Nội dung hướng dẫn giải Bài: Mây và sóng được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa môn Ngữ văn 9 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Văn lớp 9.
1. Hãy nêu tên những bài thơ, bài văn hoặc đọc những câu thơ, câu văn hay nói về tình mẹ con mà em biết.
Bài làm:
Những câu thơ, câu văn hay về tình mẹ con:
Cánh cò cõng nắng cõng mưa
Mẹ tôi gánh cả bốn mùa gió sương
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
(Chế Lan Viên)
"Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru"
(Nguyễn Duy)
Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
Con là trái xanh mùa gieo vãi
Mẹ nâng niu. Nhưng giặc mỹ đến nhà
Nắng đã chiều...vẫn muốn hắt tia xa''
(Phạm Ngọc Cảnh)
1. Đọc văn bản Mây và sóng
2. Tìm hiểu văn bản
a) Bài thơ có bố cục như sau:
- Phần 1: Em bé kể với mẹ về những người ở “trên mây” và trò chơi thứ nhất của em.
- Phần 2: Em bé kể với mẹ về những người ở “trong sóng” và trò chơi thứ hai của em.
Nếu không có phần 2 thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không?
Bài làm:
Hai đoạn thơ tưởng chừng như độc lập nhưng chúng là một thể thống nhất giúp diễn đạt trọn vẹn chủ đề của bài thơ. Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối. Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú cũng thấy băn khoăn, có vẻ hơi lung lay trước lời mời gọi đầy hấp dẫn và lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Thế nhưng bỏ qua tất cả, đứa bé từ chối hết những lời mời hấp dẫn của những người bạn mây và sóng để được trở về nhà với mẹ. Tình cảm được thể hiện trong tình huống có thử thách mới càng có giá trị. Hơn nữa, ở đây lại là thử thách đến hai lần. Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, củng cố. Như vậy, việc nêu thử thách thứ hai càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, nếu không có phần thứ hai thì ý thơ không trọn vẹn nên không thể bỏ đi được.
b) Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau (về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ,...) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ?
Bài làm:
Giữa hai phần của bài thơ có nhiều nét giống nhau:
- Cả hai phần đều có cấu trúc đối xứng và trình tự tường thuật giống nhau:
Thuật lại lời rủ rê
Thuật lại lời từ chối
Những trò chơi do em bé sáng tạo ra.
- Ở cả hai phần đều có những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng như mây, sóng,…
Bên cạnh đó thì giữa hai phần cũng có những điểm khác biệt:
- Số dòng thơ ở phần hai dài hơn phần 1
- Cách xây dựng hình ảnh của hai phần: Phần một những người bạn là mây với trò chơi cùng bình minh vàng và vâng trăng bạc; phần hai những người bạn là sóng với những chuyến ngao du.
Việc lặp lại với hình thức đối thoại qua lồng trong lời kể của em bé đã khắc họa một cách chính xác và tinh tế tâm hồn của một đứa trẻ. Chúng vẫn ham chơi, tò mo trước những điều bí ẩn, đẹp đẽ của thiên nhiên. Bé con cũng thấy băn khoăn, có vẻ hơi lung lay trước lời mời gọi đầy hấp dẫn của mây, của sóng. Thế nhưng bỏ qua tất cả, đứa bé từ chối hết những lời mời hấp dẫn của những người bạn mây và sóng để được trở về nhà với mẹ. Cả hai mẹ con sẽ tự sáng tạo ra trò chơi ấy, cùng nhau.
Sự khác biệt trong số lượng câu thơ và cách xây dựng hình ảnh của cả hai phần giống như việc tăng thêm thử thách với đứa trẻ. Thử thách càng lớn thì tình yêu với mẹ của chú bé càng tăng theo.
c) Trong từng phần, lời kể chuyện của em bé theo trình tự:
Thuật lại lời mời gọi, rủ đi chơi.
Thuật lại lời từ chối và lí do từ chối.
Tả trò chơi em bé tự nghĩ ra.
Hãy xác định vị trí của dòng thơ “Con hỏi:…” ở mỗi phần và lí giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người sống “trên mây” và những người sống “trong sóng”.
Bài làm:
Sau mỗi lời rủ rê của những người bạn ở cả hai phần, cậu đều hỏi lại:
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.
Cậu bé chưa từ chối ngay những lời mời gọi của những người sống “trên mây” và những người sống “trong sóng” vì trước sự rủ rê ấy, một đứa trẻ như cậu cũng thấy rất thích thú và tò mò. Những câu hỏi đã thể hiện những băn khoăn trong lòng cậu. Nhưng tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đên việc mẹ đang đợi ở nhà là cậu bé dứt khoát từ chối những lời rủ rê mời gọi dù những trò chơi ấy có hấp dẫn đến thế nào.
d) Hãy so sánh những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” ở thế giới tự nhiên và những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra. Các cuộc chơi đó giống và khác nhau như thế nào? Sự giống và khác nhau đó nói lên điều gì?
Bài làm:
Những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” ở thế giới tự nhiên và những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra có những điểm giống và khác nhau:
- Giống: Trong các trò chơi đều có những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng: mây, trăng, bầu trời, sóng, những bến bờ,…
- Khác:
Cuộc vui chơi ở thế giới tự nhiên là một thế giới hấp dẫn, bí ẩn và thú vị, là tiếng gọi của một thế giới diệu kì đối với trẻ thơ.
Những trò chơi do cậu bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt, dường như không phải là trò chơi đúng nghĩa: Hai bàn tay con ôm lấy mẹ; con lăn,… lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Tuy nhiên cậu bé đã dứt khoát khước từ những trò chơi của tự nhiên để ở bên mẹ. Điều đó thể hiện tình yêu tha thiết của cậu bé đối với mẹ của mình. Tình mẫu tử có sức mạnh lớn lao hơn bất kỳ cám dỗ nào, giúp con người ta vượt qua những trở ngại trong cuộc sống.
e) Phân tích ý nghĩa của hai câu thơ:
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
Bài làm:
Hai câu thơ thể hiện ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh và hơn hết là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Hai câu thơ muốn nói rằng tình mẫu tử có ở khắp mọi nơi, khắp chốn, không ai có thể tách rời và chia cách được. Con luôn bên mẹ và mẹ sẽ mãi bên con. Tình mẫu tử ở khắp nơi, thiêng liêng và bất diệt.
g) Hãy chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên (chú ý các hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ biển).
Bài làm:
Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng và qua trí tưởng tượng của cậu bé càng trở nên lung linh, kì ảo, gợi nhiều liên tưởng về những chú tiên đồng, những ông tiên trên trời xanh, những nàng tiên cá dưới biển cả,…Những hình ảnh thiên nhiên ấy còn mang ý nghĩa tượng trưng: Trăng và bờ biển là hình ảnh tượng trưng cho tấm lòng bao la, dịu hiền của mẹ. Tất cả được nhà thơ miêu tả với những hình dáng, hoạt động, âm thanh mà màu sắc đều rất phù hợp.
h) Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta liên tưởng, suy ngẫm đến những vấn đề nào khác trong cuộc sống con người?
Bài làm:
Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn gợi cho ta suy ngẫm thêm về nhiều điều:
Con người trong cuộc sống thường gặp phải những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, ta cần có những điểm tựa vững chắc và tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy.
Bài thơ đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ nhưng cũng nhắc nhở chúng ta rằng hạnh phúc không ở đâu xa, không phải ở “trên mây” cao vợi, hay “trong sóng” xa xôi, do ai ban phát mà hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống trần thế và đo chính con người chúng ta tạo dựng nên.
Bài thơ còn cho thấy mối quan hệ của tình yêu và sự sáng tạo của con người. Sự sáng tạo được bắt nguồn từ trí tưởng tượng và được chắp cánh bởi tình yêu thương.
3. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
a) Chị Dậu vừa nói vừa mếu:
- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.
Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?
Điểm thêm một "giây" nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và oà lên khóc:
- U bán con thật đấy ư? Con van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng đem bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
(1) Nêu hàm ý của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?
(2) Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ.
b) Theo em, vì sao cần có hai điều kiện sau đây khi sử dụng hàm ý?
(1) Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
(2) Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
Bài làm:
a) (1) Hàm ý của những câu in đậm:
“Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.”: Sau bữa ăn này, u sẽ bán con nên con sẽ không được ăn ở nhà nữa.
“Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.”: U đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.
Chị Dậu phải dùng hàm ý mà không dám nói thẳng với con vì đó là những điều quá đau lòng. Chị nói hàm ý để giấu đi nỗi đau ấy, tránh chạm phải điều đau lòng ấy.
(2) Hàm ý trong câu nói thứ hai của chị Dậu “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” rõ hơn.
Vì cái Tí chưa hiểu hết ý của mẹ ở câu nói hàm ý thứ nhất nên chị Dậu phải nói rõ hơn ở câu thứ hai.
Sự “giãy nảy” và câu nói trong tiếng khóc của cái Tí “U bán con thật đấy ư?“ là những chi tiết cho thấy cái Tí đã hiểu ý mẹ.
b) Cần có hai điều kiện trên để sử dụng hàm ý vì chỉ khi đáp ứng đủ đồng thời hai điều kiện đó thì mới đạt được mục đích của việc giao tiếp, hội thoại hay truyền đạt.
1. Luyện tập về thơ
Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 (tập một, tập hai) theo mẫu dưới đây:
STT | Tên bài thơ | Tác giả | Năm sáng tác | Thể thơ | Tóm tắt nội dung | Đặc sắc nghệ thuật |
… | … | … | … | … | … | … |
Bài làm:
STT | Tên bài thơ | Tác giả | Năm sáng tác | Thể thơ | Tóm tắt nội dung | Đặc sắc nghệ thuật |
1 | Đồng chí | Chính Hữu | 1948 | Tự do | Bài thơ ca ngợi tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, thiêng liêng của những người lính trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. | Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tổ hiện thực và lãng mạn. Hình ảnh thơ giản dị mà giàu sức khái quát. Ngôn ngữ thơ hàm súc, cô đọng, giàu sức biểu cảm. |
2 | Bài thơ về tiểu đội xe không kính | Phạm Tiến Duật | 1969 | Tự do | Khắc họa hình ảnh của những người lính lái xe ở Trường Sơn với tư thế ung dung hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn cùng niềm lạc quan của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. | Giọng thơ ngang tàn, nghịch ngợm, rất gần với lời văn xuôi, lời đối thoại, lời nói thường ngày nhưng vẫn thú vị và giàu chất thơ. Hình ảnh thơ độc đáo, đặc sắc. |
3 | Đoàn thuyền đánh cá | Huy Cận | 1958 | 7 chữ | Khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. | Cảm hứng vũ trụ, cảm hứng lãng mạn. Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan. |
4 | Bếp lửa | Bằng Việt | 1963 | Tự do | Bài thơ là những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Qua đó, bộc lộ những tình cảm sâu nặng đối với gia đình, quê hương, đất nước. | Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự và bình luận. Giọng điệu tâm tình, thiết tha, tự nhiên, chân thành. Sáng tạo hình ảnh bếp lửa – hình ảnh vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. |
5 | Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ | Nguyễn Khoa Điềm | 1971 | Tự do | Bài thơ bộc lộ tình yêu thương đằm thắm của người mẹ đối với con, tình cảm gắn bó với quê hương, với cuộc sống lao động và chiến đấu nơi núi rừng chiến khu, dù còn gian nan vất vả; đồng thời gửi gắm ước vọng con mau lớn khôn, khỏe mạnh, trở thành công dân của một đất nước tự do. | Cấu trúc lặp đi lặp lại của lời ru vừa tạo giọng điệu trữ tình, tha thiết, vừa mở rộng và xoáy sâu vào lòng người đọc sự ngọt ngào, trìu mến. |
6 | Ánh trăng | Nguyễn Duy | 1978 | 5 chữ | Bài thơ là một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Qua đó, gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. | Giọng thơ mang tính tự bạch, tâm tình, nhỏ nhẹ và chân thành sâu sắc. Hình ảnh vầng trăng – “ánh trăng” mang nhiều tầng ý nghĩa. Ngôn ngữ thơ giản dị nhưng vô cùng hàn sức và mang ý nghĩa sâu xa. |
7 | Con cò | Chế Lan Viên | 1962 | Tự do | Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người. | Bài thơ đậm đà chất liệu dân ca. Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao. Hình ảnh, biểu tượng hàm chứa ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm, giàu tính triết lí. |
8 | Mùa xuân nho nhỏ | Thanh Hải | 1980 | 5 chữ | Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước; góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. | Thể thơ năm chữ, gần với các làn điệu dân ca. Bài thơ giàu nhạc điệu, với âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị, từ thiên nhiên với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, khái quát. Cấu tứ chặt chẽ, sự phát triển tự nhiên của hình ảnh mùa xuân với các phép tu từ đặc sắc. |
9 | Viếng lăng Bác | Viễn Phương | 1976 | 8 chữ | Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn, niềm tự hào pha lẫn đau xót của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác. | Giọng điệu trang trọng, thành kính, tha thiết. Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa sâu sắc. |
10 | Sang thu | Hữu Thỉnh | 1977 | 5 chữ | Những cảm nhận tinh tế về sự chuyển giao nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang thu, qua đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước và suy ngẫm về cuộc đời. | Hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà giàu sức gợi cảm. |
11 | Nói với con | Y Phương | In trong tập “Thơ Việt Nam 1945 – 1985” | Tự do | Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc. | Bài thơ giản dị, với những hình ảnh vừa cụ thể vừa mang ý nghĩa biểu tượng, giàu sắc thái biểu đạt và biểu cảm. Cách nói giàu bản sắc của người miền núi tạo nên một giọng điệu riêng cho lời tâm tình mộc mạc mà sâu sắc của người cha đối với đứa con. |
b) Các tác phẩm thống kê trong mục a) đều là thơ Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945. Em hãy ghi vào vở tên các bài thơ theo từng giai đọan theo mẫu dưới đây:
Giai đoạn | Tên bài thơ |
(1) Giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954 |
|
(2) Giai đoạn hòa bình ở miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954 – 1964) |
|
(3) Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1964 – 1975) |
|
(4) Giai đoạn từ sau 1975 |
|
Theo em, các tác phẩm thơ của những giai đoạn nêu trên đã thể hiện như thế nào về cuộc sống của đất nước và tư tưởng, tình cảm của con người?
Bài làm:
Giai đoạn | Tên bài thơ |
(1) Giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954 | - Đồng chí |
(2) Giai đoạn hòa bình ở miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954 – 1964) | - Đoàn thuyền đánh cá - Bếp lửa - Con cò |
(3) Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1964 – 1975) | - Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ |
(4) Giai đoạn từ sau 1975 | - Nói với con - Sang thu - Ánh trăng - Mùa xuân nho nhỏ - Viếng lăng Bác |
Các tác phẩm thơ kể trên đã thể hiện hình ảnh đất nước và con người Việt Nam suốt một thời kì lịch sử từ sau Cách mạng tháng Tám qua nhiều giai đoạn:
Đặc biệt là thể hiện chính là tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều đổi thay sâu sắc:
c) Nhận xét về những điểm chung và nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con trong các bài thơ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm), Con cò (Chế Lan Viên), Mây và sóng (Ta – go).
Bài làm:
Điểm chung của ba bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò, Mây và sóng đó là đều đề cập đến tình mẹ con, đều ngợi ca tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng. Nhưng nội dung tình cảm, cảm xúc ở mỗi bài lại mang nét riêng biệt:
Cách thể hiện ở ba bài thơ cũng có điểm gần gũi đó là dùng điệu ru, lời ru của người mẹ hoặc lời của em bé nói với mẹ.
d) Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Ánh trăng (Nguyễn Duy).
Bài làm:
Ba bài thơ đều viết về người lính cách mạng với những vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn nhưng hình ảnh người lính trong mỗi bài lại mang những nét riêng biệt và được đặt trong những hoàn cảnh khác nhau:
- Đồng chí là hình ảnh của những người lính ở thời kì đầu cuộc kháng Pháp. Họ là những người nông dân mặc áo lính. Từ nơi làng quê nghèo khó, họ tự nguyện và hăng hái lên đường chiến đấu. Tình đồng chí của những người đồng đội dựa trên cơ sở cùng một cảnh ngộ, cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn và nhất là cùng một lí tưởng chiến đấu. Bài thơ thề hiện đặc sắc vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí ở người lính cách mạng.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính là hình ảnh những chiên sĩ lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ. Họ là những thanh niên trẻ trung, sôi nổi, nhiều người vừa chỉ mới rời cánh cổng nhà trường. Tuy vậy, họ rất dùng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm, hiên ngang tiến tới với niềm lạc quan và ý chí kiên cường. Một hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời chống Mĩ.
- Ánh trăng nói về nghĩ suy của người lính khi đã đi qua chiến tranh nay sống êm ấm trong thành phố, trong hòa bình. Bài thơ này gợi lại bao kỉ niệm đã qua gắn bó người lính với đồng đội, với đất nước trong những ngày tháng cũ gian lao. Từ đó, bài thơ gợi nhắc về đạo lí "uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
d) Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Con cò (Chế Lan Viên).
Bài làm:
g) Chọn phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học.
Bài làm:
Phân tích khổ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh:
Bức tranh thiên nhiên với những biến đổi của đất trời lúc chuyển mùa từ hạ sang thu được tác giả Hữu Thỉnh miêu tả đầy tinh tế. Nhà thơ đã cảm nhận được mùa thu về bằng những tín hiệu đầu tiên thật giản dị:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Nhà thơ nhận ra mùa thu sang từ “hương ổi” – mùi hương đặc sản của dân tộc, mùi hương riêng của mùa thu làng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. “Hương ổi” là một hỉnh ảnh, một tứ thơ khá mới mẻ với thơ ca viết về mùa thu nhưng lại vô cùng quen thuộc và gần gũi đối với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân miền Bắc mỗi độ thu về. Động từ “phả” được sử dụng hết sức đặc sắc và có hồn giúp gợi hương ổi chín như đang quyện lại, nồng nàn và lan tỏa trong không gian. Ngọn gió ở đây cũng không phải những cơn gió nồm nam mang nhiều hơi nước của mùa hạ mà là “gió se” – Dấu hiệu đặc trưng của mùa thu. Tín hiệu thứ ba báo thu về là “sương chùng chình qua ngõ”. Nghệ thuật nhân hóa qua từ láy “chùng chình” khiến cho làn sương mùa thu dường như cũng mang theo tâm trạng. Màn sương nửa đi, nửa ở như đang chờ đợi ai hay lưu luyến điều gì. Khứu giác đã cảm nhận “hương ổi”, xúc giác đã nhận ra “gió se” và thị giác thì nhìn thấy “sương chùng chình”. Ấy vậy mà nhà thơ vẫn còn dè dặt “Hình như thu đã về?” Một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng chính là cảm xúc của thời điểm chuyển giao. Thành công của khổ thơ thứ nhất chính là những rung cảm tinh tế trong khoảnh khắc giao mùa bâng khuâng đầy ấn tượng.
2. Luyện tập về nghĩa tường minh và hàm ý
a) Đọc các đoạn trích và trả lời câu hỏi
(1) - Anh nói nữa đi - Ông giục.
- Báo cáo hết! - Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ - Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.
Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người hoạ sĩ già. Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
b) - [...] Anh Tấn này! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gỗ hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi. Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất.
- Có gì đâu mà sang trọng! Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để...
- Ái chà! Anh bây giờ làm quan rồi mà bảo là không sang trọng? Những ba nàng hầu. Mỗi lần đi đâu là ngồi kiệu lớn tám người khiêng, còn bảo là không sang trọng? Hừ! Chẳng cái gì dấu nổi chúng tôi đâu!
Tôi biết không thể nói làm sao được đành ngậm miệng, đứng trầm ngâm.
- Ôi dào! Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có!
(Lỗ Tấn, Cố hương)
(3) Thoắt trông nàng đã chào thưa:
"Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều."
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
(1) Người nói, người nghe trong những câu in đậm là ai?
(2) Hàm ý mỗi câu nói đó là gì?
(3) Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
Bài làm:
(1) Ở câu “Chè đã ngấm rồi đấy.”
(2) Câu “Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để...”
(3) Câu "Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây"
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều
b) Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi;
Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! – Nó cũng lại nói trổng.
Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.
Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!
Anh Sáu vẫn ngồi im […].
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
(1) Hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích trên là gì?
(2) Vì sao em bé không nói thẳng được mà phải sử dụng hàm ý?
(3) Việc sử dụng hàm ý có thành công không? Vì sao?
Bài làm:
Hàm ý của câu: Chắt giùm nước để cơm khỏi nhão.
Em bé phải nói hàm ý vì trước đó đã nói thẳng ra “chắt nước giùm cái” nhưng không có hiệu quả; lần này không cần nhắc lại ý “chắt giùm nước” mà thêm vào ý giục giã: “nhão bây giờ!”. Phải dùng hàm ý vì chưa thể đổi cách xưng hô mà thời gian thì gấp quá rồi, nếu để chậm, cơm sẽ bị nhão.
Việc sử dụng hàm ý trong trường hợp này không có hiệu quả, vì người nghe không tiếp nhận, từ chối cộng tác bằng cách “ngồi im”, vờ như không nghe, không hiểu gì.
c) Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc so sánh “hi vọng” với “con đường” trong các câu sau:
Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.
(Lỗ Tấn, Cố hương)
Bài làm:
Qua việc so sánh “hi vọng” với “con đường”, ta có thể hiểu hàm ý của câu là: Tuy hi vọng không thể nói chắc đâu là thực, đâu là hư nhưng nếu cứ quyết tâm thực hiện thì sẽ đạt được.
1. Tìm những câu thơ có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người ở trên mây và trong sóng trong bài thơ Mây và sóng của Ta – go. Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn.
Bài làm:
Những câu thơ có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người ở "trên mây" và "trong sóng":
Câu có hàm ý mời mọc:
Câu có hàm ý từ chối:
Những câu có hàm ý mời mọc rõ hơn có thể viết thêm:
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn bài Mây và sóng Ngữ văn 9 VNEN (ngắn gọn) file PDF hoàn toàn miễn phí.