Ngày quốc tế phụ nữ 8/3 là dịp mà cả thế giới tôn vinh vẻ đẹp của một nửa thế giới. Tuy vậy, các bạn hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này chưa? Bài viết này, chúng tôi tổng hợp những thông tin về nguồn gốc lịch sử, ý nghĩa của ngày 8 tháng 3 để các bạn đọc hiểu rõ hơn về ngày lễ đặc biệt này.
Các bạn đang thắc mắc mùng 8/3 là ngày gì? Nguồn gốc ngày này có từ bao giờ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngày lễ này trong bài viết dưới đây. Mời các bạn đọc tham khảo.
Là ngày quốc tế Phụ nữ, hay còn gọi là ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình quốc tế.
Ngày 8/3/2023 rơi vào thứ Tư trong tuần
Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản phát triển, nhất là ở nước Mỹ. Nền kỹ nghệ phát triển, thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp. Bọn tư bản lợi dụng sức lực của phụ nữ, trẻ em, trả lương rẻ mạt làm cho đời sống của phụ nữ và trẻ em cực khổ, điêu đứng. Căm phẫn trước sự áp bức tàn bạo đó, ngày 8/3/1899, tại hai thành phố Chicago và New-York đã nổ ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nữ công nhân ngành dệt may, đòi tăng lương, giảm giờ làm.
Mặc dù bị thẳng tay đàn áp, đuổi ra khỏi nhà máy nhưng chị em vẫn đoàn kết, bền bỉ đấu tranh, buộc bọn tư sản phải nhượng bộ. Thắng lợi đó đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của phụ nữ lao động Mỹ. Khoảng 50 năm sau, đến ngày 28/2/1909, lần đầu tiên phụ nữ khắp nơi trên nước Mỹ đã tổ chức "Ngày phụ nữ" mít tinh, biểu tình rầm rộ đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28/2/1909.
Những cuộc đấu tranh đó của nữ công nhân Mỹ đã có tiếng vang lớn, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh của nữ lao động trên toàn thế giới. Trong phong trào đấu tranh lúc bấy giờ, đã xuất hiện 3 nữ chiến sĩ cách mạng lỗi lạc là bà Clara Zetkin (người Ðức) và bà Rô-da-luya-Xăm-Bua (người Ba Lan) và bà Nadezhda Krupskaya (vợ Lê-nin) vận động thành lập Ban Thư ký quốc tế phụ nữ để lãnh đạo phong trào.
Trước sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng của phong trào phụ nữ trên thế giới. Ngày 26 và 27 tháng 8 năm 1910, đại hội lần thứ 2 của những người phụ nữ thế giới đã được triệu tập ở Copenhagen (thủ đô Ðan Mạch), đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày Quốc tế Phụ nữ với mục đích đấu tranh đòi các quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.
Lịch sử ngày 8-3 bắt đầu từ phong trào của nữ công nhân ngành dệt may nước Mỹ
Ngày 8/3 ra đời như một lời biết ơn và tôn vinh những cống hiến và hy sinh của những người phụ nữ. Cùng theo dõi dòng chảy lịch sử trong quá trình đòi lại quyền tự chủ của chị em phụ nữ trên toàn thế giới qua infographic dưới đây nhé!
[Infographic] Lịch sử ngày quốc tế phụ nữ 8/3
Lịch sử ngày mùng 8 tháng 3 bắt đầu từ phong trào của nữ công nhân ngành dệt nước Mỹ vào cuối thế kỳ XIX. Ngày 8/3/1857, các công nhân ngành dệt đứng dậy chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại thành phố New York. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.
Khoảng 50 năm sau, ngày 8/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York đòi tăng lương, giảm giờ làm việc và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28/2/1909.
Tuy nhiên, đến ngày 8/3/1910, tại Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ 2 (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch Hội nghị là bà Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã quyết định chọn ngày 8/3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: “Ngày làm việc 8 giờ”, “Việc làm ngang nhau”, “Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”.
Từ đó, ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.
Ở nước ta, vào ngày 8/3 còn là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi, giang sơn đất Việt.
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của các Lạc hầu, Lạc tướng, của những người yêu nước ở khắp các thị quận và đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa.
Được sự ủng hộ đông đảo của các lực lượng, cuộc Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã lan rộng khắp nơi. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà Trưng, cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi, đập tan chính quyền đô hộ, buộc tướng Tô Định phải cải trang, cắt tóc, cạo râu trốn về nước.
Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Bà Trưng Trắc được các tướng lĩnh và nhân dân suy tôn làm vua. Bà lên ngôi và lấy niên hiệu là Trưng Nữ Vương; đóng đô ở Mê Linh (huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay).
Năm 42, nhà Hán lại kéo quân sang xâm lược nước ta. Hai Bà lại một lần nữa ra quân, phất cờ khởi nghĩa, bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, do chênh lệch thế lực với địch quá lớn nên cuộc khởi nghĩa chỉ kéo dài 2 năm. Hai Bà đã hy sinh anh dũng để bảo vệ dân tộc.
Thắng lợi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà trưng được đánh giá là một bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, cuộc khởi nghĩa cũng là một minh chứng cho sức mạnh của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử nhân loại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ý nghĩa ngày mùng 8 tháng 3
Dưới đây là một số mẫu cắm hoa chủ đề 8/3 đẹp, ý nghĩa bạn có thể tham khảo, áp dụng vào bài thi của mình.
Cách cắm hoa 8/3 ý nghĩa
Các mẫu cắm hoa đẹp ngày 8/3
Cắm hoa theo chủ đề 8/3
Các mẫu cắm hoa đẹp cho ngày 8/3
Cắm hoa 8/3 đơn giản
Ngoài hoa và quà, các em học sinh có thể gửi tặng người mẹ, người cô của mình những bức tranh đáng yêu chủ đề ngày 8/3. Tin rằng mẹ và cô sẽ rất vui khi nhận được món quà ý nghĩa này đó.
Vẽ tranh tặng mẹ ngày 8/3
Mẫu vẽ tranh 8/3 tặng mẹ đẹp, ý nghĩa
Vẽ tranh tặng cô ngày 8/3
Vẽ tranh chủ đề 8/3 tặng cô siêu đẹp
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp trong ngày quốc tế phụ nữ 8 tháng 3.
Ngày quốc tế Phụ nữ trong tiếng Anh là International Women's Day.
Ngày quốc tế Phụ nữ tiếng Trung là 国际妇女节 /Guójì fùnǚ jié/.
Ngày này được Liên Hiệp Quốc thành lập vào năm 1977.
Hội nghị đã quyết định chọn ngày 8-3 làm ngày quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: "Ngày làm việc 8 giờ", "Việc làm ngang nhau", "Bảo vệ bà mẹ và trẻ em".
Nữ Vương đầu tiên và cũng là duy nhất của Việt Nam là Trưng Nữ Vương, húy là Trưng Trắc;
Vương là vua của 1 nước nhỏ, dạng như chư hầu, còn đế thì có thể hiểu đơn giản là vua của 1 đế chế/đế quốc. Thời Hai Bà Trưng chỉ xưng Vương do chưa thể ngang hàng với Hoàng đế nhà Hán.
Lý Chiêu Hoàng là hoàng đế nữ duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam và cũng là vua cuối cùng của triều đại nhà Lý.
Ngày Quốc tế Phụ nữ hay còn gọi là Ngày Liên Hợp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được tổ chức vào ngày 8 tháng 3 hằng năm.
Đinh Thị Vân là một Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà là một tình báo viên nổi tiếng trong Chiến tranh Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Theo đó, cơ quan quan trọng nhất của phụ nữ là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Nguyễn Thị Minh Khai là một nữ chiến sĩ cộng sản tiền bối trên quê hương Xô viết, người đã làm rạng danh truyền thống cách mạng của phụ nữ Việt Nam. Cô sinh năm 1910 tại Vinh (Nghệ An), năm 1927 gia nhập Tân Việt cách mạng Đảng.
Những người từng biết đến thiếu tướng Nguyễn Thị Định, hay còn được gọi với cái tên trìu mến là “bà ba Định” đều cho rằng, bà thật xứng đáng với 8 chữ vàng mà Bác Hồ trao tặng phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Phó Tư lệnh giải phóng miền Nam là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho dân tộc ta”.
Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930 tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Bà là Trung tá quân đội nhân dân Việt Nam và Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp, bà đã xây dựng và chỉ huy đội nữ du kích Tán Thuật (Thái Bình). Hoạt động hiệu quả, táo bạo dũng cảm, nổi tiếng với chiến tích “tay không bắt giặc”, bà được tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương chiến công.
Chị Võ Thị Sáu (1933-1952) xứng đáng với danh hiệu này. Ngay từ năm 15 tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Tháng 5/1950, bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, giặc đày chị ra Côn Đảo và hành quyết. Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
Võ Thị Thắng trước 1975 là sinh viên Sài Gòn, tham gia đấu tranh biểu tình chống chính quyền bị bắt và bị kết án 20 năm tù. Khi bị kết án Võ Thị Thắng có nói một câu được cho là rất nổi tiếng đó là “…tôi chỉ sợ chính quyền của các ông không tồn tại nổi đến khi tôi mãn hạn tù”. Khi Võ Thị Thắng bị dẫn giải về nhà lao, có nhà báo đã chụp được bức ảnh Võ Thị Thắng mỉm cười đứng giữa hai lính dẫn giải.
Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ (sinh 1904, mất hồi 01 giờ 40 phút sáng ngày 10 tháng 12 năm 2010 tại thôn Thanh Quýt 2, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) có chồng, 9 con trai, 1 con rể và 2 cháu ngoại là liệt sĩ, là người mẹ có nhiều con cháu hy sinh nhất trong cả hai cuộc chiến tranh
Tham khảo:
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu rõ hơn về sự kiện truyền thống, ý nghĩa lịch sử của ngày quốc tế Phụ nữ 8/3.