Logo

Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2022 Thanh Hóa có đáp án chính thức

Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2022 Tỉnh Thanh Hóa chính thức có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, chính xác từ sở giáo dục đào tạo Thanh Hóa dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo nhanh nhất, hỗ trợ file tải pdf, word miễn phí.
2.9
23 lượt đánh giá

Trọn bộ đề thi Văn vào 10 năm học 2022-2023 của các trường THPT thuộc tỉnh Thanh Hóa cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất có file tải miễn phí định dạng Word và PDF được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh lớp 9, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhanh nhất.

Đề tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2022 Thanh Hóa​​​​​​​ chính thức

Nội dung đề Văn thi vào 10 năm 2022 của Thanh Hóa đầy đủ các mã đề sẽ sớm được chúng tôi cung cấp chi tiết tại đây ngay khi có thông tin mới nhất từ sở.

Toàn bộ thông tin đề thi chuyển cấp lớp 10 môn Văn 2022 Thanh Hóa được cung cấp miễn phí để các bạn tham khảo và chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân kịp thời.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn chung 2022 tỉnh Thanh Hóa

​​​​​​​

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thủ một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai

- Con thấy chuyển đi thế nào?

- Rất tuyệt bố ạ!

- Người bố hỏi.

- Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa?

- Vâng, con thấy rồi ạ!

- Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này?

- Cậu bé trả lời:

- Chúng ta cả một con chó, họ có bốn. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao, Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng.

Cậu bé nói thêm:

- Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào? Người bố vô cùng ngạc nhiên, ông nhìn cậu con trai, mim cười đáp:

- Chúng ta không giàu có chỉ vì có nhiều tiền. Tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn, những giá trị đích thực mới khiến chúng ta thực sự giàu có con ạ!

(“Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào?”, dẫn theo http://quantrimang.com/cau-chuyen-y-nghia-ve-cuoc-song, 2018)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Theo văn bản, người bố muốn cho con trai của mình thấy điều gì khi dẫn con thăm thủ một ngôi làng?

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn văn: “Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng".

Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan điểm của người bố “Tình yêu, long trac da, giá đình, tình bạn, những giá trị đích thực mới khiến chúng ta thực sự giàu có trong văn bản không? Vì sao?

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự trải nghiệm đối với mỗi người trong cuộc sống.

Câu 2. (5 điểm)

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về vai trò của những con người lao động đời thường trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

Đề tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2022 Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa​​​​​​​ chính thức (đề chung)

Đề thi gồm 2 phần Đọc hiểu và Tạo lập văn bản, các thí sinh làm bài trong thời gian 120 phút. Mời quý thầy cô và các em xem đề thi dưới đây.

​​​​​​​

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc đoạn thơ:

tôi ước mình là một cái cây

thi thoảng có chim tới hót

con chim sâu bé bỏng nhảy nhót

chẳng cần biết thế giới ra sao

 

một cái cây xanh đến từng chiếc lá

buổi sớm tỏa dưỡng khí

ban đêm hứng ánh trăng

một cái cây lang thang

dù đứng im một chỗ

(Trích Tôi thích mình là một cái cây, Thanh Thảo, Dẫn theo Đọc một bài thơ, NXB Đại học Vinh, 2021, tr.173) 

Thực hiện các yêu cầu: 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 2. Trong khổ thơ đầu, cái cây mà tôi ước được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? 

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về những dòng thơ:

một cái cây xanh đến từng chiếc lá

buổi sớm tỏa dưỡng khí

ban đêm hứng ánh trăng

Câu 4. Nếu có một điều ước, anh/chị có ước mình là một cái cây giống như tác giả không? Vì sao? 

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) 

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của việc sống là chính mình.

Câu 2. (5,0 điểm)

Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:

- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

- Quê anh ở đâu thế? - Họa sĩ hỏi.

- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.185)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho những con người lao động thầm lặng.

Đề tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2022 Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa​​​​​​​ chính thức (đề chuyên)

Đề thi gồm 2 phần Đọc hiểu và Tạo lập văn bản, các thí sinh làm bài trong thời gian 150 phút. Mời quý thầy cô và các em xem đề thi dưới đây.

​​​​​​​

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc đoạn trích:

Ngày xửa ngày xưa, trong một ngôi làng nọ, có một nơi được mọi người gọi là Ngôi nhà gương. Khắp ngôi nhà được lắp đặt hàng nghìn tấm gương. Một chú chó nhỏ hạnh phúc khi biết về nơi này đã quyết định ghé thăm một lần. Đến nơi, chú ta ung dung bước lên từng bậc thang trên lối đi dẫn vào ngôi nhà, Chú ta nhìn xung quanh với đội tai vểnh cao và chiếc đuôi ngoe nguẩy. Rất ngạc nhiên, chú chó nhỏ trông thấy những người bạn chó khác đang vẫy đuôi mừng rỡ như mình, Chú ta nở một nụ cười thân thiện và nhận được nhiều nụ cười thân thiện, ấm áp từ những người bạn vô hình kia. Khi rời khỏi ngôi nhà, chú chó nghĩ: “Đây thật là một nơi tuyệt vời! Mình sẽ thường xuyên lui tới nơi này”.

Cũng trong ngôi làng đó, có một chú chó khác, không hạnh phúc và vui vẻ như chú chó kia. Chú ta cũng quyết định ghé thăm Ngôi nhà gương. Chú chó lẽ từng bước chân nặng nề vào ngôi nhà, cúi đầu xuống thấp khi bước vào cửa. Khi trông thấy những con chó xung quanh đang trừng mắt nhìn mình, chú ta gầm gừ và cũng nhận lại những tiếng gầm gừ như thế. Bước ra khỏi ngôi nhà, chú chó nghĩ: “Nơi này thật tệ, mình sẽ chẳng bao giờ đến đây một lần nào nữa”.

Mỗi người trên thế giới này chính là những tấm gương trong Ngôi nhà gương ấy. Khi bạn nắm giữ được hạnh phúc đích thực, thế giới sẽ phản ánh niềm hạnh phúc đó trở lại chính bạn.

(Theo Khi mọi điểm tựa đều mất, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2018) 

Thực hiện các yêu cầu: 

Câu 1. Theo đoạn trích, chú chó hạnh phúc và chú chó không hạnh phúc trông thấy điều gì khi ghé thăm Ngôi nhà gương? 

Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu văn: Khi bạn nắm giữ được hạnh phúc đích thực, thế giới sẽ phản ánh niềm hạnh phúc đó trở lại chính bạn?

Câu 3. Hình ảnh Ngôi nhà gương trong đoạn trích mang ý nghĩa gì?

Câu 4. Từ suy nghĩ của hai chú chó về Ngôi nhà gương được thể hiện trong đoạn trích, anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân?

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Sau một cuộc đồng hành với những người trẻ tuổi bị tổn thương tâm hồn và mất tuổi thơ, tác giả Đặng Hoàng Giang viết: Tâm hồn ta cần lòng trắc ẩn với chính mình như cơ thể cần vitamin. 

(Đặng Hoàng Giang, Tim mình trong thế giới hậu tuổi thơ, NXB Hội nhà văn, 2020, tr.389)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về điều bản thân cần làm để nuôi dưỡng lòng trắc ẩn với chính mình. 

Câu 2. (5,0 điểm)

Nhà phê bình Chu Văn Sơn từng chia sẻ: Thơ không chỉ là sự giải tỏa những bức xúc cá nhân. Thơ còn là niềm thiết tha với những giá trị nhân văn chân chính. (Chu Văn Sơn, Đa mang một cõi lòng không yên định, NXB Hội nhà văn, 2021, tr.111)

Từ cảm nhận về bài thơ Nói với con (Y Phương, Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021), anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

Đáp án đề thi Văn vào 10 năm 2022 tỉnh Thanh Hóa chính xác nhất

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Tỉnh Thanh Hóa năm 2022 được chúng tôi cập nhật chính thức từ sở GD&ĐT Thanh Hóa ngay khi có thông tin mới nhất.

Đáp án chính thức đề thi vào 10 môn Văn năm 2022 Thanh Hóa

Chúng tôi xin gửi đến quý thầy cô và các em đáp án chính thức môn Văn chung thi vào 10 Thanh Hóa được Sở GD&ĐT Thanh Hóa công bố.

​​​​​​​

​​​​​​​

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2022 THPT Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa​​​​​​​ (đề chung)

So đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn trường THPT Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa 2022 được cập nhật từ đội ngũ chuyên gia giải đề để các bạn theo dõi. 
Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo

Ngoài tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2022 của Thanh Hóa, các bạn còn có thể tham khảo thêm hướng dẫn giải các đề thi vào 10 môn tiếng Anh, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… cùng các môn học khác đã được cập nhật tại chuyên trang của chúng tôi.

Mời các bạn đón xem bộ đề thi vào lớp 10 của tỉnh Thanh Hóa các môn khác:

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2022 Thanh Hóa (Có đáp án) file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
2.9
23 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com