Logo

Top bài thuyết trình về LGBT hay và ý nghĩa nhất

Tổng hợp những bài thuyết trình về cộng đồng LGBT hay và ý nghĩa nhất, đây là những lời chia sẻ vốn kiến thức về LGBT giúp nâng cao nhận thức của xã hội về cộng đồng này. Hãy chấp nhận và trao yêu thương đến những con người đang nỗ lực để là chính mình.
2.3
81 lượt đánh giá

Xin giới thiệu đến các bạn những mẫu bài thuyết trình về cộng đồng LGBT hay và ý nghĩa được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp chi tiết dưới đây.

Tổng hợp 6 bài thuyết trình về cộng đồng LGBT hay và ý nghĩa nhất

Dưới đây gồm 6 mẫu bài viết chia sẻ những hiểu biết về cộng đồng LGBT, mỗi chúng ta sinh đều là những cá thể riêng biệt, xứng đáng được yêu thương và trân trọng. Hy vọng những bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu và cảm thông hơn với sự khác biệt của họ.

Mẫu 1:

LGBT, hay GLBT, là viết tắt của từ đồng tính nữ (lesbian), đồng tính nam (gay), song tính (biosexual) và chuyển giới (transgender). Một người phụ nữ đồng tính nữ là một người bị thu hút bởi phụ nữ. Một người đồng tính nam là một người bị thu hút bởi đàn ông. Một người lưỡng tính là một người bị thu hút bởi những người có cùng hoặc khác giới tính. Chuyển giới là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một người không theo giới tính nam/nữ khi sinh ra của mình.

Tiếp theo, mình muốn nói một chút về Bản dạng giới. Làm thế nào ai đó có thể nhận ra mình thuộc cộng đồng LGBT? Một vài người có thể chắc chắn về cảm giác của chính mình. Những người khác có thể mất nhiều thời gian hơn để chắc chắn về xu hướng tình dục của họ. Mọi người đều khác nhau và không có tuổi nào để nhận ra bạn là đồng tính nữ, đồng tính nam hay lưỡng tính. Xu hướng tính dục không cần phải cố định mãi mãi – đối với một số người, nó sẽ như vậy, và đối với những người khác, nó có thể thay đổi theo thời gian.

Chúng ta cần hiểu tại sao một ai đó có thể là LGBT. Các nghiên cứu khoa học mới nhất đã chỉ ra rằng đồng tính luyến ái là một biến thể phổ biến của đa dạng sinh học. Tiến sĩ Bruce Bagemihl đã viết trong cuốn sách của mình “Sinh học Exuberance”, rằng đồng tính luyến ái đã xuất hiện trong khoảng 1500 loại động vật. Chúng ta không thể phủ nhận sự xuất hiện của đồng tính luyến ái trong tự nhiên.

Các nhà khoa học từ nhiều tổ chức có uy tín đã đi đến kết luận rằng đồng tính luyến ái là một xu hướng tình dục tự nhiên, một biểu hiện của sự đa dạng tính dục của con người. Nó không phải là một căn bệnh.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về sự thật đó. Ở Việt Nam, vẫn còn nhiều những định kiến ​​và phân biệt đối xử về cộng đồng này. Lý do đầu tiên là do sự hiểu biết hạn chế và sai lầm về xu hướng đồng tính luyến ái ở Việt Nam. Như bạn có thể thấy từ biểu đồ trên, 48% người tin rằng LGBT là một bệnh và có thể được chữa khỏi. 57% tin rằng LGBT chỉ là một xu hướng xã hội.

Người LGBT bị bao vây bởi những tin đồn, sợ bị cô lập và bạo lực. Họ bị đặt dưới sự lạc lõng và khủng hoảng. Không có gì lạ khi nhiều người chuyển giới giữ bí mật vì họ có thể bị tấn công bởi những ngôn từ rất thô lỗ. Ngoài ra, các tiêu chuẩn, giá trị truyền thống cũng tạo ra sự phân biệt đối xử với người LGBT. 77% phụ huynh sẽ thất vọng nếu con cái họ thuộc cộng đồng LGBT. 58% phụ huynh sẽ ngăn trẻ em chơi với người trong cộng đồng LGBT. Nhiều người đã từ chối nhận con cái hoặc dọa tự tử khi con em họ là LGBT.

May mắn thay, ngày nay, nhiều người có thái độ tích cực đối với cộng đồng LGBT. Điều này xuất phát từ sự hiểu biết ngày càng tăng về bản chất của LGBT, chủ yếu thông qua các phương tiện truyền thông. Hai biểu tượng LGBT quốc tế được công nhận nhất là hình tam giác màu hồng và cờ cầu vồng. Cờ cầu vồng không sử dụng cầu vồng thực tế.

Thay vào đó, màu sắc của cầu vồng được hiển thị dưới dạng sọc ngang, chỉ có 6 màu – đỏ ở phía trên và tím ở phía dưới. Nó đại diện cho sự đa dạng của người đồng tính nam và đồng tính nữ trên khắp thế giới.

Lá cờ cầu vồng này có thể được nhìn thấy trong nhiều phong trào xã hội thúc đẩy quyền LGBT ở nhiều nơi trên thế giới, và có thể thấy kết quả rõ ràng. Tại 28 quốc gia / lãnh thổ quyền hôn nhân đã được chính thức mở rộng cho các cặp đồng giới. Tại Việt Nam, về mặt pháp lý, mặc dù chưa được chính thức công nhận, hôn nhân đồng giới không còn bị cấm kể từ ngày 1/2015.

Luật này cũng được thông qua trong cùng năm, cho phép những người phẫu thuật chuyển giới đăng ký lại tên và giới tính của họ theo mong muốn. Từ những dè dặt vào năm 2012 đến cuộc diễu hành không khí đầy màu sắc trong lễ hội Viet Pride 2018, cộng đồng người LGBT Việt Nam ngày nay dường như mạnh mẽ hơn, và dám cất tiếng nói nhiều hơn để bảo vệ tình cảm, hạnh phúc của bản thân cùng với sự ủng hộ của nhiều người khác trong xã hội .

Vậy, làm thế nào chúng ta có thể giúp ngày càng nhiều người LGBT ra ngoài và có quyền như bất kỳ người nào khác? Vì LGBT không thuộc về bất kỳ loại bệnh tật hay bệnh tật nào, xã hội cần tôn trọng các hình thức đa dạng của mỗi cá nhân, tôn trọng quyền của người LGBT.

Chúng ta cũng nên quảng bá và truyền bá kiến ​​thức thực sự về LGBT trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội để tất cả mọi người có thể có nhận thức đúng đắn. Hình ảnh chân dung của người LGBT dựa trên định kiến ​​về mô hình giới. Điều này sẽ góp phần giảm bớt định kiến, phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT tại Việt Nam.

Mẫu 2:

“Tôi xinh đẹp trên phong cách của mình, bởi vì Chúa đã tạo ta tôi như thế”

Quả đúng thế thật, mỗi người khi sinh ra đều mang trong mình một vẻ đẹp riêng, một nét khác biệt cũng như một phong cách sống khác nhau. Không ai khi sinh ra có quyền lựa chọn giới tính, cũng như lựa chọn tính cách của bản thân. Vì vậy đồng tính không phải là một vấn đề không tốt, mà ngược lại đó còn là một vấn đề cả xã hội cần quan tâm.

Trước hết đồng tính không phải là căn bệnh và cũng không có phương thuốc, cách đặc trị riêng nào như mọi người vẫn tưởng. “Đồng tính” là từ ghép của hai từ “đồng”, có nghĩa là “cùng, giống”. Con “tính” chính là tính hướng, giới tính của mỗi người. Nói cách khác, đồng tính là một thể loại giữa những người cùng giới.

Ngày nay trong cuộc sống, đồng tính dần trở thành một vấn đề “nóng” được cả xã hội chú trọng và quan tâm. Những người đồng tính, theo một cách nào đó, luôn cố gắng che giấu tính hướng thật của mình. Họ đa phần thường là những người thích sự lặng yên, sống lặng lẽ và đôi khi một trong số họ rất ngại giao tiếp với thế giới xung quanh.

Đồng tính được chia làm hai giới: đó là đồng tính nam (gay) và đồng tính nữ (les). Một số nhà nghiên cứu nhận định rằng xu hướng giới tính của xã hội đang ngày một thay đổi. Phần lớn những người đồng tính nam (gay) có chiều hướng sống công khai hơn đồng tính nữ (les). Ho cho rằng, đó là bởi vì nam là những con người mạnh mẽ, gánh chịu dám đương đầu với dư luận và thách thức nên việc công khai có lẽ sẽ dễ dàng hơn.

Tuy là nam, nhưng gay, tự sâu thẳm vẫn tồn tại một phần mềm yếu cũng như gay thường sẽ nhạy cảm và thận trọng với thế giới trước mắt họ hơn những người khác. Les cũng vậy, họ cũng là những người đồng tính như gay nhưng phải mất một khoảng thời gian khá lâu để chúng ta gặp gỡ và tiếp xúc mới có thể nhận ra. Họ phần lớn thích sự tĩnh lặng và tình cảm, sự nhận thức mọi người, mọi vật xung quanh cũng rất lặng lẽ. Vì vậy les ít khi nào dám nói lên tính hướng thật của mình.

Đồng tính nói chung, cả les và gay cũng chỉ là những con người vô cùng bình thường như chúng ta, cùng đứng chung một bầu trời, cùng hít chung một bầu không khí. Vậy thì vì sao chúng ta phải kì thị, miệt thị họ bằng những từ ngữ cay đắng? Tại sao chúng ta lại dùng hai từ “ghê tởm, dơ bẩn” để gán cho họ? Chúng ta có chắc rằng, mỗi lời ta thốt ra chỉ là một câu nói bình thường?

Chúng ta có chắc rằng họ sẽ không đau khổ, buồn tủi thậm chí là nhục nhã? Chúng ta có bao giờ chắc rằng họ sẽ không cảm thấy chán nản với thế giới đầy rẫy những người miệt thị họ?

Mỗi lời chúng ta, dù vô tình hay cố ý cũng đều tựa như một nhát dao đam xuyên qua trái tim họ. Sau này dù đã nguôi ngoai cơn đau nhưng vết thương trong tâm hồn và trái tim ấy vẫn sẽ là một cơn đau âm ỉ. Nó sẽ bám lấy tâm hồn họ dai dẳng, ám ảnh lấy tâm trí họ và trở thành những vết cứa trong hồi ức.

Vì vậy ta hãy dang rộng vòng tay đón nhận lấy những đồng tình nữ, nam, yêu thương cảm thông, chia sẻ với họ. Dù là les hay gay chung quy cũng chỉ là nhưng người bình thường nhưng bị xã hội kì thị. Vì vậy, chúng ta những người có học thức, hiểu biết rõ ràng hãy dũng cảm đứng lên bảo vệ họ. Bởi vì người đi nói người khác quái dị, tự sâu thẳm họ cũng chỉ là mong muốn có được sự dũng cảm, dám nói lên sự thật như họ. Les, gay đúng là những con người sống thật với giới tính của mình, không trốn tránh hay lừa dối bản thân.

Tuy tôi không thể hiểu rõ hết thế giới của những người đồng tính nhưng tôi tin chắc sẽ luôn ủng hộ họ vì họ xứng đáng được bảo vệ. Họ chính là những thiên thần bị ngã, cần chúng ta che chở.

Đúng như câu hát của Lady Gaga: “Tôi xinh đẹp trên phong cách của mình, bởi vì Chúa đã tạo ta tôi như thế”. Chúng ta hãy tự tin sống với giới tính thật của mình và tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng.

Mẫu 3:

“Không ai trong xã hội này có quyền lựa chọn giới tính của mình khi sinh ra, nhưng có quyền lựa chọn cách sống của mình” . Giới tính không không chỉ được quy định bởi thể xác mà nó là sự kết hợp đồng điệu giữa thể xác và tâm hồn, dù cho tâm hồn và thể xác không thể dung hòa với nhau thì vẫn hãy coi đó là con người của xã hội.

Đồng tính hiện nay không còn là một vấn đề quá xa lạ đối với xã hội nữa, song nó rất cần sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ từ xã hội để cho cho cộng đồng người đồng tính thực sự hòa nhập với cái nơi mà họ đã và đang sinh sống và làm việc. Đồng tính thực chất là một biểu hiện của xu hướng tình dục chứ không phải là sự biến thái hay suy đồi đạo đức.

Điều khác biệt duy nhất là trái tim của họ rung động với những người đồng giới – điều không xảy ra với những người bình thường. Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã có cái nhìn cởi mở hơn về người đồng tính. Hà Lan là quốc gia đầu tiên cho phép hôn nhân đồng tính vào năm 2001.

Sau đó, các quốc gia như Tây Ban Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Argentina,vv… và các tiểu bang ở Hoa Kỳ Massachusetts, Lowa, Connecticut, Vermont, New York cùng với thủ đô Mexico cũng cho phép hôn nhân đồng tính. Ở 16 quốc gia khác, những người đồng tính có thể kết hợp dưới luật dân sự. Như vậy, đồng tính không những đã được các nước phương Tây thừa nhận trên phương diện xã hội mà nó còn được chấp nhận trên phương diện luật pháp hiện hành.

Mỗi khi nhắc đến người đồng tính, chúng ta thường nghĩ ngay đến những người bị bệnh về tâm lý, những người không bình thường hay những thành phần xấu trong xã hội. Họ bị tách biệt ra khỏi xã hội mà họ đang sống. Mặc dù đồng tính là yếu tố bẩm sinh trong xu hướng tính dục, đó không phải là một căn bệnh và cũng không thể truyền nhiễm, lây lan trong xã hội song cộng đồng thường xa lánh và kỳ thị họ. Đồng tính cũng giống như giới tính, bản thân họ vốn không thể lựa chọn khi được sinh ra.

Ngày 17/5/1990, WHO đã quyết định loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách phân loại bệnh quốc tế. Từ đó đến nay, ngày 17/5 hàng năm đã được các nước lớn và liên minh châu âu EU công nhận là ngày Quốc Tế chống kì thị LGBT (International Day Against HOmophobia and Transphobia – IDAHO).

Tại Việt Nam, tinh thần của ngày IDAHO được quan tâm và nhiều sự kiện được tổ chức là một minh chứng cho thấy sự lớn mạnh và tự tin của cộng đồng những người nam, nữ đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới cùng với xã hội Việt Nam ngày càng cởi mở và bao dung hơn.

Ngày nay, khi xã hội đã có những cái nhìn lạc quan và đúng đắn hơn về đồng tính thì cũng là lúc những người đồng tính dám đứng lên “sống thật” với chính bản năng của mình. Đồng tính không còn là những gì quá khắt khe và lạc nhịp với xã hội nữa, nó đã được hiện thực hóa hơn với những tác phẩm văn học hay những bộ phim lột tả chân thực về thế giới của người đồng tính.

Những tiểu thuyết văn chương như Bí mật hậu cung của Bùi Anh Tấn, Nháp của Nguyễn Đình Tú đều nói lên những khó khăn và thử thách của người đồng tính. Nếu như trong văn của Bùi Anh Tấn là lồng tình yêu đồng giới vào những bối cảnh khác nhau thì văn của Nguyễn Đình Tú lại là lý giải sự cô đơn mất mát của một thế hệ.

Hay như Hot boy nổi loạn – bộ phim của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng, được xem là một đột phá của điện ảnh Việt Nam trong việc miêu tả cuộc sống của những người đồng tính, để lại cho người xem những xúc cảm đặc biệt và tính nhân văn cao cả.

Những ngày hội đồng tính (Pride Day) đã được tổ chức nhằm giúp cho những người đồng tính có cơ hội giao lưu và kết bạn với nhau, giúp họ vượt qua những mặc cảm hàng ngày gặp phải. Nhiều bạn trẻ đã công khai giới tính của mình xem ngày hội như một sân chơi thoải mái giúp họ kết giao thêm bạn bè. Như nhóm Zera, là tập hợp các bạn đồng tính nam mê nhảy đến với chương trình qua các bài nhảy cũng như để giao lưu nhiều hơn.

Trong một xã hội công bằng, mọi người đều có quyền sống như nhau nhưng tại sao chúng ta lại coi đồng loại của mình là “những kẻ dị thường” tại sao phải đào thải họ khỏi cộng đồng, như vậy là không công bằng với họ.

Thiết nghĩ, tất cả những ai chưa hiểu hết về giới tính thứ 3, chưa từng cảm thông và dành cho họ những tình cảm bình thường như những người bình thường khác thì hãy mở rộng trái tim và giang rộng vòng tay chung sống hòa đồng với họ, hãy hiểu cho số phận thiên bẩm của những người đồng tính, họ không thể tự chọn giới tính cho mình. Đồng tính không phải là điều gì xấu xa và tình yêu đồng tính không có gì đáng bị lên án. Hãy coi đó là cái “tạm khuyết”, để rồi công nhận nó là một phần không thể gạt bỏ đi của xã hội này.

Mẫu 4:

Cuộc sống nhân sinh của con người luôn là bức tranh muôn màu muôn vẻ được tô điểm bởi vô vàn những điều lí thú. Trong sự phong phú và đa dạng đó, các sự vật thường được kiến tạo và tồn tại ở những trạng thái trái ngược nhau. Giống như hai mặt của một tờ giấy, vũ trụ có trời và đất, âm và dương; trục thời gian có ngày và đêm; còn con người được phân biệt theo giới tính nam và giới tính nữ,…

Tuy nhiên, trong cuộc sống, bên cạnh những người được sống là chính mình thì vẫn tồn tại “thế giới thứ ba” của cộng đồng người đồng tính với xu hướng tình cảm, tâm hồn khác biệt. Mặc dù đây là chủ đề không mới nhưng trong xã hội Việt Nam, người đồng tính và tình yêu đồng giới vẫn phải chịu đựng ánh mắt soi mói, cách cư xử thiếu tôn trọng sự kì thị từ những người xung quanh.

“Đồng tính” là thuật ngữ được dùng để chỉ những người có sự hấp dẫn tình yêu, cảm xúc và xu hướng tình dục và thiết lập mối quan hệ gần gũi đối với những người cùng giới tính. “Thế giới thứ ba” đó bao gồm đồng tính nam và đồng tính nữ. “Kì thị” là một hiện tượng xã hội phổ biến hiện nay khi nhắc đến “người đồng tính” và “có thể coi là một quá trình phân biệt đối xử chống lại và bài trừ những người được xem là có thuộc tính không mong đợi (Theo Link và Phelan).

Hiện nay, quan niệm về người đồng tính và tình yêu đồng giới đang ngày một tiến bộ, thể hiện qua việc đã có nhiều nước áp dụng luật định cho phép các cặp đồng tính có thể kết hôn; đồng thời, sự nhìn nhận, đánh giá của xã hội đối với người chuyển giới đang vận động theo xu hướng tích cực.

Việc kì thị người đồng tính và tình yêu đồng giới vô hình trung đã trở thành một hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ trong xã hội và cộng đồng người Việt và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Trước hết, việc không tôn trọng giới tính hoặc ép buộc người khác từ bỏ xu hướng tính dục của mình đã vi phạm nghiêm trọng đến những quyền cơ bản của con người như quyền bình đẳng và “mưu cầu hạnh phúc”.

Những hành vi giễu cợt, bàn tán vô tình trở thành sợi dây trói buộc dẫn đến việc người đồng tính che giấu giới tính thật của mình, sống thu mình, không dám vượt qua những lằn ranh của định kiến và gây ra cho họ những vết thương tinh thần không thể chữa lành.

Mặc dù vào tháng 6 năm 2014, tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, trong bản Kiểm định Định kỳ phổ quát, Việt Nam đã cam kết ban hành luật chống phân biệt đối xử đối với xu hướng tính dục và bản dạng giới của con người; đồng thời Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã gỡ bỏ điều cấm phạt đối với việc kết hôn cùng giới nhưng trong đời sống xã hội, người đồng tính và tình yêu đồng giới vẫn gánh chịu sự kỳ thị.

Điều này xuất phát từ những định kiến và quan niệm sai lệch về người đồng tính, cho rằng họ là những người dị biệt, khác thường và tình yêu đồng giới là sự vi phạm các quy tắc, chuẩn mực về đạo đức và đi ngược lại với quy luật tâm lý tình cảm của con người. Những người thuộc “thế giới thứ ba” bị chính gia đình ruồng bỏ bởi cha mẹ của họ cũng trở thành nạn nhân của sự phân biệt đối xử.

Như vậy, từ thực trạng trên, chúng ta cần thay đổi nhận thức về cộng đồng người đồng tính thông qua các biện pháp tuyên truyền, phổ biến và tích cực bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ. Vấn đề đồng tính, hay nói cách khác là giới tính thứ ba, cần được nhìn nhận như một vấn đề bình thường để tiến đến việc đối xử bình đẳng đối với tình yêu đồng giới. Đồng thời, chúng ta cần lên án, phê phán, bài trừ những hành vi xúc phạm, coi thường người đồng tính và tình yêu đồng giới.

Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể thấy rằng việc phá bỏ rào cản của những định kiến về người đồng tính là việc làm cần thiết và quan trọng để xây dựng xã hội bình đẳng. Đây cũng chính là một trong những hành động thể hiện tinh thần nhân đạo, nhân văn trong mối quan hệ giữa người với người.

Mẫu 5:

Cộng đồng mạng hiện nay đang xôn xao về chủ đề LGBT, nó ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ. LGBT là một cụm từ tiếng Anh viết tắt để miêu tả các xu hướng tính dục (ngoài dị tính) của con người.

Cộng đồng LGBT là cộng đồng những người có xu hướng tính dục và bản dạng giới khác với xu hướng tính dục và bản dạng giới bình thường. Cộng đồng này bao gồm nhiều phân nhóm khác như cộng đồng Les, cộng đồng Gay hay cộng đồng người chuyển giới …. Hiện nay, do sự phát triển của khoa học giới tính, có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng con người còn có sự đa dạng về xu hướng tính dục, không chỉ ở 4 nhóm trên, thuật ngữ LGBT hiện nay được gọi là LGBTQIA hay Lgbtq+.

Q – Queer: Queer là những cá nhân có khuynh hướng tình dục không thuộc các loại khác hoặc Questioning (đang trong giai đoạn tìm hiểu bản thân).

I – Intersex: Intersex là từ để chỉ những người liên giới tính có đặc điểm giới tính không điển hình là nam hoặc nữ. Ví dụ, một cậu bé có dương vật nhỏ hơn mức trung bình hoặc có rãnh nhỏ gần giống với âm đạo sẽ được xếp vào loại này.

A – Asexual: Asexual hay Người vô tính (Ace) là những người không cảm thấy bị hấp dẫn bởi bất kỳ giới tính nào.

Ở đây, dấu cộng trong LGBTQ+ thể hiện sự tồn tại đa dạng của các nhóm khác trong cộng đồng như: non-binary (phi nhị nguyên giới), intersex (liên giới tính),…

Trước khi được Liên hợp quốc công nhận thì từ lâu ở Đức, vào ngày 17/5 được coi là Ngày đồng tính (Gay Day). Sau này đến ngày 17/5/1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới chính thức đưa đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách các bệnh tâm thần.

Hội nghị Thế giới của những người Do Thái LGBT và Liên minh Đồng tính nữ Châu Phi… công nhận ngày 17/5 đã chính thức trở thành Ngày Quốc tế chống kỳ thị và phân biệt đối xử đồng tính, song tính, dị tính và chuyển giới (LGBT) – IDAHOBIT (Ngày Quốc tế Chống Kỳ thị Người đồng tính, Biphobia, Interphobia & Transphobia) đã được Liên hợp quốc thông qua (gọi tắt là Ngày Quốc tế Chống Kỳ thị LGBT).

Mẫu 6:

Trong xã hội hiện nay thuật ngữ LGBT không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, để hiểu hết những thông tin về cộng đồng những người đống tính luyến ái không phải ai cũng nắm rõ.

LGBT là tên chính thức được xác nhận vào năm 1990 của cộng đồng những người có giới tính đặc biệt. Cộng đồng này bao gồm: đồng tính luyến ái nam, đồng tính luyến ái nữ, lưỡng tính, chuyển giới. Thuật ngữ mô tả xu hướng tình dục của một người, nghĩa là họ có sự hấp dẫn về tình yêu, tình dục với những người cùng giới tính.

LGBT là viết tắt của 4 từ tiếng Anh: “Lesbian” (đồng tính nữ), “Gay” (đồng tính nam), “Bisexual” (lưỡng tính), “Transgender” (chuyển giới).

Tuy nhiên, hiện có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 3,5% số người còn có đa dạng các xu hướng tình dục hơn. Tức là họ cảm thấy mình không phải 100% là đồng tính, thẳng tính hay song tính. Những người này thường có xu hướng tình dục kiểu liên tục, lâu dài và cố định.

Đồng tính nữ vẫn hoàn toàn như phụ nữ bình thường về cơ quan sinh dục, biểu hiện tâm lý và sinh học. Tuy nhiên, họ thường bị thu hút về mặt tình yêu lẫn tình dục với những người nữ cùng giới với mình.

Đồng tính nam cũng tương tự, họ chỉ có xu hướng tình dục và rung động về mặt tâm hồn giữa hai người nam với nhau. Tuy nhiên, hầu hết Gay cảm thấy bị thu hút bởi người đồng giới, họ không có suy nghĩ bản thân hoặc bạn tình là nữ. Chính vì vậy, đồng tính nam không có nhu cầu phẫu thuật chuyển giới.

“Transgender” (chuyển giới): Đây là đối tượng LGBT có biểu hiện sinh học trên cơ thể thuộc giới này nhưng trong nhận thức lại thấy mình giống giới tính ngược lại. Vì cảm giác mang nhầm cơ thể nên họ luôn muốn phẫu thuật để chuyển sang giới tính mà mình muốn.

Bisexual (lưỡng tính): Những người thuộc nhóm này sẽ có thể bị hấp dẫn về tình yêu và tình dục với cả nam và nữ. Vậy trong giới LGBT Bisexual sẽ yêu giới tính nào? Trên thực tế, họ sẽ yêu bất cứ giới tình nào đem đến cảm xúc yêu hơn, thường có tình cảm với người có giới tính bình thường.

Tham khảo bài viết: LGBT là gì? Vén màn bí mật về cộng đồng LGBT mà bạn chưa biết để hiểu thêm về họ

Đánh giá bài viết
2.3
81 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com