người, hướng về con người và đến với văn học là đến với những giá trị nhân bản đích thực thuộc về con người, giúp con người hoàn thiện mình hơn. Muốn thế, nhà văn phải hiểu mình, phải đề cao sự sáng tạo của mình và tin rằng có thể làm thay đổi con người, thay đổi thế giới bằng những tác phẩm có tính nhân văn sâu sắc.

b. Chứng minh qua tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ.

*    Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước (Khổ 1)

-    Nhà thơ vẽ ra trước mắt độc giả bức tranh thiên nhiên mùa xuân với:

+    Không gian: cao rộng của bầu trời, dài rộng của “dòng sông xanh”

+    Âm thanh: âm thanh rộn rã vui tươi của “chim chiền chiện”

+    Màu sắc: xanh của dòng sông, tím của hoa

⇒    Nghệ thuật đảo cú pháp: không gian cao rộng, màu sắc tươi sáng và âm thanh rộn ràng như thiết tha mời gọi níu giữ con người ở lại với cuộc sống, với mùa xuân xứ Huế tươi đẹp này

-    Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên:

+    Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật

+    Đưa tay ra “hứng” “giọt long lanh”: là giọt sương, cũng có thể là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ tiếng chim “hót vang trời”

⇒    Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, nói về giọt long lanh và tiếng chim thực chất là nói về những

điều tinh túy, đẹp đẽ của cuộc sống con người.

* Cảm xúc về mùa xuân của đất nước và con người (khổ 2 + 3)

-    Mùa xuân của đất nước gắn với hình ảnh người cầm súng (những người làm nhiệm vụ chiến đấu) và hình

ảnh “người ra đồng”, “lộc”- niềm hi vọng tươi sáng đang theo họ đi khắp nơi hay hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.

-    Nhịp độ khẩn trương : “Tất cả như…xôn xao” - Công cuộc xây dựng mùa xuân của đất nước diễn ra khẩn trương, sôi động.

⇒    Nghệ thuật điệp cấu trúc, từ láy…=> Nhà thơ như reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của con người làm nên mùa xuân của đất nước.

-    Nhà thơ nhắc lại về lịch sử bốn nghìn năm “vất vả và gian lao” của đất nước đầy tự hào, đồng thời tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của đất nước mai sau bằng hình ảnh so sánh đẹp mang nhiều ý nghĩa “Đất nước như vì sao…phía trước”.

*    Ước nguyện của tác giả

- Sự chuyển đổi ngôi thứ "tôi"-> "ta"

=> Nói lên quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng

-    Điệp ngữ "ta làm", nói lên sự quyết tâm, lối liệt kê :con chim, cành hoa, nốt nhạc -> Yếu tố tạo nên mùa xuân

-    Nốt nhạc trầm là biểu tượng cho sự cống hiến thầm lặng

=> Liên tưởng anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sapa", chị quét rác trong "Tiếng chổi tre"

-    Giải thích tựa bài thơ

-    Điệp ngữ "dù là"

=> Như lời nhắn nhủ giữa người đi trước và người đi sau

-    Lối hoán dụ người tóc bạc, tuổi 20 -> tuổi trẻ -> tuổi già -> Sự cống hiến không phân biệt tuổi tác, thứ bậc, giới tính, giai cấp.

*    Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế

-    Giai điệu được cất lên chính là điệu hát truyền thống của xứ Huế mộng mơ

-    “Mùa xuân ta xin hát”: không chỉ mở ra không gian nó còn mở ra niềm tự hào về lối sống nghĩa tình của cha ông.

=> Bài thơ thể hiện lòng yêu thiên nhiên, đất nước con người, sự cống hiến thầm lặng, mối quan hệ cá nhân và cộng đồng.

3. Kết bài:

-    Khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định.

-    Khái quát lại giá trị bài thơ.

Mời các bạn xem và tải về các bộ đề thi vào lớp 10 của tỉnh Hòa Bình các môn khác:

Ngoài tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2021 của Hòa Bình, các bạn còn có thể tham khảo thêm hướng dẫn giải các đề thi vào 10 môn tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… cùng các môn học khác đã được cập nhật tại chuyên trang của chúng tôi.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 tỉnh Hòa Bình có đáp án chính thức, hỗ trợ tải file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
3.2
16 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com