Trong dân gian Việt Nam lưu truyền câu ca dao, tuc ngữ về giỗ tổ Hùng Vương 10/3 mà ai cũng biết đến là:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
Đến hẹn lại lên cứ vào ngày mùng 10 tháng 3 (10/3) âm lịch hàng năm là người dân Việt Nam lại nô nức hành hương về vùng đất tổ thuộc Phú Thọ để dâng hương tưởng nhớ các vị vua Hùng đã có công dựng nước và tham gia lễ hội đền Hùng nổi tiếng.
Vậy giỗ tổ hùng vương là giỗ ai? Tại sao lấy ngày 10/3 là ngày giỗ tổ? Và còn bao nhiêu ngày nữa đến giỗ tổ hùng vương? Mời các bạn cùng tìm hiểu lời giải đáp đầy đủ ở nội dung dưới đây.
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương có tên tiếng Anh là Hung Kings Commemoration, hay Hung Kings' Commemoration Day, phiên âm Kings: /kɪŋz/, Commemoration: /kəmeməˈreɪʃn/, Day: /deɪ/.
Lễ hội Đền Hùng trong tiếng Anh là Hung Kings' Temple Festival, phiên âm Temple: /ˈtempl/, Festival: /ˈfestəvl/.
Giỗ tổ Hùng vương tiếng Nhật là: フンブオン王の命日(めいにち)
Theo Ngọc phả Hùng Vương chép thời Hồng Đức hậu Lê thì từ thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền, ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công lao của Đấng Thánh Tổ xưa.
Ngày giỗ Hùng Vương đã được các triều đại phong kiến công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam. Đinh Bộ Lĩnh còn chọn ngày giỗ tổ Hùng Vương để lên ngôi Hoàng đế.Từ thời xưa, các triều đại quân chủ và phong kiến Việt Nam đã quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch; đổi lại dân địa phương được triều đình miễn cho những khoản thuế ruộng cùng sưu dịch và sung vào lính.
Ý nghĩa của ngày giỗ tổ hùng vương là nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc
Lễ hội đền Hùng chính diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng.
Các nghi lễ trong ngày giỗ tổ hùng vương bao gồm những gì? Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội:
Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu, nhiều màu sắc của rất nhiều cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương.
Lễ dâng hương: Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Theo quan niệm của người Việt, mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.
Phần hội có nhiều trò chơi dân gian. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.
Tham khảo thêm Văn mẫu Thuyết minh về Đền Hùng lớp 8 hay nhất
Bộ Văn hóa hướng dẫn nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng Trong Công văn số 796/HD-BVHTTDL ngày 18/3/2009) ghi rõ Lễ phẩm gồm:
- Bánh dày 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng)
- Bánh chưng 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng)
- Hương hoa, nước, trầu, cau, rượu và ngũ quả.
>>> Link tải miễn phí bài văn khấn giỗ Tổ:
Ngày 10/3 Âm lịch năm nay (năm 2022) rơi vào ngày chủ nhật (10/4/2022). Do vậy, người lao động sẽ được nghỉ bù thêm một ngày nữa vào thứ Hai của tuần kế tiếp, tức ngày 11/4/2021. Vậy dịp lễ Giỗ tổ 10/3, người lao động sẽ được nghỉ hai ngày (02) ngày, khác với năm 2021, chỉ được nghỉ một ngày duy nhất.
Dưới đây là một số mẫu thông báo nghỉ dỗ tổ hùng vương dành cho các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp hay các công ty, xí nghiệp hoặc các cửa hàng gửi đến nhân viên và khách hàng của mình. Mời các bạn tham khảo và tải về dùng ngay hoàn toàn miễn phí
>>> Link tải miễn phí mẫu thông báo nghỉ giỗ tổ vua Hùng chung nhất:
>>> Link tải miễn phí mẫu thông báo nghỉ giỗ tổ Hùng vương cho công ty:
>>> Link tải miễn phí mẫu thông báo nghỉ giỗ tổ 10/3 cho khách hàng:
Trường hợp, cán bộ, công chức, VC, NLĐ đi làm vào ngày lễ thì được trả lương theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
……….
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Trên đây là nội dung giới thiệu nguồn gốc lịch sử, ý nghĩa của ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương 10 tháng 3 hàng năm cũng như cập nhật lịch nghỉ lễ chính thức của Bộ Lao động thương binh và xã hội dành cho cán bộ công nhân viên chức và người lao động trên cả nước.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về các ngày lễ tết khác của Việt Nam và thế giới đã được đăng tải tại chuyên trang của chúng tôi.