Hướng dẫn giải bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 8 Bài 9: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do ngôn luận VNEN chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp học sinh trong quá trình học tập.
Khám phá ô chữ:
Trong thời gian 5 phút, hãy ghép các chữ đứng liền nhau trong ma trận dưới đây để tạo thành những từ/cụm từ liên quan đến các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do ngôn luận
Bài làm:
Ví dụ mẫu:
I. Tìm hiểu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
1. Hình thành các trạm học tập, mỗi nhóm nghiên cứu thông tin hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ học tập tại các trạm mà nhóm mình đảm nhận
Dựa vào thông tin hỗ trợ, em hãy:
Tìm dấu hiệu chung/ cơ bản nhất của tín ngưỡng, tôn giáo
Lập bảng so sánh những điểm khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo
Bài làm:
Dấu hiệu chung/ cơ bản nhất của tín ngưỡng, tôn giáo là:
Bảng so sánh những điểm khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo là:
| Tôn giáo | Tín ngưỡng |
Hình thành | Hình thành, tồn tại trên cơ sở lý luận chặt chẽ và có tính hệ thống cao. | Hình thành và tồn tại dựa trên cơ sở lý luận chưa chặt chẽ, thiếu tính hệ thống. |
Niềm tin | Được đề cao, có thể đó là đức tin, nó đòi hỏi có cách lý giải mang tính lôgic, hệ thống và được xây dựng trên cơ sở thế giới quan, nhân sinh quan, ý thức, tình cảm... | Mang tính huyễn hoặc, mờ ảo, không rõ ràng mà dựa vào sự cảm nhận của chủ thể tín ngưỡng. |
Yếu tố khác | Đấng sáng tạo, kinh sách, giáo chủ, hệ thống giáo lý, tổ chức giáo hội rất điển hình, có quy mô lớn và theo một hệ thống chặt chẽ. | Không có các yếu tố này hoặc có nhưng rất mờ nhạt, mang tính sơ khai. |
Trạm số 2 (sgk)
Dựa vào thông tin hỗ trợ, em hãy:
Nêu nhận xét về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay (số lượng các tôn giáo, số người tham gia, mối quan hệ giữa các tôn giáo, tín ngưỡng, những ưu điểm và vấn đề còn tồn tại...)
Liệt kê những tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam mà em biết?
Bài làm:
Tình hình tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay:
Những tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam mà em biết là:
Tôn giáo:
Tín ngưỡng:
Trạm số 3
Dựa vào thông tin hỗ trợ, em hãy trả lời câu hỏi:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện như thế nào trong các văn bản pháp luật trên?
Pháp luật quy định như thế nào về những hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Bài làm:
Trong các văn bản pháp luật, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện:
Những hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật quy định:
Điều 15 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định: hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bị đình chỉ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Bộ luật Hình sự quy định về tội phá hoại chính sách đoàn kết trong đó có hành vi “gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội”, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Hoặc “người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”.
Trạm số 4
Dựa vào thông tin hỗ trợ, em hãy trả lời câu hỏi:
Sự dung hòa giữa các tôn giáo lớn ở Việt Nam được thể hiện như thế nào?
Nhà nước có trách nhiệm gì đối với việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
Bài làm:
Sự dung hòa giữa các tôn giáo lớn ở Việt Nam được thể hiện ở chỗ mọi tôn giáo đều bình đẳng và được tôn trọng, đảm bảo.
Trách nhiệm của nhà nước đối với việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân:
Trạm số 5
Dựa vào thông tin hỗ trợ, em hãy:
Nhận xét việc làm của các bạn trẻ trong những hình ảnh trên. Những việc làm đó đã ảnh hưởng như thế nào đến không gian văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo?
Điền các thông tin thích hợp để hoàn thành bảng:
Khi đi vào các không gian tín ngưỡng, tôn giáo | Nên làm | Không nên làm |
Về trang phục |
|
|
Về giao tiếp, ứng xử |
|
|
Việc thực hiện các nghi lễ (thắp hương, cầu nguyện) |
|
|
Bài làm:
Khi đi vào các không gian tín ngưỡng, tôn giáo | Nên làm | Không nên làm |
Về trang phục | Gọn gàng, kín đáo | Mặc đồ hở hang, màu sắc sặc sỡ |
Về giao tiếp, ứng xử | Ăn nói lịch sự, đi lại nhẹ nhàng, nghiêm túc | Cười đùa, ăn nói thô lỗ, ồn ào... |
Việc thực hiện các nghi lễ (thắp hương, cầu nguyện) | Thực hiện nghi lễ tuần tự, theo đúng quy định của đền thờ, chùa chiền | Làm theo cảm tính, thích cái gì làm cái đó, không quan tâm đến người xung quanh. |
2. Kết thúc tìm hiểu tại 5 trạm học tập, các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến và điền vào kết quả dưới đây:
Tín ngưỡng, tôn giáo là gì? | Nêu một số tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam | Các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo | Trách nhiệm của Nhà nước với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo | Trách nhiệm của học sinh với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo |
|
|
|
|
|
Bài làm:
Tín ngưỡng, tôn giáo là gì? | Nêu một số tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam | Các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo | Trách nhiệm của Nhà nước với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo | Trách nhiệm của học sinh với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo |
- Tín ngưỡng là lòng tin vào một điều gì đó thần bí - Tôn giáo là một hệ thống văn hóa của các hành vi và thực hành được chỉ định, quan niệm về thế giới, các kinh sách, địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, đạo đức... | - Tôn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài, Hòa hảo, Tin lành, Hồi giáo - Tín ngưỡng: Thờ Mẫu, Thờ vua Hùng, Thờ Đức Thánh Trần, ... | - Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào. - Người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền không theo nữa. - Bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không được ai cưỡng bức hoặc cản trở. | - Đảm bảo quyền được lập hội và họp hội - Công nhận về mặt tổ chức theo quy định của pháp luật cho 13 tổ chức tôn giáo. - Chăm lo đến việc đào tạo các chức sắc tôn giáo để thúc đẩy tổ chức và hoạt động của các tổ chức tôn giáo, đáp ứng nhu cầu của nhân dân - Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động tôn giáo như nhà thờ, đền, chùa, thánh thất.... - Quyền tham gia vào quản lí nhà nước và xã hội của các tín đồ tôn giáo được tôn trọng và đảm bảo... | - Tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngưỡng tôn giáo như đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ… - Không được bài kích gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. - Không lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước. |
II. Tìm hiểu quyền tự do ngôn luận
1. Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
a. Giải thích thuật ngữ:
Em hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận?
Hãy đánh dấu X vào những việc làm thể hiện tự do ngôn luận của công dân:
A. Góp ý về việc làm sai của người khác |
|
B. Phát biểu ý nghĩa xây dựng bài |
|
C. Viết đơn kiện lên tòa án về hành vi sai phạm của người khác |
|
D. Thảo luận về kế hoạch tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường |
|
E. Chất vấn ban cán sự lớp trong buổi sinh hoạt thường kì |
|
G. Thắc mắc với cô giáo về kết quả bài kiểm tra 1 tiết |
|
H. Góp ý về dự thảo văn bản pháp luật |
|
I. Nói những điều không có căn cứ về bạn bè trên Facebook |
|
K. Phản ánh trên phương diện thông tin đại chúng về việc tiết kiệm điện, nước |
|
Bài làm:
A. Góp ý về việc làm sai của người khác |
|
B. Phát biểu ý kiến xây dựng bài |
|
C. Viết đơn kiện lên tòa án về hành vi sai phạm của người khác | X |
D. Thảo luận về kế hoạch tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường | X |
E. Chất vấn ban cán sự lớp trong buổi sinh hoạt thường kì |
|
G. Thắc mắc với cô giáo về kết quả bài kiểm tra 1 tiết |
|
H. Góp ý về dự thảo văn bản pháp luật | x |
I. Nói những điều không có căn cứ về bạn bè trên Facebook |
|
K. Phản ánh trên phương tiện thông tin đại chúng về việc tiết kiệm điện, nước | X |
b. Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
Bài làm:
Câu hỏi | Trả lời |
1. Tại sao công dân được thực hiện quyền tự do ngôn luận lại phải theo quy định của pháp luật? |
|
2. Pháp luật quy định công dân được sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? |
|
3. Nhà nước có trách nhiệm gì với quyền tự do ngôn luận của công dân? |
|
4. Để sử dụng hiệu quả quyền tự do ngôn luận, công dân phải làm gì? |
|
Bài làm:
Câu hỏi | Trả lời |
1. Tại sao công dân được thực hiện quyền tự do ngôn luận lại phải theo quy định của pháp luật? | Công dân được thực hiện quyền tự do ngôn luận lại phải theo quy định của pháp luật vì:
|
2. Pháp luật quy định công dân được sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? | Pháp luật quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. |
3. Nhà nước có trách nhiệm gì với quyền tự do ngôn luận của công dân? | Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân và báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
|
4. Để sử dụng hiệu quả quyền tự do ngôn luận, công dân phải làm gì? | Để sử dụng hiệu quả quyền tự do ngôn luận, công dân phải tích cực tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội. |
Kể 3 việc làm thể hiện quyền tự do ngôn luận đúng pháp luật | Kể 3 việc làm thể hiện quyền tự do ngôn luận trái pháp luật |
|
|
|
|
|
|
Bài làm:
Kể 3 việc làm thể hiện quyền tự do ngôn luận đúng pháp luật | Kể 3 việc làm thể hiện quyền tự do ngôn luận trái pháp luật |
Viết đơn khiếu nại tình trạng cán bộ của phường ăn đút lót, gây khó khăn cho nhân dân | Bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác bằng những lời nói bịa đặt trên mạng xã hội |
Tham gia bàn luận việc đóng góp và xây dựng nhà văn hóa phường | Lợi dụng quyền tự do ngôn luận để chống phá Đảng, Nhà nước |
Đóng góp ý kiến sửa đổi luật thanh niên | Phản ánh trên phương tiện truyền thông vấn đề điện, nước không đúng sự thật. |
Có ý kiến cho rằng | Ý kiến của em |
1. Sử dụng quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật sẽ làm hạn chế quyền tự do và quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân |
|
2. Phải có trình độ văn hóa mới sử dụng được quyền tự do ngôn luận |
|
3. Học sinh Trung học cơ sở còn nhỏ nên chưa được phép và chưa có khả năng thực hiện quyên tự do ngôn luận |
|
Bài làm:
Có ý kiến cho rằng | Ý kiến của em |
1. Sử dụng quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật sẽ làm hạn chế quyền tự do và quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân | Em không đồng ý vì nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, miễn sao điều đó không vi phạm pháp luật. |
2. Phải có trình độ văn hóa mới sử dụng được quyền tự do ngôn luận | Em không đồng ý vì ai cũng có quyền tự do ngôn luận, miễn sao không chống phá nhà nước, chống phá Đảng và vi phạm pháp luật. |
3. Học sinh Trung học cơ sở còn nhỏ nên chưa được phép và chưa có khả năng thực hiện quyên tự do ngôn luận | Em không đồng ý vì học sinh Trung học cơ sở vẫn được phép thực hiện quyền tự do ngôn luận, điều này đã được quy định tại Luật trẻ em năm 2016. |
b. Quan sát ảnh và trả lời câu hỏi:
Những hình ảnh trên cho biết công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng phương thức nào?
Ngoài những phương thức nói trên, hãy kể tên những phương thức thể hiện quyền tự do ngôn luận mà em biết?
Em thường sử dụng phương thức nào để thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình? Nêu cảm nhận của em khi thực hiện quyền này?
Bài làm:
Các phương thức công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình thông qua các hình ảnh trên là:
Ngoài những phương thức nói trên, em còn biết thêm một số phương thức khác để thực hiện quyền tự do ngôn luận là:
Em thường sử dụng phương thức đóng góp ý kiến qua hòm thư để thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình. Em thấy rất vui vì được thực hiện quyền này, nó giúp em trở nên có trách nhiệm và có thêm động lực để đưa ra nhiều ý kiến đóng góp tích cực cho tập thể, cho xã hội.
1. Ghép tranh/ ảnh
Dưới đây là một số hình ảnh tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam. Các nhóm hãy điền số của hình ảnh cho phù hợp với tín ngưỡng và loại hình tôn giáo để hoàn thành phiếu học tập số 4.
(Tranh trang 68 sgk)
Tín ngưỡng, tôn giáo | Ảnh số |
Đạo Phật |
|
Đạo Thiên Chúa |
|
Đạo Hồi |
|
Đạo Hòa Hảo |
|
Đạo Cao Đài |
|
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên |
|
Bài làm:
Tín ngưỡng, tôn giáo | Ảnh số |
Đạo Phật | Số 1, số 7 |
Đạo Thiên Chúa | Số 2, số 8, số 9 |
Đạo Hồi | Số 4 |
Đạo Hòa Hảo | Số 6 |
Đạo Cao Đài | Số 5 |
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên | Số 3 |
2. Đóng vai nhà tư vấn
Mỗi nhóm hãy lựa chọn một trong hai tình huống sau để xây dựng và tổ chức đóng vai theo kịch bản để đưa ra hướng giải quyết tình huống theo hình thức tư vấn pháp luật
Tính huống 1: Anh Quang theo đạo A cùng với cả gia đình. Đến năm 22 tuổi muốn chuyển sang đạo B, nhưng bố mẹ anh nhất định không chấp nhận. Bố anh Quang còn tuyên bố, nếu anh bỏ đạo A theo đạo B thì bố anh sẽ không còn coi anh là con nữa vì ông không muốn có đứa con bất hiếu không nghe lời bố mẹ. Theo em, Anh Quang sẽ làm thế nào để thực hiện quyết định của mình mà không trở thành người con bất hiếu trong mắt của bố mẹ?
Tình huống 2: Con gái anh Nam bị ốm nặng, anh nghe nói có ông An - thầy cúng ở làng bên có tài chữa bệnh bằng cầu cúng nên anh đưa con sang. Ông An nói rằng con anh bị ma nhập nên phải làm lễ cúng lớn để đuổi ma thì con anh mới khởi được. Theo em, việc làm của ông An là đúng hay sai? Vì sao?
Thảo luận lớp về vai diễn và cách tư vấn để giải quyết tình huống của các nhóm.
Bài làm:
Tình huống 1: Nếu em là Anh Quang, em sẽ đợi lúc bố mẹ nguôi giận, ngồi nói chuyện nhỏ nhẹ, phân tích cho bố mẹ rằng việc mình theo đạo nào đó chỉ là một hình thức tín ngưỡng và hướng tới những điều tốt đẹp cả. Vì Anh Quang cảm thấy mình phù hợp hơn với đạo B nên xin bố mẹ rút đạo A để theo là điều bình thường và cũng không bị ai nghiêm cấm hay khiển trách. Đó cũng là quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của mỗi người được nhà nước bảo vệ.
Tình huống 2: Theo em, việc làm của ông An là sai vì đó là việc làm mê tín dị đoan, mâu thuẫn với tự nhiên và phản khoa học. Nếu em là anh Nam, em sẽ đưa cháu gái xuống bệnh huyện tỉnh, bệnh viện thành phố lớn để các bác sĩ thăm khám, tìm và triều trị bệnh theo khoa học.
3. Bày tỏ
Em hãy lựa chọn biểu tượng cảm xúc (đồng ý mặt cười, không đồng ý mặt buồn) để ghép với thông tin sao cho phù hợp. Hãy giải thích cho biểu tượng cảm xúc mà em đã lựa chọn ở mỗi thông tin
| Nhân dân tích cực tham gia đóng góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Dự thảo Luật đất đai |
| Tết Nguyên đán năm Bính Thân nghỉ dài ngày, một số bạn đọc điện thoại đến đường dây nóng báo SGGP thắc mắc liệu việc ghi chỉ số điện kế tháng 2/2016 có khiến người tiêu dùng bị ảnh hưởng do giá điện tính theo bậc thang không |
| Ngày chất vấn thứ hai của kì họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII cũng ghi nhận nhiều khoảng lặng khi đại biểu Trương Trọng Nghĩa chất vấn Thủ tướng về việc vay vốn ODA của Trung Quốc, đại biểu Lê Nam chất vấn về giải pháp của chính phủ trước việc Trung Quốc bồi đắp và xâm lấn nghiêm trọng hơn trên Biển Đông, đại biểu Lê Như Tiến chất vấn Thanh tra chính phủ về tham nhũng. |
| Vì có mâu thuẫn với ông An - Chủ tịch huyện nên bà Lan thường xuyên nói xấu ông An với những người khác, thậm chí bà còn viết các thông tin cho rằng ông An tham nhũng và đăng lên mạng xã hội. |
Bài làm:
Nhân dân tích cực tham gia đóng góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Dự thảo Luật đất đai
=> Đồng ý vì đó vừa là quyền và là trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng và phát triển đất nước
Tết Nguyên đán năm Bính Thân nghỉ dài ngày, một số bạn đọc điện thoại đến đường dây nóng báo SGGP thắc mắc liệu việc ghi chỉ số điện kế tháng 2/2016 có khiến người tiêu dùng bị ảnh hưởng do giá điện tính theo bậc thang không
=> Không đồng ý vì các bạn hỏi không đúng vấn đề
Ngày chất vấn thứ hai của kì họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII cũng ghi nhận nhiều khoảng lặng khi đại biểu Trương Trọng Nghĩa chất vấn Thủ tướng về việc vay vốn ODA của Trung Quốc, đại biểu Lê Nam chất vấn về giải pháp của chính phủ trước việc Trung Quốc bồi đắp và xâm lấn nghiêm trọng hơn trên Biển Đông, đại biểu Lê Như Tiến chất vấn Thanh tra chính phủ về tham nhũng.
=> Đồng ý vì đại biểu Lê Nam chất vấn những vấn đề được nhiều người dân quan tâm, đó là những vấn đề nóng của đất nước, cần được Quốc hội làm rõ.
Vì có mâu thuẫn với ông An - Chủ tịch huyện nên bà Lan thường xuyên nói xấu ông An với những người khác, thậm chí bà còn viết các thông tin cho rằng ông An tham nhũng và đăng lên mạng xã hội.
=> Không đồng ý vì bà Lan do tư thù cá nhân mà bôi nhọ nhân phẩm của ông An.
Các nhóm thảo luận xây dựng mỗi nhóm một tình huống để giúp bạn Hồng và Hà hoàn thiện đoạn kịch trên (đoạn kịch trang 70 sgk)
Bài làm:
Ví dụ: Tình huống chứng minh trong một số trường hợp, quyền tự do ngôn luận gây ra những tác hại nghiêm trọng đến không ngờ
Bạn Lan là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, một lần bạn Tâm mất chiếc ví tiền trong đó có tờ 500 nghìn mẹ bạn ấy vừa cho sáng nay để đóng tiền sách giáo khoa. Tâm tìm mãi không được và đổ lỗi cho Lan lấy, xỉ nhục bạn ấy là đồ con nhà nghèo, cha mẹ không nuôi dạy nên mới đi ăn cắp như vậy... Dù các bạn ngăn cản nhưng Tâm được đà mắng nhiếc Lan mặc dù Lan vừa khóc vừa nói cho Tâm hiểu là mình không lấy. Tâm vẫn không cam chịu, Lan tủi thân chạy ra khỏi cổng trường, do không quan sát kĩ bị xe máy va vào làm chân bạn bị trầy xước và khâu mấy mũi. Trong khi, số tiền của Tâm không mất mà bạn ấy đã để quên ở nhà.
Em hãy tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Giỗ tổ Hùng Vương và vẽ một bức tranh tuyên truyền, cổ động cho ngày lễ này
Bài làm:
Nguồn gốc:
Truyền thuyết kể lại rằng: Kinh Dương Vương sinh một con trai, sau nối ngôi vua cha niên hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở ra một trăm người con là tổ tiên của người Bách Việt. Một hôm vua Lạc Long Quân bảo bà Âu Cơ: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó”.
Vì vậy, năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi người con theo cha về miền biển. Lạc Long Quân phong cho con trưởng Hùng Vương nối ngôi, làm vua. Trải qua 18 đời, Hùng Vương thứ 18 đã nhường ngôi cho Thục Phán - An Dương Vương.
Để ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng có công khai thiên, lập địa, vua Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Đến thời nhà Nguyễn - năm Khải Định thứ 2 chính thức chọn ngày 10 tháng 3 Âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ các Vua Hùng và nhắc nhở mọi người Việt Nam cùng tưởng nhớ thờ cúng Tổ tiên.
Ý nghĩa:
Ngày giỗ tổ Hùng Vương 10-3 chính là nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn, công ơn của những người đi trước. Hàng năm, cứ vào ngày này thì người dân Việt Nam dù đang ở đâu cũng cùng nhau hướng về cội nguồn dân tộc.
Theo tục lệ hàng năm, ngày giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Đây là dịp con cháu từ mọi miền đất nước trở về đây bày tỏ lòng biết ơn với những người đi trước.
Vào ngày 6-12-2012, ý nghĩa của giỗ tổ Hùng Vương đã được cả thế giới biết đến khi UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là một Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Giờ đây, ý nghĩa ngày giỗ tổ Hùng Vương 10-3 không chỉ thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc mà nó còn là niềm tự hào của người Việt trước bạn bè quốc tế.
Kể từ năm 2007, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức công nhận giỗ tổ Hùng Vương là Quốc lễ. Từ đó, ngày này có ý nghĩa đặc biệt hơn với con dân người Việt.
Vẽ bức tranh: (học sinh tự vẽ)
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Giáo Dục Công Dân lớp 8 Bài 9: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do ngôn luận sách VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.