Logo

Soạn Bài 6: Phòng ngừa các tệ nạn xã hội GDCD lớp 9 VNEN

Soạn Bài 6: Phòng ngừa các tệ nạn xã hội GDCD lớp 9 VNEN trang 38 hướng dẫn trả lời câu hỏi sách giáo khoa chương trình mới chính xác nhất, giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả
4.0
1 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 6: Phòng ngừa các tệ nạn xã hội được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa môn Giáo dục công dân lớp 9 chương trình mới (VNEN). Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn GDCD 9.

Hoạt động khởi động Bài 6: Phòng ngừa các tệ nạn xã hội

  • Em quan sát các bức ảnh 1, 2, 3 và nhận biết về hành vi của những người trong ảnh?
  • Những biểu hiện đó là tốt hay xấu cho cộng đồng xã hội? Vì sao?

Bài làm:

Quan sát các hình 1, 2, 3 em thấy:

  • Hình 1: Nam thanh niên đang chích ma tuý.
  • Hình 2: Hoạt động buôn bán gái mại dâm
  • Hình 3: Cô gái hút thuốc lá

Những biểu hiện trên không tốt cho cộng đồng xã hội vì đó là những tệ nạn xã hội mà nhà nước ta cấm. Sự xuất hiện của các tệ nạn xã hội này gây mất trật tự an toàn xã hội và bình yên cho cộng động.

Hoạt động hình thành kiến thức Bài 6: Phòng ngừa các tệ nạn xã hội

1. Tệ nạn xã hội và hậu quả của tệ nạn xã hội

a. Đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi:

  • Những con số trên nói lên điều gì?
  • Theo em người trong độ tuổi nào mắc vào các tệ nạn xã hội nhiều nhất?
  • HIV/AIDS có phải là một tệ nạn xã hội không? Vì sao?
  • Em hiểu thế nào là tệ nạn xã hội?
  • Hãy kể tên những tệ nạn xã hội mà em biết? Trong số đó, tệ nạn xã hội nào nguy hiểm nhất? Vì sao?

Bài làm:

  • Những con số trên cho ta thấy thực trạng tệ nạn xã hội ở nước ta những năm gần đây.
  • Theo em, người trong độ tuổi thanh niên thường mắc vào các tệ nạn xã hội nhiều nhất.
  • HIV/AIDS không phải là một tệ nạn xã hội mà đó là một căn bệnh. Có thể người đầu tiên phát hiện dương tính HIV là người tiêm chích nhưng sau đó bất cứ ai có thể là công nhân, sinh viên, bà nội trợ cũng có thể mắc căn bệnh này do một số lí do nào đó.
  • Tệ nạn xã hội là các hiện tượng phổ biến trong xã hội có giai cấp và cấp độ. Chúng thường được biểu hiện ở những hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội, cản trở tiến bộ xã hội của nền văn hóa lành mạnh.
  • Một số tệ nạn xã hội mà em biết là: cờ bạc, rượu bia, mại dâm, ma tuý, thuốc lá, đua xe, trộm cắp...Trong đó, mại dâm và ma tuý là những tệ nạn xã hội nguy hiểm nhất bởi vì nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự và cuộc sống bình yên của cộng đồng.

b. Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

1. Những tệ nạn xã hội nào được nêu trong thông tin?

2. Tại sao các bạn đó lại mắc vào tệ nạn xã hội?

3. Hậu quả của những tệ nạn được nêu trong thông tin là gì? Em hãy gạch chân dưới các chi tiết đó?

Bài làm:

1. Những tệ nạn xã hội được nêu trong thông tin là:

  • Bia rượu
  • Đua xe
  • Cờ bạc
  • Thuốc lắc, ma tuý đá

2. Các bạn đó mắc vào các tệ nạn xã hội là do sự buông thả của gia đình, do sự tò mò thích khám phá cái mới của giới trẻ...

3. Hậu quả của những tệ nạn được nêu trong thông tin là:

  • Bia rượu: gây ra tai nạn
  • Đua xe: bị ngã, chấn thương sọ não cấp cứu khẩn cấp và thậm chí tử vong
  • Cờ bạc: không kiểm soát được bản thân, mất hết tiền của.
  • Thuốc lắc, ma tuý đá: phê thuốc, xô xát dần đến tử vong....

c. Tìm hiểu hậu quả của tệ nạn xã hội

Thảo luận theo nhóm về những hậu quả của tệ nạn xã hội và hoàn thành bảng sau:

Hậu quả đối với xã hội Hậu quả đối với gia đình Hậu quả đối với bản thân
     

Bài làm:

Hậu quả đối với xã hội Hậu quả đối với gia đình Hậu quả đối với bản thân

Rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc, văn hóa suy đồi.

Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình

Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người

Chơi trò chơi "Ghép hình ảnh theo chủ đề".

Lựa chọn những hình ảnh cho sẵn bên dưới ghép vào bảng theo chủ đề: (trang 42 sgk)

HIV/AIDS có thể lấy qua HIV/AIDS không lây qua
   

Bài làm:

HIV/AIDS có thể lấy qua HIV/AIDS không lây qua
Hình 1, hình 2, hình 7, hình 8, hình 10, hình 11 Hình 3, hình 4, hình 5, hình 9, hình 12

Câu hỏi:

1. HIV/AIDS lây nhiễm và không thể lây nhiễm qua những con đường nào?

2. Cách phòng, tránh HIV/ AIDS?

3. Xã hội có nên kì thị với những người bị nhiễm HIV/AIDS không? Vì sao?

Bài làm:

1. HIV/AIDS lây nhiễm và không thể lây nhiễm qua những con đường:

Con đường lây nhiễm:

  • Quan hệ tình dục
  • Lây nhiễm qua đường máu
  • Lây nhiễm từ mẹ truyền sang con
  • Dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng

Con đường không lây nhiễm:

  • Muỗi đốt
  • Hôn
  • Tiếp xúc thông thường

2. Cách phòng, tránh HIV/ AIDS:

  • Sống lành mạnh, không quan hệ tình dục bừa bãi
  • Thực hiện tình dục an toàn
  • Không tiêm chích ma tuý
  • Dùng riêng đồ cá nhân: bàn chải, dao cạo, bấm móng tay...
  • Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV.

3. Xã hội không nên kì thị với những người bị nhiễm HIV/AIDS bởi vì con đường tiếp xúc bình thường sẽ không gây ảnh hưởng và lây truyền tới người bình thường. Vì vậy, chúng ta nên sống gần gũi, hoà đồng với những người nhiễm HIV/AIDS.

2. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội và cách phòng tránh

a. Giải quyết tình huống:

1. Theo em, ai là người có lỗi trong việc này? Vì sao?

2. An có mắc vào tệ nạn xã hội không?

3. Nguyên nhân gây ra hành vi của An?

Bài làm:

1. Theo em, người có lỗi trong việc này vừa An, vừa bố mẹ An. Bởi vì chính bố mẹ An đã quá nuông chiều nên khiến An dễ lâm vào tật xấu. Và An cũng không kiểm soát được hành vi của bản thân nên dễ bị dụ dỗ và lôi kéo.

2. An bị nghiện ma tuý nên có thể nói an mắc tệ nạn xã hội.

3. Nguyên nhân gây ra hành vi của An là do ăn chơi đua đòi theo bạn bè lại được bố mẹ nuông chiều.

b. Tìm hiểu nguyên nhân

Hãy chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến con người sa vào tệ nạn xã hội. Đâu là nguyên nhân chính?

Bài làm:

Những nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến con người sa vào tệ nạn xã hội là:

  • Ham chơi, đua đòi.
  • Cha mẹ quá nuông chiều con
  • Cha mẹ buông lõng việc quản lý con.
  • Cha mẹ bất hòa, ly hôn, con cái chán nản
  • Tò mò, hiếu động, muốn thử cho biết.
  • Bị rũ rê, dụ dỗ.
  • Thiếu suy nghĩ, thiếu hiểu biết

Nguyên nhân chính đó là sự thiếu suy nghĩ và hiểu biết.

c. Hãy sắp xếp các nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội sau đây vào bảng ở phía dưới cho phù hợp:

A. Không làm chủ bản thân

B. Gia đình bố mẹ bất hoà, li dị, li thân

C. Bị lừa, bị khống chế

D. Tò mò, ưa cảm giác lạ, thiếu hiểu biết

E. Gia đình nuông chiều, quản lí chưa tốt

G. Ảnh hưởng xấu của văn hoá phẩm đồi truỵ

H. Chính sách mở cửa của nền kinh tế thị trường

I. Lười nhác, ham chơi, thích ăn ngon mặc đẹp

Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân khách quan
   

Bài làm:

Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân khách quan

A. Không làm chủ bản thân

D. Tò mò, ưa cảm giác lạ, thiếu hiểu biết

I. Lười nhác, ham chơi, thích ăn ngon mặc đẹp

B. Gia đình bố mẹ bất hoà, li dị, li thân

C. Bị lừa, bị khống chế

E. Gia đình nuông chiều, quản lí chưa tốt

G. Ảnh hưởng xấu của văn hoá phẩm đồi truỵ

H. Chính sách mở cửa của nền kinh tế thị trường

d. Lựa chọn những biểu hiện nên và không nên sau đây để hoàn thành bảng ở phía dưới:

A. Không sa vào tệ nạn xã hội

B. Tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội

C. Che giấu, tiếp tay cho đối tượng mắc tệ nạn xã hội

D. Xa lánh, kì thị người mắc bệnh tệ nạn xã hội

E. Tham gia các hoạt động học tập, sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao lành mạnh.

G. Giúp cơ quan chức năng phát hiện và phòng chống các tội phạm xã hội

H. Chấp hành đúng các quy định pháp luật.

Nên Không nên
   

Bài làm:

Nên Không nên

A. Không sa vào tệ nạn xã hội

B. Tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội

E. Tham gia các hoạt động học tập, sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao lành mạnh.

G. Giúp cơ quan chức năng phát hiện và phòng chống các tội phạm xã hội

H. Chấp hành đúng các quy định pháp luật.

C. Che giấu, tiếp tay cho đối tượng mắc tệ nạn xã hội

D. Xa lánh, kì thị người mắc bệnh tệ nạn xã hội

e. Đóng vai và giải quyết tình huống:

  • Một người bạn rủ em vào quán chơi điện tử ăn tiền
  • Một người rủ em hít thử Hê -rô - in
  • Một người nhờ em mang hộ túi đồ đến địa điểm nào đó

Bài làm:

  • Một người bạn rủ em vào quán chơi điện tử ăn tiền

Em sẽ từ chối và lấy một lí do là đi công việc giúp mẹ hoặc lên kế hoạch làm việc khác rồi. Đồng thời, khuyên các bạn không nên lạm dụng trò chơi điện tử để đánh ăn tiền. Đó là hành vi vi phạm pháp luật.

  • Một người rủ em hít thử Hê -rô - in

Em sẽ từ chối lời mời của người đó. Nếu đó là người cũng mới thử lần đầu , em sẽ khuyên nhủ người đó không nên hút Hê-rô-in vì đó là chất gây nghiện, không tốt cho con người. Ngược lại, nếu đó là người xấu, thì em sẽ tìm cách báo cáo với cơ quan chức năng để họ điều tra và giải quyết.

  • Một người nhờ em mang hộ túi đồ đến địa điểm nào đó

Em sẽ từ chối khéo léo. Em sẽ đưa ra những lí do viện cớ mình cũng đang bận không thể giúp đỡ được. Bởi mình không biết người nhờ mình là ai, và đó là túi đồ gì. Nếu chẳng may chất cấm thì mình sẽ trở thành người vi phạm pháp luật.

3. Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội:

a. Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

  • Đối với toàn xã hội, pháp luật cấm những hành vi nào?
  • Mục đích của các quy định pháp luật là gì?

Bài làm:

Đối với toàn xã hội, pháp luật cấm những hành vi:

  • Hành vi về tệ nạn ma tuý
  • Hành vi đánh bạc trái phép
  • Hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi

Mục đích của các quy định pháp luật này nhằm răn đe, giáo dục con người tránh xa các tệ nạn xã hội, góp phần giữ gìn trật tự an ninh, xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.

b. Cùng suy ngẫm:

Theo em, phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của ai?

Nêu các biện pháp phòng tránh tệ nạn xã hội. Bản thân em đã có những biện pháp gì để giúp mình không sa vào tệ nạn xã hội?

Bài làm:

Theo em, phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.

Những biện pháp phòng tránh tệ nạn xã hội là:

  • Sống lành mạnh
  • Tham gia các hoạt động thể dục, thể thao lành mạnh
  • Chấp hành tốt các quy định của pháp luật, của nhà nước...

Để mình không sa vào các tệ nạn xã hội và đóng góp và phòng chống tệ nạn xã hội:

  • Trước hết để mình không sa vào tệ nạn xã hội, em sẽ cố gắng sống lành mạnh, phấn đấu học tập, rèn luyện tốt, biết làm chủ bản thân để không bị sự lôi kéo, rủ rê, cám dỗ từ bạn bè và xã hội…

Bên cạnh đó, em cũng cố gắng để góp một phần nhỏ công sức của mình trong phòng chống tệ nạn như:

  • Tham gia các hoạt động về phòng chống tệ nạn xã hội: như tuyên truyền, vẽ tranh cổ động, áp phích...
  • Tham gia học tập dưới hình thức ngoại khoá đố vui để học về phòng chống các tệ nạn xã hội do trường tổ chức;
  • Không tàng trữ hoặc che dấu những người tàng trữ ma tuý
  • Có thái độ kiên quyết trước những hành vi phạm tội của bạn
  • Giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện tội phạm.

c. Giải quyết tình huống

Tình huống 1:

Câu hỏi:

  • Việc xử phạt đối với C và các bạn có đúng luật hay không?
  • Pháp luật quy định như thế nào về việc xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma tuý?

Bài làm:

Việc xử phạt đối với C và các bạn đã đúng luật vì: Theo quy định của pháp luật, người sử dụng trái phép chất ma túy sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử phạt hành chính. Cụ thể, căn cứ Điều 21, Nghị định 167 ngày 12/11/2013, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Đồng thời, sẽ bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Đối với hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma tuý, pháp luật quy định xử phạt hành chính:

  • Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    • Tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt chất ma túy trái phép;
    • Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
    • Sản xuất, mua, bán những dụng cụ sử dụng chất ma túy trái quy định của pháp luật.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    • Người chủ hoặc người có trách nhiệm quản lý nhà hàng, cơ sở cho thuê lưu trú, câu lạc bộ, các phương tiện giao thông và các nơi khác để cho người khác lợi dụng sử dụng chất ma túy trong khu vực, phương tiện mình quản lý;
    • Môi giới, giúp đỡ, tạo điều kiện hoặc bằng các hình thức khác giúp cho người khác sử dụng trái phép chất ma túy;
    • Chuyển chất ma túy, chất hướng thần hoặc các chất ma túy khác cho người không được phép cất giữ, sử dụng.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    • Cung cấp trái pháp luật địa điểm, phương tiện cho người khác sử dụng trái phép chất ma túy;
    • Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh các chất có chứa chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất ma túy;
    • Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, sản xuất, bảo quản chất ma túy, tiền chất ma túy;
    • Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy, tiền chất ma túy;
    • Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma túy, tiền chất ma túy;
    • Vi phạm các quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma túy, tiền chất tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trên biển.

Tình huống 2: 

Câu hỏi:

  • Theo em, ý kiến của N có đúng không?
  • Hành vi đánh bạc trái phép bị xử lí như thế nào?

Bài làm:

Theo em, ý kiến của bạn N là đúng vì: Theo quy định của pháp luật, đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Hành vi đánh bạc trái phép bị xử lí như sau:

  • Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 000 đồng đến 500 000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
  • Phạt tiên từ 1 000 000 đồng đến 2 000 000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:
    • Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được thua bằng tiền, hiện vật.
    • Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép.
    • Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;

Tình huống 3:

Câu hỏi:

Theo em, pháp luật quy định xử lí đối với hành vi này như thế nào?

Bài làm:

Theo em, hành vi trên ông Y sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, ở mức độ bao nhiêu còn tuỳ thuộc trong quá trình công an điều tra và làm rõ vụ việc.

Bởi trong quy định của pháp luật về tội mua dâm dưới 18 tuổi có nhiều mức phạt khác nhau. Theo Điều 329 Bộ luật hình sự 2015, tội mua dâm người dưới 18 tuổi được quy định như sau:

  • Người nào đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
    • Mua dâm 02 lần trở lên;
    • Mua dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
    • Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
    • Phạm tội 02 lần trở lên đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
    • Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
  • Người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Hoạt động luyện tập Bài 6: Phòng ngừa các tệ nạn xã hội

1. Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất:

a. Con đường không lây nhiễm HIV/ AIDS là?

A. Quan hệ tình dục B. Muỗi đốt

C. Tiêm chích D. Truyền máu

b. Đối tượng mà HIV tấn công trong cơ thể con người là?

A. hồng câu B. Gan

C. Bạch cầu D. Phổi

Bài làm:

a. Con đường không lây nhiễm HIV/ AIDS là:

Đáp án: B. Muỗi đốt

b. Đối tượng mà HIV tấn công trong cơ thể con người là:

Đáp án: C. Bạch cầu

2. Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?

A. Những người mắc tệ nạn xã hội thường là người lười lao động, thích hưởng thụ

B. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma tuý.

C. Thấy người buôn ma tuý thì lờ đi coi như không biết

D. Không mang hộ đồ vật của người khác khi không biết rõ là gì, cho dù được trả nhiều tiền?

E. Dùng thử ma tuý một lân thì cũng không sao

G. Tuyệt đối không chơi với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lây nghiện mà mang tiếng xấu

H. Pháp luật không xử lí những người tham gia tệ nạn mại dâmm và người nghiện ma tuý vì đó chỉ là vi phạm đạo đức.

I. Ma tuý, mại dâm là con đường lây nhiễm bệnh xã hội, đặc biệt là nhiễm HIV/ AIDS.

K. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác

L. Tích cực học tập, lao động, hoạt động tập thể sẽ giúp ta tránh xa được tệ nạn xã hội.

Bài làm:

A. Những người mắc tệ nạn xã hội thường là người lười lao động, thích hưởng thụ.

=> Em tán thành vì họ lười lao động nên thường chơi bời, lêu lổng dễ bị lôi kéo.

B. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma tuý.

=> Em không tán thành vì khói thuốc lá cũng là chất có hại cho sức khoẻ ngươi hút và thậm chí cả những người xung quanh.

C. Thấy người buôn ma tuý thì lờ đi coi như không biết

=> Em không tán thành vì người buôn bán ma tuý là người cung cấp hàng cho đối tượng tiêm chích, vì vậy, chúng ta phải báo với cơ quan chức năng để kịp thời xử lí những người đầu dây.

D. Không mang hộ đồ vật của người khác khi không biết rõ là gì, cho dù được trả nhiều tiền?

=> Em tán thành vì hiện nay có rất nhiều người lợi dụng người khác để vận chuyển hàng cấm. Vì vậy, không quen biết ta không nên mang giúp họ.

E. Dùng thử ma tuý một lân thì cũng không sao

=> Em không tán thành vì đó là hành vi bị nghiêm cấm và đó là chất gây nghiện không tốt cho sức khoẻ không nên thử dù chỉ một lần.

G. Tuyệt đối không chơi với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lây nghiện mà mang tiếng xấu

=> Em không tán thành vì chơi với người nghiện không bị lây nghiện, bởi vậy ta nên thân thiện gần gũi với họ để họ cảm thấy mình không bị xa lánh để có động lực cai nghiện, làm lại cuộc đời.

H. Pháp luật không xử lí những người tham gia tệ nạn mại dâm và người nghiện ma tuý vì đó chỉ là vi phạm đạo đức.

=> Em không tán thành vì đó đều là những hành vi vi phạm pháp luật đã được Nhà nước quy định rõ.

I. Ma tuý, mại dâm là con đường lây nhiễm bệnh xã hội, đặc biệt là nhiễm HIV/ AIDS.

=> Em tán thành vì ma tuý và mại dâm có nhiều con đường lây nhiễm nếu không cẩn thận thì người bình thường cũng sẽ dễ bị nhiễm bệnh.

K. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác

=> Em tán thành vì chính tham gia các tệ nạn nên đòi hỏi phải có nhiều tiền bạc dẫn đến các hành vi trộm cướp, sát hại...

L. Tích cực học tập, lao động, hoạt động tập thể sẽ giúp ta tránh xa được tệ nạn xã hội.

=>Em tán thành vì môi trường vui chơi hoạt động tập thể một cách lành mạnh sẽ giúp chúng ta đẩy lùi tệ nạn xã hội.

3. Khoanh tròn vào câu thể hiện hành vi em cho là không nên làm:

A. Tránh xa những người mắc tệ nạn xã hội

B, Dùng thử ma tuý một lần để biết

C. Tham gia vào các hoạt động, sinh hoạt văn nghệ, thể dục - thể thao lành mạnh.

D. Thấy người buôn bán ma tuý thì lờ đi

E. Tuyên truyền phòng, chống ma tuý

G. Hút thuốc lá.

Bài làm:

Câu thể hiện hành vi em cho là không nên làm là:

A. Tránh xa những người mắc tệ nạn xã hội

B. Dùng thử ma tuý một lần để biết

D. Thấy người buôn bán ma tuý thì lờ đi

G. Hút thuốc lá.

Hoạt động vận dụng Bài 6: Phòng ngừa các tệ nạn xã hội

1. Giải quyết tình huống

Hùng là một học sinh lớp 8, thường nói dối bộ mẹ để lấy tiền đi chơi điện tử. Từ chỗ chơi vui, Hùng chuyển sang cá cược thắng thua. Không còn có thể nói dối bố mẹ, Hùng chuyển sang trộm cắp và bị công an bắt?

Câu hỏi:

  • Hùng đã mắc tệ nạn gì?
  • Theo em, Hùng sẽ bị xử lí như thế nào?

Bài làm:

  • Hùng đã mắc tệ nạn trộm cắp.
  • Theo em, nếu trường hợp trộm cắp của Hùng không có tính nghiêm trọng thì Hùng chỉ bị phạt cảnh cáo và thu lại tang vật, áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong khoảng thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng.

2. Vẽ tranh để kêu gọi cộng đồng cùng chung tay phòng, chống tệ nạn xã hội

Có thể chọn một trong hai chủ đề:

  • Phòng, chống bắt cóc, xâm hại tình dục
  • Kêu gọi phòng, chống tệ nạn xã hội.

Bài làm:

Ví dụ mẫu:

3. Xây dựng kế hoạch

Em và các bạn hãy cùng thảo luận xây dựng kế hoạch tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề: "Nói không với tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường" tại trường, lớp em

Bài làm:

Phân công chuẩn bị:

  • Lớp chia thành 4 tổ, mỗi tổ chuẩn bị một bài thuyết trình theo phân công (chủ đề nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội, thực trạng tệ nạn xã hội hiện nay, biện pháp phòng tránh tệ nạn xã hội hiện nay, là học sinh em nghĩ mình nên làm gì để góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội).
  • Mỗi tổ chuẩn bị bảng và bút viết để chơi trò giải ô chữ.
  • Đôi văn nghệ lớp chuẩn bị một tiết mục văn nghệ và một tiết mục hài kịch chống tệ nạn xã hội.

Tiến hành kế hoạch:

  • 1 giờ 30 phút: Tất cả tập trung vào lớp, bạn lớp trưởng tuyên bố nội dung buổi sinh hoạt.
  • 1 giờ 45 phút: các nhóm cử đại diện lên thuyết trình về các vấn đề liên quan đến tệ nạn xã hội và các nhóm khác nhận xét.
  • 3 giờ: Đội văn nghệ lớp biểu diễn tiết mục hài kịch
  • 3 giờ 30 phút: Lớp phó học tập tổ chức chơi trò chơi giải ô chữ.
  • 4 giờ: các nhóm cử đại diện phát biểu suy nghĩ của mình sau buổi sinh hoạt và đại diện nhóm đưa ra lời hứa trước lớp về phòng chống tệ nạn xã hội.
  • 4 giờ 30 phút: Cô giáo chủ nhiệm phát biểu ý kiến, nêu cảm nghĩ về buổi sinh hoạt.
  • 5 giờ 45 phút: đội văn nghệ biểu diễn tiết mục văn nghệ
  • 5 giờ: Lớp trưởng tổng kết buổi sinh hoạt, nêu nội dung của buổi sinh hoạt lần sau, cả lớp dọn về sinh và nghỉ.

4. Chơi trò chơi giải ô chữ

Bài làm:

 

5. Giải quyết tình huống

Câu hỏi:

  • Ý kiến của mẹ M có chính xác không?
  • Pháp luật có quy định trách nhiệm của mỗi công dân trong công tác phòng, chống mại dâm hay không?

Bài làm:

Ý kiến của mẹ M không chính xác.

Trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống mại dâm được quy định tai Điều 8 Nghị định 178/2004/NĐ-CPQuy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh phòng, chống mại dâm do Thủ tướng chính phủ ban hành với nội dung như sau:

  • Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm;
  • Tham gia tích cực các hoạt động phòng, chống mại dâm;
  • Giáo dục, quản lý, ngăn ngừa để thành viên trong gia đình mình không tham gia tệ nạn mại dâm;
  • Phát hiện, cung cấp kịp thời các thông tin về tệ nạn mại dâm cho cơ quan Công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.

Hoạt động tìm tòi mở rộng Bài 6: Phòng ngừa các tệ nạn xã hội

1. Tìm hiểu các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội tại trường, lớp và địa phương của em.

Bài làm:

Các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội tại trường, lớp và địa phương của em:

  • Tuyên truyền, treo tranh cổ động phòng chống các tệ nạn xã hội ở các điểm dân cư
  • Ban chấp hành đoàn đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống tệ nạn ma túy trong đoàn viên.
  • Tuyên truyền mọi người không hút thuốc nơi công cộng....

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải GDCD lớp 9 VNEN Bài 6: Phòng ngừa các tệ nạn xã hội file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
4.0
1 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com