Logo

Soạn Bài 10: Quyền và nghĩa vụ trong lao động GDCD lớp 9 VNEN

Soạn Bài 10: Quyền và nghĩa vụ trong lao động GDCD lớp 9 VNEN trang 82 hướng dẫn trả lời câu hỏi sách giáo khoa chương trình mới chính xác nhất, giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả
5.0
0 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 10: Quyền và nghĩa vụ trong lao động được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa môn Giáo dục công dân lớp 9 chương trình mới (VNEN). Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn GDCD 9.

Hoạt động khởi động Bài 10: Quyền và nghĩa vụ trong lao động

Trò chơi: Tiếp sức

a. Cách chơi:

  • Chia lớp thành 2 đội, yêu cầu trong thời gian 3 phút học sinh liệt kê những ngành nghề trong xã hội mà các em biết.
  • Tiếp tục trò chơi đến khi hết thời gian quy định và tìm ra đội thắng cuộc

b. Thảo luận sau khi chơi:

  • Việc xuất hiện và tồn tại những ngành nghề đó trong xã hội có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống con người?

Bài làm:

Một số nghành nghề trong xã hội mà em biết là:

  • Khai thác dầu khí
  • Điện dân dụng
  • Sửa chữa ô tô
  • Luyện kim
  • Bảo hiểm
  • Chứng khoán
  • Thư kí, kế toán
  • Đầu bếp
  • Công an....

Việc xuất hiện và tồn tại những ngành nghề đó trong xã hội đã cho thấy nền kinh tế nước ta có đa dạng ngành nghề. Từ những ngành nghề đó, tạo cơ hội cho con người có công ăn việc làm, sản xuất ra nhiều các mặt hàng khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển...

Hoạt động hình thành kiến thức Bài 10: Quyền và nghĩa vụ trong lao động

1. Khái niệm và ý nghĩa của lao động

a. Quan sát ảnh, gọi tên công việc trong mỗi bức ảnh và cho biết mục đích của các công việc ấy:

Bài làm:

Quan sát bức ảnh ta thấy:

  • Hình 1: Nghề đánh bắt cá -> cung cấp thực phẩm cho con người
  • Hình 2: Nghề làm muối biển -> cung cấp gia vị (một loại gia vị không thể thiếu đối với con người)
  • Hình 3: Nghề trồng lúa nước -> cung cấp lương thực
  • Hình 4: Nghề xây dựng -> cung cấp các toà nhà, cầu đường, điểm vui chơi...phục vụ nhu cầu con người.

b. Kể tên một số hoạt động lao động cụ thể bằng cách hoàn thành bảng sau:

Lĩnh vực lao động Hoạt động lao động cụ thể
Lao động chân tay  
Lao động trí óc  
Lao động kĩ thuật  

Bài làm:

Lĩnh vực lao động Hoạt động lao động cụ thể
Lao động chân tay Sử dụng sức lực cơ bắp chân tay để lao động.
Lao động trí óc Sử dụng chất xám để tạo ra những giá trị mang tính lâu dài
Lao động kĩ thuật Sử dụng trình độ chuyên môn kĩ thuật cao để xử lí những vấn đề phức tạp...

c. Em hiểu thế nào là lao động? Lao động có cần thiết với mỗi người không? Vì sao?

Bài làm:

Theo em, lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải, vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.

Lao động rất cần thiết đối với mỗi con người bởi đó là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người. Là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội.

2. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

a. Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi

Thành "vua" bơ từ hai bàn tay trắng.

Câu hỏi:

  • Anh Trịnh Xuân Mười làm công việc gì?
  • Việc làm của anh đúng hay sai? Vì sao?
  • Tại sao anh có thể thành công với cây bơ và trở thành "Vua" bơ trên đất Tây Nguyên?

Bài làm:

  • Anh Trịnh Xuân Mười từ việc trải qua các nghề ăn xin, phụ xe, bán bơ và cuối cùng anh có duyên với nghề trồng bơ và sản xuất cây bơ giống.
  • Việc làm của anh đúng vì đó là quyền của công dân. Ở đây, anh Mười đã sử dụng sức lao động để học nghề, tìm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân.
  • Anh Mười có thể thành công với cây bơ và trở thành "vua" bơ trên đất Tây Nguyên vì anh chịu khó lao động, hăng say tìm tòi, học hỏi.

b. Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận với câu hỏi sau:

Em sẽ làm gì cho cuộc sống tương lai? Vì sao?

Trong việc chọn nghề tương lai, em có chọn trong các trường hợp sau đây không?

  • Bản thân không yêu thích nghề đó
  • Bản thân không đủ điều kiện tâm lí, thể chất hay kiến thức xã hội để đáp ứng yêu cầu của nghề
  • Nghề mà bố mẹ bắt ép phải học.

Bài làm:

Ví dụ mẫu:

  • Em sẽ cố gắng học thật tốt, nhất là môn văn để sau này hi vọng có thể trở thành một giáo viên dạy văn thật giỏi. Vì môn văn là môn em yêu thích, với lại gia đình em từ ông bà, đến bố mẹ đều là giáo viên nên từ bé em đã có tình yêu đối với nghề cao quý này. Tuy có vất vả, nhưng em tin khi em thực hiện được ước muốn này, gia đình sẽ là điểm tựa vững chắc của em, chỉ bảo, chia sẻ cho em thật nhiều kinh nghiệm để ngày càng dạy tốt hơn và yêu nghề hơn.
  • Trong việc chọn nghề tương lai, em sẽ không chọn các trường hợp trên vì nó sẽ không đạt được kết quả cao.

c. Giải quyết tình huống

Tình huống 1:

Minh đang học lớp 10 nhưng do nhà đông em, bố mẹ lại ốm đau bệnh tật, gia đình khó khăn, Minh muốn làm ngoài giờ đi học có việc làm để giúp đỡ bố mẹ.

Theo em, Minh có thể tìm việc bằng cách nào trong các cách dưới đây:

A. Xin vào làm hợp đồng dài hạn trong các cơ quan nhà nước

B. Xin làm hợp đồng ngắn hại tại các cơ sở sản xuất kinh doanh

C. Nhận hàng của các cơ sở sản xuất về làm gia công

D. Vay tiền ngân hàng để tạo lập cơ sở sản xuất và thuê thêm lao động

Bài làm:

Theo em, Minh có thể tìm việc bằng cách:

Đáp án: C. Nhận hàng của các cơ sở sản xuất về làm gia công

Tình huống 2:

Anh Thành 26 tuổi làm nghề vận chuyển hàng lậu qua biên giới. Anh quan niệm lao động như thế này mang lại thu nhập cao nên sẽ giúp ích nhiều hơn cho gia đình.

Câu hỏi:

  • Quan niệm của anh Thành đúng hay sai? Vì sao?
  • Theo em, trong lao động, công dân có những quyền và nghĩa vụ gì? Hãy liệt kê những quyền và nghĩa vụ đó?

Bài làm:

Quan niệm của anh Thành không đúng vì việc anh đang làm vi phạm quy định của pháp luật.

Theo em, trong lao động, công dân có những quyền và nghĩa vụ sau:

  • Quyền lao động:
    • Công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động để học nghề, tìm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập.
  • Nghĩa vụ lao động:
    • Tự nuôi sống bản thân, gia đình
    • Tạo ra của cải, vật chất, tinh thần duy trì, phát triển đất nước.

d. Quan sát ảnh và trả lời câu hỏi:

1. Em hãy cho biết vận động viên nào trong ảnh đã làm nên kì tích Paralympic Rio năm 2016? Hãy chia sẻ cùng thầy/ cô giáo và các bạn về vận động viên này?

2. Điều gì làm nên thành công của các vận động viên khuyết tật?

3. Hình ảnh của các vận động viên khuyết tật trong Lễ Vinh danh đã để lại cho em bài học gì?

4. Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngay từ bây giờ em cần phải làm gì?

Bài làm:

1. Vận động viên trong ảnh đã làm nên kì tích Paralympic Rio năm 2016 là: Vận động viên Lê Văn Công. Đây là lần đầu tiên vận động viên Lê Văn Công đại diện cho đội thể thao người khuyết tật Việt Nam đoạt huy chương vàng, phá kỷ lục Paralympic, phá kỷ lục thế giới.

2. Thành tích của các vận động viên là kết quả của một quá trình tập luyện, thi đấu, phấn đấu bền bỉ của cá nhân vận động viên, huấn luyện viên và thể hiện sự quan tâm đầu tư của các cấp, ngành và toàn xã hội.

3. Hình ảnh của các vận động viên khuyết tật trong Lễ Vinh danh đã để lại cho em bài học: Dù trong hoàn cảnh nào, khó khăn đến mấy thì chúng ta cũng đều phải kiên trì, bền bỉ vượt qua nó.

4. Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngay từ bây giờ em cần phải cố gắng học tập chăm chỉ và rèn luyện để ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.

3. Điều kiện tham gia hợp đồng lao động và quy định đối với lao động trẻ em.

a. Đọc thông tin sau và hoàn thành phiếu học tập

Dựa vào thông tin nêu trên, em hãy hoàn thành phiếu học tập dưới đây:

Quy định của pháp luật đối với người lao động Quy định của pháp luật đối với người sử dụng lao động Quy định của pháp luật đối với lao động trẻ em
     

Bài làm:

Quy định của pháp luật đối với người lao động Quy định của pháp luật đối với người sử dụng lao động Quy định của pháp luật đối với lao động trẻ em

Được làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào và ở bất kì nơi nào mà pháp luật không cấm

Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm phù hợp

Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động...

Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

Không sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại...

Thời gian làm việc không quá 8 giờ/ ngày và 40 giờ/tuần

Không sử dụng lao động chưa thành niên sản xuất và kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá...

Phải tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hoá.

b. Xác định những hoạt động nào dưới đây thuộc quyền lao động của công dân theo quy định của pháp luật?

A. Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

B. Tự kinh doanh theo mô hình trang trại

C. Buôn bán pháo nổ, thuốc nỏ

D. Thuê lao động trên 18 tuổi làm giúp việc trong gia đình

E. Nghỉ việc dài ngày không cần nêu lí do

G. Đi xuất khẩu lao động nước ngoài.

Bài làm:

Những hoạt động thuộc quyền lao động của công dân theo quy định của pháp luật là:

A. Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

B. Tự kinh doanh theo mô hình trang trại

D. Thuê lao động trên 18 tuổi làm giúp việc trong gia đình

G. Đi xuất khẩu lao động nước ngoài.

c. Giải quyết tình huống

Tình huống 1: (sgk trang 88)

Câu hỏi:

Quyết định của Hội đồng tuyển dụng có vi phạm pháp luật về lao động hay không?

Theo em, pháp luật nước ta có quy định vê ưu tiên tuyển dụng lao động nữ vào làm việc khi người có đủ tiêu chuẩn tuyển chọn làm công việc phù hợp cho cả nam và nữ không? Vì sao?

Bài làm:

Quyết định của Hội đồng tuyển dụng không vi phạm pháp luật về lao động.

Đối với lao động nữ, pháp luật nước ta đã quy định rõ tại điều 111 là: Người sử dụng lao động phải ưu tiên nhận phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ tiêu chuẩn tuyển chọn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ mà doanh nghiệp đang cần.

Tình huống 2:

Vì gia đình nghèo nên khi An 13 tuổi (học lớp 7) đã bị bố bắt nghỉ học để đi làm thuê kiếm tiền ở một xưởng nhuộm vải gần nhà.

Câu hỏi:

  • Quan niệm của bố An đúng hay sai? Vì sao?
  • Theo em, bạn An nên làm gì? nếu là bạn của An, em sẽ hành động như thế nào để An có thể tiếp tục được đến trường học tập?

Bài làm:

Quan niệm của Bố An như vậy là không đúng

Theo em, bạn An nên nói với bố, xin phép bố được đi học tiếp và sẽ giúp bố mẹ bằng cách nhận hàng về làm gia công để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

Nếu em là bạn của An, em sẽ chia sẻ hoàn cảnh của bạn với cô giáo và các bạn trong lớp để mọi người cùng tìm cách giúp bạn An có thể đi học, đồng thời nói cho bố An hiểu An mới 13 tuổi theo quy định của nhà nước thì An chỉ được phép làm 4 giờ/ngày. Nếu bắt An nghỉ học để đi làm như vậy là mình vi phạm pháp luật.

Hoạt động luyện tập Bài 10: Quyền và nghĩa vụ trong lao động

1. Xác định ý kiến đúng và giải thích lí do:

A. Trẻ em có quyền học tập, vui chơi, giải trí và không phải làm gì

B. Con cái có nghĩa vụ giúp đỡ cha mẹ các công việc trong nhà

C. Trẻ em cần lao động kiếm tiền, góp phần nuôi dưỡng gia đình

D. Học nhiều cũng chẳng để làm gì, cứ làm ra nhiều tiền là tốt nhất

E. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình

G. Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dạy nên không phải tham gia lao động

Bài làm:

Những ý kiến đúng là:

B. Con cái có nghĩa vụ giúp đỡ cha mẹ các công việc trong nhà

E. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình

Hai ý kiến trên đúng vì đó vừa là trách nhiệm, bổn phận của trẻ em, vừa thể hiện đó là những bạn nhỏ ngoan ngoãn, chăm chỉ lao động.

2. Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Có khó mới có miếng ăn

Không dưng ai dễ đem phần đến cho.

Câu hỏi:

  • Câu ca dao trên nói về vấn đề gì?
  • Ý nghĩa của vấn đề đó đối với đời sống con người.

Bài làm:

Câu ca dao trên nói về vấn đề lao động.

Ý nghĩa của câu tục ngữ đối với đời sống con người: Câu tục ngữ trên nghĩa đen của nó muốn nói đến những người yêu lao động, phải làm, phải lao động mới có cái để ăn, chứ không dưng, không ai đem phần đến cho ăn hết. Và đặc biệt nghĩa bóng của câu nói này là đề cập đến tinh thần hăng say trong lao động, phải biết yêu lao động, không lao động chúng ta sẽ không thể trở thành những con người có ích cho xã hội được. Như ngạn ngữ trung quốc cũng có câu” nhàn cư bất thiện” chính sự hăng say mới tạo nên một con người có ích.

3. Giải quyết tình huống

Tình huống 1: (sgk trang 90)

Câu hỏi:

Em có đồng tình với suy nghĩ của anh Nam không? Vì sao?

Bài làm:

Em không đồng tình với ý kiến của anh Nam vì: Đến độ tuổi lao động thì cần phải chăm chỉ lao động để tự nuôi sống bản thân, để giúp đỡ và báo đáp bố mẹ đã chăm sóc nuôi dạy mình bao nhiêu năm qua. Như vậy mới là một người con ngoan, một công dân có ích cho xã hội.

Tình huống 2: (trang 90 sgk)

Câu hỏi:

Em hãy nhận xét cách ứng xử của bà Hoa

Bài làm:

Hành động của bà Hoa như vậy là không đúng. Bởi theo quy định của pháp luật về sử dụng lao động chưa thành niên thì người sử dụng lao động như bà Hoa phải có trách nhiệm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động. Có thể nói, trong tình huống trên, bà Hoa đang bóc lột sức lao động của Dung.

4. Điền các từ sau vào chỗ trống để hoàn thiện câu nói của Bác Hồ về lao động

(thiêng liêng, nghĩa vụ, nguồn sống, xấu hổ, vẻ vang, trách nhiệm, thấp kém)

"Lao động là .........., là.............., nguồn hạnh phúc của chúng ta. Trong xã hội ta không có nghề nào ........, chỉ có những kẻ lười biếng, ỉ lại, mới đáng ........ Người nấu bếp, quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm trọn ........... thì đều ........... như nhau.

Bài làm:

"Lao động là nghĩa vụ, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta. Trong xã hội ta không có nghề nào thấp kém, chỉ có những kẻ lười biếng, ỉ lại, mới đáng xấu hổ. Người nấu bếp, quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm trọn trách nhiệm thì đều thiêng liêng như nhau.

Hoạt động vận dụng Bài 10: Quyền và nghĩa vụ trong lao động

1. Trường em tổ chức ngày hội tư vấn nghề nghiệp. Em và các bạn hãy lên kế hoạch tự làm các vật dụng hằng ngày để bán hàng gây quỹ từ thiện trong ngày hội nghề.

Bài làm:

Gợi ý:

Các em có thể làm các vật dụng để bán như túi vải tự may, những chiếc hộp bút bằng vỏ chai nhựa, lọ hoa bằng lọ chai nhựa....

2. Em hãy vận dụng các kiến thức đã học trong bài để tham gia trò chơi "Nếu....thì" bằng cách hoàn thành các câu "Nếu ... thì" dưới đây cho phù hợp nhất.

A. Nếu thấy người thuê trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc thì .........

B. ...................thì kinh tế nước ta sẽ phát triển

C. Nếu người hàng xóm không biết về Bộ Luật lao động thì ................

D. .................... thì vi phạm về pháp luật lao động

Bài làm:

A. Nếu thấy người thuê trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc thì em sẽ báo cáo với cơ quan chính quyền để họ theo dõi.

B. Nếu mọi công dân đều chăm chỉ lao động thì kinh tế nước ta sẽ phát triển

C. Nếu người hàng xóm không biết về Bộ Luật lao động thì em sẽ nói cho họ những điều em biết để họ hiểu hơn.

D. Nếu bóc lột sức lao động của trẻ chưa vị thành niên thì vi phạm về pháp luật lao động

3. Hiện nay, tình trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ ở các đô thị, thành phố ngày càng nhiều. Các em phải tự làm nhiều việc để kiếm sống nên dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. Theo em, cần có những giải pháp nào để hạn chế tình trạng trên.

Bài làm:

Theo em, những em bé lang thang cơ nhỡ là những em không có nơi nương tựa, mất hết người thân hoặc bị bỏ rơi, hoàn cảnh khó khăn. Bởi vậy, để các em không bị lôi kéo, dụ dỗ vào con đường xấu thì chính quyền quận (huyện), thành phố nên xây dựng những cơ sở đào tạo vừa học, vừa làm để thu nhận các em. Và chắc chăn, với một môi trường vừa được học tập vui chơi, có nhiều bạn bè, vừa được lao động phù hợp với độ tuổi thì sẽ có rất nhiều bạn nhỏ lang thang, cơ nhỡ mong muốn.

Hoạt động tìm tòi mở rộng Bài 10: Quyền và nghĩa vụ trong lao động

1. Hãy sưu tầm về một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về lao động

Bài làm:

Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về lao động:

Danh ngôn:

  • Người ta giàu vì biết lao động, giàu hơn nữa vì biết tiết kiệm chi tiêu.
  • Anh phải lao động và táo bạo nếu anh thực sự muốn sống
  • Người lao động chăm chỉ không bao giờ cần tuyệt vọng, bởi tất cả đều đạt được bằng sự chăm chỉ và lao động.
  • Người nghệ sĩ chẳng là gì nếu thiếu tài năng, nhưng tài năng chẳng là gì nếu không có lao động.
  • Muốn ăn quả phải trèo cây

Ca dao, tục ngữ:

Muốn no thì phải chăm làm,

Một hột thóc vàng, chín hột mồ hôi.

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

Rủ nhau đi cấy, đi cày,

Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu.

...

2. Em hãy tìm hiểu và ghi chép lại ở địa phương nơi em ở có những cơ sở nào tạo việc làm cho người lao động và ngành nghề hoạt động của các ngành nghề ấy

Bài làm:

Gợi ý: Các em tự liên hệ về những cơ sở tạo việc làm cho người lao động đang hoạt động ở địa phương em như: cơ sở sản xuất, chế biến, các nhà hàng ăn uống, các khách sạn, nhà hàng karaoke, công ty, xí nghiệp...

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải GDCD lớp 9 VNEN Bài 10: Quyền và nghĩa vụ trong lao động file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com