Hướng dẫn giải bài tập Toán lớp 6 VNEN Bài 11: Thứ tự thực hiện các phép tính chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập. Mời các em tham khảo tại đây.
Câu 1 (trang 37 Toán 6 VNEN Tập 1): Thực hiện lần lượt các hoạt động sau
a) Đọc kĩ đoạn sau
Sgk trang 37 Toán 6 VNEN Tập 1
b) Viết tiếp vào chỗ chấm (...) một cách thích hợp:
- Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ ( hoặc chỉ có các phép tính nhân, chia) thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự ...
Ví dụ : 60 + 20 - 5 =
49 : 7 x 5 =
- Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự ...
Ví dụ : 60 +35 : 5 =
86 - 10 x 4 =
- Khi tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc () thì trước tiên ta thực hiện ...
Ví dụ: (30 + 5) :5 =
3 x (20-10) =
Trả lời:
- Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ ( hoặc chỉ có các phép tính nhân, chia) thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải
Ví dụ : 60 + 20 - 5 =35
49 : 7 x 5 = 35
- Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự nhân chia trước;cộng trừ sau.
Ví dụ : 60 +35 : 5 = 67
86 - 10 x 4 = 46
- Khi tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc () thì trước tiên ta thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau
Ví dụ: (30 + 5) :5 = 7
3 x (20-10) = 30
c) Trả lời câu hỏi
-Nếu trong biểu thức có cả phép tính nâng lên lũy thừa, ví dụ 4.32−5.6 , thì khi tính giá trị của biểu thức, ta thực hiện các phép tính theo thứ tự nào?
- Nếu trong biểu thức có cả dấu ngoặc tròn, dâu ngoặc vuông và dâu ngoặc nhọn , ví dụ 80 : {[(11-2)x2]+2} , thì khi tính gias trị của biểu thức , ta thực hiện các phép tính theo thứ tự nào?
Trả lời:
-Nếu trong biểu thức có cả phép tính nâng lên lũy thừa, thì khi tính giá trị của biểu thức, ta thực hiện các phép tính theo thứ tự lũy thừa trước rồi thực hiện các phép tính sau.
- Nếu trong biểu thức có cả dấu ngoặc tròn, dấu ngoặc vuông và dấu ngoặc nhọn , thì khi tính giá trị của biểu thức , ta thực hiện các phép tính theo thứ tự trong ngoặc tròn trước sau đó đến ngoặc vuông và cuối cùng là ngoặc nhọn.
Câu 1 (trang 38,39 Toán 6 VNEN Tập 1): Đọc kĩ nội dung sau
Sgk trang 38, 39 Toán 6 VNEN Tập 1
Thực hiện các phép tính
a. 225 - 150 + 125 - 175
b. 24. 6 : 9
c. 2.16 - 84 :7
d. 3.42 - 7.2
Trả lời:
a. 225 - 150 + 125 - 175 = 25
b. 24. 6 : 9 = 16
c. 2.16 - 84 :7 = 20
d. 3.42 - 7.2 =34
Thực hiện phép tính:
a. 134 - [(89 + 11) - 56]
b. 68 + [73 - (121- 80)]
Trả lời:
a. 134 - [(89 + 11) - 56] = 134 - (100 - 56) = 134 - 44 = 90
b. 68 + [73 - (121- 80)] = 68 + (73 - 41 ) = 68 +32 = 100
Câu 2 (trang 39 Toán 6 VNEN Tập 1): Tính
a. 62:4.3+2.52
b. 2.(5.42-18)
c. 80 : {[(11 - 2) x 2] + 2}
Trả lời:
a. 62:4.3+2.52= 36:4.3+2.25=9.3+2.25=27+50 = 77
b. 2.(5.42-18) = 2.(5.16−18)=2.(80−18)=2.62=124
c. 80 : {[(11 - 2) x 2] + 2} = 80 : [(9 x 2) + 2] = 80 : (18 + 2) = 80 : 20 = 4
Câu 3 (trang 39 Toán 6 VNEN Tập 1): Lựa chọn các dấu ngoặc rồi đặt vào vị trí thích hợp để được kết quả tính đúng :
3. 10 - 8 : 2 + 4 = 7
Trả lời:
3. (10 - 8) : 2 + 4 = 7
Câu 1 (trang 39 Toán 6 VNEN Tập 1): Tính
a. 5.42-18:32
b. 33.18-33.12
c. 39. 213 + 87. 39
d. 80−[130 – (12-4)2]
Trả lời:
a. 5.42-18:32=5.16−18:9=80−2=78
b. 33.18-33.12=27.18−27.12=27.(18−12)=27.6=162
c. 39. 213 + 87. 39=39. (213 + 87) = 39. 300 = 11700
d. 80−[130 – (12-4)2]= 80−(130−82)=80−(130−64)=80−66 = 14
Câu 2 (trang 39 Toán 6 VNEN Tập 1): Tính giá trị biểu thức
a. {[(16 + 4) : 4] - 2}. 6
b. 60 : {[(12 - 3). 2] +2}
Trả lời:
a. {[(16 + 4) : 4] - 2}. 6 = [( 20 : 4) - 2]]. 6 = (5 - 2). 6 = 3. 6 = 18
b. 60 : {[(12 - 3). 2] +2} = 60 : [(9. 2) + 2] = 60 : (18 + 2) = 60 : 20 = 3
Câu 3 (trang 39 Toán 6 VNEN Tập 1): Tìm số tự nhiên x , biết
a. 541+(218 − x)=735
b. 5.(x+35)=515
c. 96 − 3.(x+1)=42
d.12x−33=32.33
Trả lời:
a. 541+(218−x)=735
218−x=735−541
218−x=194
x=194−218
x=−24
b. 5.(x+35)=515
x+35=515:5
x+35=103
x=103−35
x=68
c. 96−3.(x+1)=42
3.(x+1)=96−42
3.(x+1)=54
x+1=54:3
x+1=18
x=18−1
x=17
d.12x−33=32.33
12x−33=35
12x−33=243
12x=243+33
12x=276
x=276:12
x=23
Câu 1 (trang 40 Toán 6 VNEN Tập 1): Em có biết:
Chọn ra một chữ số trong các chữ số từ 2 đến 9 rồi viết chữ số đó liên tiếp 6 lần để được một số có 6 chữ số. Ví dụ nếu chọn chữ số 4 thì số có sáu chữ số được viết là 444 444. Chia số có 6 chữ số đó cho 33, sau đó chia tiếp cho 37, cuối cùng chia cho 91. Hỏi két quả là số nào?
Thực hiện tương tự như trên với số có 6 chữ số khác. Em hãy nêu nhận xét về kết quả có được và giải thích vì sao.
Trả lời:
Ta có số: 444444
444444 : 33 = 13468
13468 : 37 = 364
364 : 91 = 4
Tương tự ta chọn chữ số 7 và ta có số 777777
777777 : 33 = 23569
23569 : 37 = 637
637 : 91 = 7
Ta có nhận xét: khi chia số đó cho 33 sau đó chia cho 37 và cuối cùng là 91 thì ta được chữ số ban đầu ta đã chọn.
Câu 2 (trang 40 Toán 6 VNEN Tập 1): Lựa chọn các dấu ngoặc ( nếu cần) rồi đặt vào vị trí thích hợp để được kết quả đúng:
a. 6 + 2 x 4 - 3 x 2 = 10
b. 6 + 2 x 4 - 3 x 2 = 26
c. 6 + 2 x 4 - 3 x 2 = 16
d. 6 + 2 x 4 - 3 x 2 = 8
Trả lời:
a. 6 + 2 x (4 - 3) x 2 = 10
b. (6 + 2) x 4 - 3 x 2 = 26
c. 6 + ( 2 x 4 - 3) x 2 = 16
d. 6 + 2 x 4 - 3 x 2 = 8
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Toán lớp 6 sách VNEN Tập 1 Bài 11: Thứ tự thực hiện các phép tính file PDF hoàn toàn miễn phí.