Logo

Giải Tiếng Việt VNEN lớp 5 Tập 1 Bài 22B: Một dải biên cương

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 VNEN Bài 22B: Một dải biên cương Tập 1 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 22B: Một dải biên cương được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.

Hoạt động cơ bản - Bài 22B Tiếng Việt VNEN lớp 5

1. Quan sát các tâm ảnh dưới đây và cho biết em có cảm nhận gì về cảnh vật và những con người trong ảnh

Lời giải chi tiết:

Quan sát các bức tranh trên em thấy:

· Cảnh vật và thiên nhiên ở đây đẹp như một bức tranh, vừa hoang sơ nhưng không kém phần hùng vĩ.

· Con người chân chất, hồn nhiên và cần cù lao động

2-3-4: Đọc, giải nghĩa và luyện đọc

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

(1) Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế xa xôi, hiểm trở của Cao Bằng?

(2) Tác giả sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào ở khổ thơ 2 và 3 để nói lên:

- Lòng mến khách của người Cao Bằng?

- Sự đôn hậu của người Cao Bằng?

(3) Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng.

(4) Qua khổ thơ cuối bài, tác giả muốn nói điều gì? Chọn ý đúng để trả lời:

a. Cao Bằng có vị trí rất quan trọng, người Cao Bằng đã vì cả nước mà giữ vững biên cương.

b. Khó đo được chiều cao của núi non Cao Bằng, không đo hết được tình yêu đất nước của người Cao Bằng.

c. Tình yêu nước của người Cao Bàng thầm lặng mà trong trẻo như suối sâu.

Lời giải chi tiết:

(1) Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng là: sau khi…lại vượt… lại vượt.....

=> Qua đó nói lên địa thế hiểm trở với nhiều đèo cao của Cao Bằng.

(2) Những từ ngữ, hình ảnh ở khổ 2 và 3 nói lên:

- Lòng mến khách của người Cao Bằng: Mận ngọt đón môi ta dịu dàng

- Sự đôn hậu của người Cao Bằng: chị rất thương, em rất thảo, ông lành như hạt gạo, bà hiền như suối trong.

(3)

Những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng:

- Núi non dù cao đến đâu cũng không thể so sánh với lòng yêu nước, sâu sắc của người Cao Bằng.

- Tình yêu đát nước của người dân Cao Bằng đã dâng trọn, dâng đến tận tầm cao Tổ quốc, tình yêu ấy trong suốt, sâu sắc như suối khuất rì rào

=> Qua đó tác giả muốn ca ngợi tình yêu của người dân Cao Bằng dành cho Tổ quốc.

(4) Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói:

Đáp án: a. Cao Bằng có vị trí rất quan trọng, người Cao Bằng đã vì cả nước mà giữ vững biên cương.

Hoạt động thực hành - Bài 22B Tiếng Việt 5 VNEN

1. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4, trả lời các câu hỏi sau:

- Thế nào là kể chuyện?

- Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?

- Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào?

Lời giải chi tiết:

a. Kể chuyện là kể một chuỗi sự việc có đầu, cuối; liên quan đến một hay một số nhân vật Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa.

b. Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt:

- Hành động của nhân vật .

- Lời nói, ý nghĩ của nhân vật .

- Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu .

c. Bài văn kể chuyện có cấu tạo 3 phần:

- Mở đầu: Mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Thân bài: Diễn biến của câu chuyện.

- Kết thúc: Kết bài không mở rộng hoặc mở rộng.

2. Đọc câu chuyện "Ai nhanh nhất?" trang 46 sgk

b. Chọn ý đúng nhất để trả lời câu hỏi:

b1. Câu chuyện trên có mấy nhân vật?

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

b2. Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?

A. Lời nói

B. Hành động

C. Cả lời nói và hành động

b3. Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?

A. Khen ngợi Sóc thông minh và có tài trồng cây, gieo hạt.

B. Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc

C. Khuyên người ta tiết kiệm.

Lời giải chi tiết:

b1. Câu chuyện trên có mấy nhân vật?

=>Đáp án: C. Bốn

b2. Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?

=>Đáp án: C. Cả lời nói và hành động

b3. Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?

=>Đáp án: B. Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc

3 -4: Đọc lời giới thiệu sau và nghe thầy cô kể chuyện ông Nguyễn Khoa Đăng

5. Dựa theo lời kể của thầy cô và các tranh vẽ dưới đây, tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện ông Nguyễn Khoa Đăng?

Lời giải chi tiết:

- Tranh 1: Một hôm, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Mãi bán nên bị trộm lấy mất tiền. Anh hàng dầu nhớ hồi nãy có người mù quanh quẩn, anh đoán là hắn ấy. Hai bên xô xát, lính bắt giải lên quan.

- Tranh 2: Quan đã giải quyết: Quan sai người múc một chậu nước bỏ số tiền vào, một lát sau thấy trên mặt nước có váng dầu. Người mù hết đường chối cãi đành nhận lỗi.

- Tranh 3: Hồi ấy có bọn cướp chuyên đón đường cướp của. Để bắt bọn cướp, ông sai làm một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, có khóa bên trong. Ông tuyển một số võ sĩ, đem theo vũ khí ngồi trong hòm rồi phao tin có quan ở Bắc về cùng những hòm của quý.

- Tranh 4: Bọn cướp được hí hửng mang hòm về sào huyệt nhưng vừa đặt xuống, các võ sĩ đã xông ra bắt bọn cướp và đưa đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập ra những đồn điền lớn. Sau đó ông đưa dân làng đến ở dọc hai bên đường khiến vùng rừng núi xưa vắng vẻ nay trở thành những xóm làng đông đúc, bình yên.

6. Nói về sự thông minh, tài trí của ông Nguyễn Khoa Đăng:

- Trong cách tìm ra kẻ ăn cắp tiền của anh bán dầu.

- Trong phán đoán đúng đắn, lột được mặt nạ của kẻ giả mù.

- Trong mưu kế tố chức bắt bọn cướp, trong ngoài phối hợp, rất bất ngờ.

- Trong việc sử dụng sức người để khai khẩn đất hoang vùng biên giới.

Lời giải chi tiết:

Trong cách tìm ra kẻ ăn cắp tiền của anh bán dầu.

Ông lấy tiền của kẻ mù bỏ vào nước thì có váng dầu nổi lên; chứng tỏ đồng tiền ấy là của anh bán dầu.

Trong phán đoán đúng đắn, lột được mặt nạ của kẻ giả mù.

Ông phán đoán đúng đắn khi xác định chỉ có kẻ sáng mới biết chỗ anh bán dầu đế tiền mà lấy. Và lột mặt nạ của kẻ giả mù.

Trong mưu kế tố chức bắt bọn cướp, trong ngoài phối hợp, rất bất ngờ

Ông khéo léo sắp xếp binh lính núp trong hòm gỗ kín đế bọn cướp khiêng về tận sào huyệt. Rồi bất thình lình xông ra từ trong sào huyệt, phối hợp cùng phục binh của triều đình từ bên ngoài tóm gọn bọn cướp.

Trong việc sử dụng sức người để khai khẩn đất hoang vùng biên giới.

Ông đã sử dụng nguồn lực của bọn cướp để khai khẩn đất hoang vùng biên giới, vừa tạo việc làm để bọn cướp hoàn lương vừa phát triển vùng rừng núi thành những xóm làng sầm uất.

Hoạt động ứng dụng - Bài 22B Tiếng Việt 5 VNEN

Sưu tầm một câu chuyện cảm động về tình bạn hoặc một truyện em yêu thích

Vào một ngày nóng nực, sư tử mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn, nó nằm ngủ dưới một tán cây. Một chú chuột nhắt đi ngang qua, thấy sư tử ngủ say liền nhảy múa đùa nghịch trên lưng sư tử.

Sư tử thức giấc, giận dữ vì bị đánh thức, nó túm lấy chuột nhắt mắng.

"Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tế rừng xanh? Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta".

Chuột nhắt sợ hãi van xin "xin ngài tha cho tôi, tôi sẽ không bao giờ quên ơn và tôi sẽ trả ơn ngài vào một ngày nào đó".

Sư tử thấy rất buồn cười với lời nói của chuột nhắt, nhưng nó cũng thấy tội nghiệp và thả cho chuột nhắt đi.

Chuột nhắt mừng quá vội vã chạy đi.

Vài tháng sau, khi đang săn mồi trong rừng, sư tử vướng vào lưới của thợ săn và nó không thể nào thoát được. Sư tử gầm lên kêu cứu "Cứu với, cứu với", vang động khắp khu rừng.

Chuột nhắt được sư tử tha mạng lần trước, nghe thấy tiếng sư tử gầm, nó vội chạy đến xem sao. Thấy sư tử mắc trong lưới, nó bảo "ông đừng lo, tôi sẽ giúp". Chuột lấy hết sức gặm đứt các dây lưới để sư tử chạy thoát. Sư tử mới thấy rằng làm điều tốt cho người khác sẽ luôn được nhớ công ơn.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 22B: Một dải biên cương Tiếng Việt lớp 5 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com