Tìm hiểu biện pháp nghệ thuật tu từ trong bài Thề nguyền (trích Truyện Kiều) Văn 10 chính xác nhất sẽ giúp các em học sinh nắm bắt được nội dung bài học sâu sắc và nhanh nhất.
- Vị trí đoạn trích: trích từ câu 431 đến câu 452, nói về đêm thề nguyền giữa Kiều và Kim Trọng, hai người nguyện gắn bó thủy chung suốt đời.
- Bố cục đoạn trích:
a. Cảnh Kiều sang nhà Kim Trọng
"Cửa ngoài vội rủ rèm the, .....
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao ?”
* Tâm trạng và tình cảm của Thúy Kiều
- Theo như lễ giáo phong kiến thì con gái phải là để người con trai tỏ tình trước hay là cha mẹ đặt đâu con ngồi đó nhưng Kiều lại khác. Nàng một mình "xăm xăm băng lối" sang nhà Kim trọng.
+ Từ ngữ: "Xăm xăm", "băng": Hành động dứt khoát, táo bạo, mạnh mẽ, bất chấp quan niệm hà khắc của lễ giáo phong kiến → Thể hiện sự vội vàng và tình cảm lớn lao mà Thúy Kiều dành cho Kim Trọng.
+ "Nhặt thưa gương giọi đầu cành,... Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng": Hình ảnh Thúy Kiều quay trở lại gặp Kim Trọng trong không gian đầy trăng thơ mộng.
+ "Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường,... Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao ?”:
=> Đoạn thơ thể hiện được tâm trạng và tình cảm của Thúy Kiều. Nàng đã nghe theo tiếng gọi của tình yêu và chính vì thế mà đã hành động mà không cần biết đến thứ lễ giáo phong kiến kia.
* Tâm trạng và thái độ trân trọng của Kim Trọng
=> Đoạn thơ là một màn tình yêu giữa nàng và chàng. Thúy Kiều chủ động sang tìm Kim Trọng đủ thấy tình yêu trong nàng đã lớn như thế nào. Kim Trọng thì vốn đã phải lòng nàng nhưng vẫn còn sợ nàng không đồng ý. Hai người nhận ra tình cảm của nhau và chuẩn bị một lễ thề nguyền thiêng liêng hạnh phúc.
b. Cảnh Kiều và Kim Trọng thề nguyền
"Vội mừng làm lễ rước vào,
Đài sen nối sáp, lò đào thêm hương
Tiên thề cùng thảo một chương
Tóc mây một món dao vàng chia đôi"
- Không gian: Trong nhà giữa một đêm trăng sáng
- Thời gian: đêm tối
- Các hình ảnh:
-> Thể hiện quyết tâm chung đôi của Kiều và Kim Trọng.
Vừng trăng vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai miệng một lời song song.
Tóc tơ cân vặn tấc lòng,
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương
- Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ: vừng trăng là nhân chứng cho tình yêu
- Sử dụng từ láy: Vằng vặc: chỉ ánh trăng rất sáng, không một chút gợn, khiến có thể nhìn rõ các vật.
-> góp phần miêu tả vầng trăng sáng tròn, soi tỏ, chứng giám cho câu thề nguyền giữa Thúy Kiều và Kim Trọng. Đinh ninh : nói đi nói lại, dặn đi dặn lại cặn kẽ để cho nhớ kĩ, cho chắc chắn. Song song: đi bên nhau
-> Thể hiện sự đồng lòng, một lòng một dạ cho tình yêu này. Cho ta thấy sự hòa hợp, đồng điệu giữa hai tâm hồn, hai người cùng quyết và thề sẽ gắn kết với nhau.
=> Hiệu quả nghệ thuật: vầng trăng trở thành hình ảnh tượng trưng cho trời đất để làm chứng nhân cho lời thề. Trong xã hội phong kiến, nghi thức thực hiện lời thề trang trọng phải có sự chứng giám của trời đất. Nghĩa là lời thề vừa ràng buộc về mặt đạo đức xã hội, vừa thiêng liêng đối với đời sống tâm linh.
* Đánh giá chung:
CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải lời giải đáp chi tiết các Biện pháp nghệ thuật tu từ trong bài Thề nguyền (trích Truyện Kiều) Ngữ Văn lớp 10 file word, pdf hoàn toàn miễn phí.