Logo

Giải Giáo Dục Công Dân 8 VNEN Bài 11: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Giải Giáo Dục Công Dân 8 VNEN Bài 11: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK chi tiết, dễ hiểu. Giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
3.0
2 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 8 Bài 11: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại VNEN chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp học sinh trong quá trình học tập.

Giải GDCD lớp 8 VNEN Bài 11:Hoạt động khởi động

1. Quan sát hình ảnh và trả lời tự nhiên

(hình 1, 2 trang 80 sgk)

Câu hỏi:

1/ Các hình ảnh trên mô tả điều gì? Hãy chỉ ra những chi tiết mô tả điều đó.

2/ Em hãy đặt tên cho hình ảnh số 2 và nêu thông điệp của hình ảnh

3/ Khi quan sát, mô tả những bức ảnh đó em có suy nghĩ gì?

Bài làm:

1. Hình ảnh trên mô tả:

  • Hình 1: Đám cháy bùng lên (ngọn lửa, đám khói...)
  • Hình 2: Sử dụng nhiều chất phụ gia trong thực phẩm (hàn the, chất tẩy trắng, bột màu, chất tạo bọt...)

2. Thông điệp của hình 2: Vì đồng tiền mà con người tự hủy diệt chính mình.

3. Khi quan sát, mô tả những bức ảnh đó em có suy nghĩ: 

  • Hình 1: Cháy là tai nạn thường xuyên xảy ra ở nước ta hiện nay, nó không chỉ gây thiệt hại về của cải mà còn cướp đi tính mạng của con người. Bởi vậy, chúng ta cần phải cảnh giác và phòng ngừa nhất là vào mùa nắng nóng.
  • Hình 2: Hiện  nay, thực phẩm con người sử dụng được pha trộn rất nhiều các chất phụ gia để món ăn thêm hấp dẫn và ngon hơn. Nhưng nó lại gây hại rất lớn đến sức khỏe con người. Vì vậy, người sử dụng phải biết lựa chọn những sản phẩm tươi sạch để đảm bảo sức khỏe.

Giải Giáo Dục Công Dân lớp 8 VNEN Bài 11: Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

a. Đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi

Câu hỏi:

1/ Trong thông tin 1, bom mìn còn sót lại ở Quảng Bình đã gây ra những hậu quả gì?

2/ Các vụ nổ bom mìn gây tử vong cho trẻ em ở Quảng Bình xuất phát từ nguyên nhân nào?

3/ Trong thông tin 2, hóa chất formol được phát hiện trong loại thực phẩm nào? Loại hóa chất này gây hại đến cơ thể người như thế nào?

4/ Từ hai thông tin trên, em hãy cho biết hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại là gì?

Bài làm:

1/ Trong thông tin 1, bom mìn còn sót lại ở Quảng Bình gây ra những hậu quả: Từ 1975 đến nay, Quảng Bình có 5847 người bị tai nạn bom mìn, trong đó làm chết 2909 người. Riêng từ năm 2003 - 2013, xảy ra 164 vụ tai nạn bom mìn làm chết 49 người, bị thương 115 người...

2/ Các vụ nổ bom mìn gây tử vong cho trẻ em ở Quảng Bình xuất phát từ nguyên nhân: Do các em không ý thức được đó là những thứ vũ khí nguy hiểm thời chiến tranh để lại. Vì tính tò mò và hiếu kì nên các vụ tai nạn bom mìn ở trẻ em chủ yếu là do các em chơi với bom, mìn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

3/ Trong thông tin 2, hóa chất formol được phát hiện trong bánh phở.

Loại chất này gây hại đến cơ thể con người: Khi con người bị tiếp nhiễm Formol qua da, mắt cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Khi bị xâm nhập vào thực quản, cơ thể sẽ phản ứng mạnh mẽ như ói mửa, bị tiêu chảy và mất nước mau chóng có thể đi đến tử vong. Nếu da bị tiếp xúc lâu ngày sẽ trở thành nhạy cảm, dị ứng và có những chứng bệnh ngoài da...

4/ Hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại là làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, nặng hơn là cướp đi tính mạng con người.

b. Kể tên các vật liệu có thể gây cháy, nổ và các chất độc hại

Thảo luận với bạn để kể tên một số loại vũ khí, chất liệu có khả năng gây cháy nổ và các chất độc hại mà em biết

Vũ khí, vật liệu có khả năng gây cháy, nổ

Các chất độc hại

 

 

Bài làm:

Vũ khí, vật liệu có khả năng gây cháy, nổ

Các chất độc hại

Bom, mìn, lựu đạn

Bình ga

Thuốc pháo, thuốc nổ

Xăng, dầu...

Chất tẩy trắng

Hormol

Hàn the

Phẩm màu...

c. Xác định nguyên nhân của các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.

Xác định nguyên nhân của các tai nạn dưới đây bằng cách nối các tình huống với các ô cho phù hợp

Bài làm:

2. Tìm hiểu quy định pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

  • Nhà nước đưa ra những quy định trên nhằm mục đích gì?

  • Dựa vào quy định pháp luật trên, xác định các hành vi dưới đây có vi phạm pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại không:

Hành vi

Vi phạm

Không vi phạm

A. Anh Kiên chuyên buôn bán súng, lựu đạn để kiếm lời

 

 

B. Bà Na sử dụng nhiều thuốc kích thích tăng trưởng để nhanh thu hoạch rau

 

 

C. Dũng rủ bạn mua pháo hoa để bắn vào ngày lễ, tết

 

 

D. Ông An cưa các loại bom, đạn cũ để lấy thuốc đi bán

 

 

E. Công an dùng vũ khí để truy bắt tội phạm

 

 

Bài làm:

Nhà nước đưa ra những quy định trên nhằm mục đích: Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với hoạt động phòng cháy và chữa cháy; bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội;

Xác định các hành vi:

Hành vi

Vi phạm

Không vi phạm

A. Anh Kiên chuyên buôn bán súng, lựu đạn để kiếm lời

x

 

B. Bà Na sử dụng nhiều thuốc kích thích tăng trưởng để nhanh thu hoạch rau

x

 

C. Dũng rủ bạn mua pháo hoa để bắn vào ngày lễ, tết

x

 

D. Ông An cưa các loại bom, đạn cũ để lấy thuốc đi bán

x

 

E. Công an dùng vũ khí để truy bắt tội phạm

 

x

3. Tìm hiểu cách phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các hóa chất độc hại

a. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

1/ Hành vi của các cá nhân trong mỗi bức ảnh trên có thể gây ra những hậu quả gì?

2/ Khi ở gần cây xăng, chúng ta cần tuân thủ những quy định nào để đảm bảo an toàn?

Bài làm:

1/ Hành vi của các cá nhân trong mỗi bức ảnh có thể gây ra việc cháy nổ, thiệt hại về của cải cũng như tính mạng của con người.

2/ Khi ở gần cây xăng, để đảm bảo an toàn chúng ta cần phải tuân thủ những quy định:

  • Không đưa lửa đến gần cây xăng dưới mọi hình thức (bật lửa, than, tro...)
  • Không hút thuốc nơi cây xăng
  • Không nghe hoặc sử dụng điện thoại di động nơi cây xăng
  • Hạn chế tạo nguồn tích điện khi có mặt tại trạm xăng bằng cách tránh tạo ma sát, không cho trẻ em nghịch các vật tạo ra tia lửa điện.
  • Không nổ máy xe khi đang đổ xăng. Cách tốt nhất là khi vừa bước vào trạm xăng là tắt máy ngay.

b. Góc tư vấn

Tư vấn giúp bạn Lan trong các trường hợp dưới đây:

  • Khi bị rò rỉ gas, mình nên làm gì và không nên làm gì?

  • Khi bị ngộ độc thực phẩm, mình nên làm gì?

Bài làm:

Khi bị tò rỉ gas:

Nên làm

Không nên làm

  • Tìm cách khóa van bình gas lại và tuyệt đối không ngắt/mở các thiết bị điện
  • Sử dụng các phương tiện thông gió thủ công, Ví dụ: quạt nan hoặc bìa cứng để quạt tản khí đi. Nếu quạt máy đang chạy thì vẫn để nguyên.
  • Mở hết các cửa để khí gas thoát ra ngoài.
  • Nhanh chóng di chuyển ra ngoài kêu gọi mọi người hỗ trợ.
  • Không sử dụng các nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt…
  • Tuyệt đối không gọi điện thoại tại khu vực có mùi gas.

Khi bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta nên:

  • Cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn đã ăn vào.
  • Trường hợp nạn nhân không thể nôn được, cần cho uống than hoạt tính để hấp thu các chất độc.
  • Khi nạn nhân có biểu hiện tiêu chảy, không nên uống thuốc cầm tiêu chảy mà cần cho bệnh nhân tiêu ra hết
  • Nếu thấy bệnh nhân có biểu hiện mất nước nên cho uống oresol pha với 1 lít nước hoặc pha 1/2 muỗng cà phê muối với 4 muỗng cà phê đường trong 1 lít nước. 
  • Trường hợp nạn nhân có biểu hiện hôn mê, co giật cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị.
  • Khi xảy ra ngộ độc, cần bảo quản lạnh thực phẩm nghi ngờ để gửi mẫu kiểm nghiệm tìm nguyên nhân.

4. Trách nhiệm của học sinh trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

a. Đọc thông tin sau và trả lời các câu hỏi

  • Vì sao em Quang Bảo Khang lại tử vong?

  • Em có suy nghĩ gì về hành vi của Khang và Lăng?

Bài làm:

  • Em Quang Bảo Khang tử vong là do em Hà Đức Lăng sử dụng cây súng tự chế của bố bạn Khang để chơi và không may siết cò bắn trúng vào trán của Khang.
  • Qua sự việc trên, em thấy hành vi của hai bạn Khang và Lăng thật đáng trách. Vì tính ham chơi và tò mò của các em đã khiến cho bạn Khang mất mạng.

b. Xử lí tình huống

Tình huống 1: Nhà M chuyên trồng rau để đem đi bán. K về nhà M chơi và rủ M ra vườn hái, M can ngăn K và nói: "Ruộng này được phun nhiều thuốc sâu, dưa này nhìn ngon nhưng không ăn được mà để bán, muốn ăn thì hái ở khu bên cạnh".

Nếu là bạn của M, em sẽ làm gì?

Tình huống 2: Cửa hàng nhà bà H, cạnh nhà của B bán rất nhiều các hóa chất độc hại để tẩm ướp thực phẩm. Một lần đi ngang qua nhà bà H, B nghe thấy bà H nói với khách hàng: "Chỉ cần một gói nhỏ này thôi là thịt ôi thiu lại tươi ngon như mới".

Nếu là B, em sẽ làm gì?

Bài làm:

Tình huống 1: Nếu là bạn của M, em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy. Để rau không bị sâu chỉ nên phun thuốc đúng liều lượng cho phép. Còn nếu phun thuốc quá nhiều nhà M sẽ bán được rau nhưng ngược lại người mua ăn sẽ mặc phải nhiều loại bệnh nguy hiểm. Mình không nên vì lợi nhuận trước mắt mà hủy diệt đi sự sống của người khác như vậy. Hiện nay, việc kinh doanh rau sạch đang được rất nhiều khách hàng tin dùng mà giá thành cũng cao. Vì vậy, thay vì phun thuốc quá nhiều, nhà M nên sử dụng các phương pháp sinh học để trồng rau vừa giúp rau phát triển lại đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng.

Tình huống 2: Nếu em là B, em sẽ góp ý với bà H là không nên buôn bán các hóa chất độc hại để tẩm ướp thực phẩm. Đó vừa là việc làm vi phạm pháp luật, vừa có lỗi với lương tâm. Bởi đó là những chất khi đi vào cơ thể con người sẽ gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm. Nếu bà H vẫn tiếp tục bán thì em sẽ báo cáo với cơ quan địa phương để xử lí.

Giải VNEN GDCD 8 Bài 11: Hoạt động luyện tập

1. Đọc và trả lời

Khoanh vào những hành vi vi phạm pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và hóa chất độc hại

A. Buôn bán vũ khí, chất nổ để kiếm lời

B. Dùng mìn đánh bắt thủy, hải sản

C. Dùng vũ khí để giết người, cướp tài sản

D. Đi vào khu vực cấm, bãi mìn

E. Cưa các loại bom đạn cũ lấy thuốc nổ bán

G. Đốt rừng làm nương rẫy

H. Khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi

I. Sơ suất, chủ quan khi sử dụng chất cháy, chất nổ

K. Sự cố kĩ thuật khi sử dụng vũ khí, chất gây cháy, nổ

L. Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi

M. Ăn cá loại thịt có chất độc

N. Bắn pháo hoa ngày tết

O. Dùng súng để truy bắt tội phạm

Bài làm:

Những hành vi vi phạm pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và hóa chất độc hại là:

A. Buôn bán vũ khí, chất nổ để kiếm lời

B. Dùng mìn đánh bắt thủy, hải sản

C. Dùng vũ khí để giết người, cướp tài sản

D. Đi vào khu vực cấm, bãi mìn

E. Cưa các loại bom đạn cũ lấy thuốc nổ bán

G. Đốt rừng làm nương rẫy

L. Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi

N. Bắn pháo hoa ngày tết

2.Vẽ sơ đồ tư duy

Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung của bài học trong đó có nội dung các nhánh

Bài làm:

Giải VNEN Giáo Dục Công Dân 8 Bài 11: Hoạt động vận dụng - Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Sưu tầm

Em sưu tầm các kinh nghiệm để lựa chọn và sử dụng thực phẩm an toàn

Bài làm:

Ví dụ: Một số kinh nghiệm để lựa chọn và sử dụng thực phẩm an toàn là:

  • Lựa chọn những loại rau củ màu sắc tươi xanh tự nhiên, cầm chắc tay, nặng tay, bề ngoài nguyên vẹn không bị trầy xước.
  • Ngâm rau 10 - 15 phút rồi mới rửa rau ba lần dưới vòi nước chảy.
  • Khi mua thịt, lấy ngón tay ấn vào miếng thịt mà đàn hồi không trở lại là thịt ôi. 
  • Chọn những con cá mắt sáng, nhanh, chạm vào bơi nhanh, quẫy khỏe chứ không lù đù là cá tươi ngon.
  • Không nên mua những loại củ quả được gọt sẵn ngoài chợ vì chúng không đảm bảo và những người bán có thể gọt bỏ đi những củ sâu bệnh để gọt chung vào đó...

2. Tưởng tượng

Em hãy viết một bài báo miêu tả tưởng tượng của em về cuộc sống con người trong xã hội tương lai sẽ ra sao nếu con người thường xuyên sử dụng hóa chất trong cuộc sống hàng ngày

Bài làm:

Ví dụ:

Vấn đề sức khỏe con người đang trở thành một hồi chuông cảnh báo đối với không chỉ nước ta mà toàn nhân loại. Tại sao, công nghệ ngày càng phát triển, nhưng số người tử vong, mắc bệnh hiểm nghèo đang ngày càng một tăng lên chóng mặt. Phải chăng, đó là do việc chúng ta thường xuyên sử dụng hóa chất trong cuộc sống.

Theo dự báo của các chuyên gia, những vấn đề thật sự to lớn đang chờ đợi chúng ta ở vài thập kỷ nữa. Khoa học và công nghệ ngay lúc này cần phải tập trung đi tìm giải pháp để làm cho tương lai chúng ta tốt hơn bởi trên thực tế, những sự khó khăn này đang đến rất gần.

1. Số người tử vong vì ô nhiễm không khí chạm mốc 6 triệu người

Báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) công bố, đến năm 2050, số ca tử vong do ô nhiễm không khí sẽ chạm mốc 6 triệu người.

Lý do được các chuyên gia đưa ra là, bởi thời tiết ấm hơn sẽ là nhân tố giúp gia tăng phản ứng hóa học sản xuất nhiều chất gây ô nhiễm.

Một trong những độc tố đó là ozone mặt đất hay ozone “xấu” - tạo ra bởi phản ứng hóa học giữa oxit nito (NOx) và hợp chất hữu cơ (VOCs) dễ bay hơi dưới sự hiện diện của ánh sáng Mặt trời.

Khí thải từ cơ sở công nghiệp, động cơ xe, dung môi hóa học là nguồn chính của NOx và VOCs. Chất này sẽ khiến người hít phải cảm thấy khó thở, gây ra ho, lâu sẽ gây bệnh hen suyễn.

2. Siêu vi khuẩn có thể khiến 10 triệu người tử vong mỗi năm

Thế giới gần đây đã cảnh báo về tình trạng siêu vi khuẩn kháng thuốc bằng các cụm từ “cơn ác mộng vi khuẩn” hoặc “siêu vi khuẩn chết người”.Tình trạng này đã cướp đi 700.000 người mỗi năm và một báo cáo khoa học của Mỹ đã chỉ ra, đến năm 2050, các bệnh nhiễm trùng có thể giết chết 10 triệu người trên toàn thế giới - nhiều hơn tất cả các loại ung thư kết hợp lại.Giống như bất kỳ sinh vật sống nào, vi khuẩn có thể sinh sôi cũng như có thể đột biến để sinh tồn. Một số loài sẽ tự biến thể để tăng khả năng kháng thuốc tiêu diệt chúng.

3. Bệnh tật lây lan một cách dễ dàng

Nhiệt độ ngày càng tăng kết hợp với lũ lụt và hạn hán đang trở thành mối đe dọa với sức khỏe dân số toàn cầu. Bởi đây là môi trường sống lý tưởng cho các loài muỗi, những loài ký sinh, chuột và nhiều sinh vật mang bệnh khác phát triển mạnh.Theo tính toán của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 2030, có thêm 60.000 người chết vì bệnh sốt rét. Vào năm 2050, 4,6 tỷ người sẽ có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết và bệnh tả cũng phát triển mạnh hơn khi có tới 130.000 người chết mỗi năm. Với hệ miễn dịch giảm do khí hậu thay đổi thất thường, rất có thể, con số thực sẽ không dừng lại ở đây.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Giáo Dục Công Dân lớp 8 Bài 11: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại sách VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com