Hướng dẫn giải bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 8 Bài 10: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam VNEN chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp học sinh trong quá trình học tập.
1. Tìm ô chữ bí mật
Em hãy lần lượt trả lời các ô chữ hàng ngang màu xanh và tìm ra ô chữ hàng dọc, màu đỏ
Bài làm:
=> Ô chữ hàng dọc màu đỏ là: NHÀ NƯỚC
2. Chia sẻ
Ngoài những thông tin có được trong các ô chữ trên về bộ máy nhà nước, em còn biết thêm những gì về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay?
Tại sao chúng ta cần phải tìm hiểu bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Bài làm:
Một số điều em biết về nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là kiểu Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Các cơ quan Nhà nước được thiết kế, hoạt động trên cơ sở pháp luật. Bản thân Nhà nước đặt mình trong khuôn khổ pháp luật.
Nhà nước Việt Nam là hệ thống 4 cơ quan. Đó là:
Chúng ta cần phải tìm hiểu bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì đó là quyền và trách nhiệm của chúng ta trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
1. Tim hiểu sự ra đời và bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a. Đọc lời nói đầu của Hiến Pháp năm 2013 để hoàn thành phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 1
Câu hỏi | Trả lời |
1. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời khi nào? |
|
2. Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời là thành quả của cuộc cách mạng nào? Cuộc cách mạng đó do Đảng nào lãnh đạo? |
|
3. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời nhằm mục đích gì? |
|
4. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được đổi tên thành Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày tháng năm nào? |
|
Bài làm:
Câu hỏi | Trả lời |
1. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời khi nào? | Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tuyên bố thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 ở Hà Nội. |
2. Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời là thành quả của cuộc cách mạng nào? Cuộc cách mạng đó do Đảng nào lãnh đạo? | Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời là thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945. Cuộc cách mạng đó do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. |
3. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời nhằm mục đích gì? | Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời nhằm mục đích đánh đuổi thực dân, đem lại hòa bình cho đất nước, xây dựng một đất nước của dân, do dân và vì dân. |
4. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được đổi tên thành Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày tháng năm nào? | Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được đổi tên thành Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 2 tháng 7 năm 1976. |
b. Đọc Điều 2 (khoản 1, 2), Điều 3 của Hiến pháp năm 2013 và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2:
Phiếu học tập số 2
Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào trong điêu 2, điều 3 của Hiến pháp năm 2013?
Bài làm:
Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
2. Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a. Đọc thông tin, quan sát sơ đồ và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 3
Phiếu học tập số 3
Câu hỏi | Trả lời |
Bộ máy nhà nước là gì? |
|
Trong bộ máy nhà nước, cơ quan nào là cơ quan lập pháp, cơ quan nào là cơ quan hành pháp, cơ quan nào là cơ quan tư pháp? |
|
Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp địa phương gồm các cơ quan nào? |
|
Bài làm:
Câu hỏi | Trả lời |
Bộ máy nhà nước là gì? | Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan từ Trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của nhà nước. |
Trong bộ máy nhà nước, cơ quan nào là cơ quan lập pháp, cơ quan nào là cơ quan hành pháp, cơ quan nào là cơ quan tư pháp? | Trong bộ máy nhà nước:
|
Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp địa phương gồm các cơ quan nào? | Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp địa phương gồm các cơ quan:
|
Bộ máy nhà nước được chia làm mấy cấp? Cấp trung ương gồm những cơ quan nào? Cấp huyện( quận, thị xã) gồm có những cơ quan nào? Cấp xã (phường, thị trấn) gồm những cơ quan nào?
Bài làm:
Bộ máy nhà nước được chia làm 4 cấp:
b. Nhanh tay, nhanh mắt:
Ghép các đoạn thông tin và hình ảnh sao cho phù hợp
Bài làm:
- Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất - Đảm bảo việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và Luật - Trình dự án luật, pháp lệnh - Thực hiện nhiều chính sách khác của nhà nước | Hình C |
- Lập hiến và lập pháp - Quyết định chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại; kinh tế xã hội; quốc phòng, an ninh; Quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. - Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. | Hình A |
Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra với nhiệm vụ: quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân | Hình E |
Là cơ quan do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu và là cơ quan chấp hành Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; có nhiệm vụ tổ chức thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. | Hình B |
Là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân | Hình G |
Là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. | Hình D |
c. Em hãy tư vấn để giúp bạn giải đáp một số câu hỏi sau:
Mẹ tớ sinh em bé. Gia đình tớ cần làm giấy khai sinh. Vậy gia đình tớ có thể đến cơ quan nào?
Chị dâu tớ làm sơ yếu lí lịch để đi xin việc. Bản lí lịch này cần được chính quyền xác nhận. Vậy chị có thể đến cơ quan nào để thực hiện điều này?
Anh họ tớ là sinh viên ở quê mới lên, hiện nay đang ở nhà tớ. Bác tổ trưởng tổ dân phố nói rằng anh phải đăng kí tạm trú, tạm vắng. Vậy anh họ tớ có thể đăng kí ở đâu?
Bài làm:
1. Nhanh tay, nhanh mắt
Hãy nối thông tin ở cột II cho phù hợp với các cơ quan nhà nước ở cột I.
I | II |
A. Cơ quan quyền lực nhà nước | 1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân địa phương, viện kiểm sát quân sự |
B. Cơ quan xét xử | 2. Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp |
C. Cơ quan hành chính nhà nước | 3. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân địa phương và Tòa án quân sự |
D. Cơ quan kiểm sát | 4. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp |
Bài làm:
I | II | Nối |
A. Cơ quan quyền lực nhà nước | 1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân địa phương, viện kiểm sát quân sự | A - 4 |
B. Cơ quan xét xử | 2. Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp | B - 3 |
C. Cơ quan hành chính nhà nước | 3. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân địa phương và Tòa án quân sự | C - 2 |
D. Cơ quan kiểm sát | 4. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp | D - 1 |
2. Giải quyết tình huống
Tình huống 1:
Thùy Linh và Lan Hương trao đổi với nhau về nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Thủy Linh: Này Lan Hương, công việc quản lí các hoạt động nhằm đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở phường mình là thuộc nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân hay Ủy ban nhân dân?
Lan Hương: Công việc này quan trọng lắm, nên phải là nhiệm vụ của cả Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Theo em, ý kiến của Lan Hương là đúng hay sai? Giải thích vì sao?
Bài làm:
Theo em, ý kiến của Lan Hương là sai vì theo quy định của Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, công việc quản lí các hoạt động nhằm đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở phường thuộc nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân.
Tình huống 2
Hạnh, Hường và Điệp băn khoăn chưa rõ về việc quản lí các hoạt động ở phường mình như: Kinh doanh, dịch vụ và sản xuất thủ công nghiệp, chăm lo phát triển giáo dục... là nhiệm vụ của ai, Hội đồng nhân dân hay Ủy ban nhân dân?
Hạnh cho rằng: Đây là nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, vì nó rất quan trọng
Hường: Vì đây là những hoạt động quan trọng nên muốn quản lí hiệu quả thì phải là nhiệm vụ của cả hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Điệp khẳng định: Nội dung này mình đã được học ở môn Giáo dục công dân năm lớp 7, vì vậy, đây chắc chắn là nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân
Ý kiến của em vê vấn đề này như thế nào? Giải thích vì sao?
Bài làm:
Theo em, việc quản lí các hoạt động ở phường mình như: Kinh doanh, dịch vụ và sản xuất thủ công nghiệp, chăm lo phát triển giáo dục... là nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân và chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân.
1. Sưu tầm
2. Đánh giá
Em hãy tìm thông tin và điền vào cột trong bảng sau cho phù hợp:
Biểu hiện của việc tham gia xây dựng và quản lí nhà nước | Biểu hiện của việc chống phá chủ trương, chính sách của Nhà nước |
|
|
Bài làm:
Biểu hiện của việc tham gia xây dựng và quản lí nhà nước | Biểu hiện của việc chống phá chủ trương, chính sách của Nhà nước |
|
|
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Giáo Dục Công Dân lớp 8 Bài 10: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.