Logo

Bộ 5 đề thi giữa kì 2 Văn 8 năm 2022 - 2023 (có đáp án) tải nhiều - Phần 2

Tổng hợp mới nhất bộ 5 đề thi Văn giữa kì 2 lớp 8 năm 2022 - 2023 được tải nhiều - Phần 2 có đáp án kèm hướng dẫn giải chi tiết. Hỗ trợ các em học sinh ôn luyện thi giữa học kỳ 2 miễn phí.
2.2
5 lượt đánh giá

Kì thi giữa học kì 2 sắp tới, nhu cầu tìm kiếm nguồn tài liệu ôn thi chính thống có lời giải chi tiết của các em học sinh là vô cùng lớn. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã dày công sưu tầm Bộ 5 đề thi Văn giữa kì 2 lớp 8 năm 2022 - 2023 (có đáp án) tải nhiều - Phần 2. Mời các em cùng quý thầy cô theo dõi bộ đề tại đây.

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 8 năm 2022 - 2023 mới nhất - Đề số 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU  

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng phẳng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào? ”

(SGK Ngữ văn 8, NXB Giáo dục Việt Nam, tập 2, trang 149)

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản đó được viết theo thể loại nào?

Câu 2. Giải thích nghĩa của các từ: thắng địa, trọng yếu

Câu 3. Xác định kiểu câu phân loại theo mục nói của hai câu văn: “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”

II. PHẦN LÀM VĂN 

Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày

Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một bài văn nghị luận.

Đáp án đề thi Văn 8 giữa học kì 2 năm 2022 - 2023 - Đề số 1

Phần I:

Câu 1:

Phương pháp: căn cứ bài Chiếu dời đô

Cách giải:

Đoạn văn trên trích từ văn bản: Chiếu dời đô

Tác giả là: Lý Công Uẩn

Văn bản được viết theo thể loại: Chiếu

Câu 2:

Phương pháp: căn cứ bài Chiếu dời đô

Cách giải:                                           

Thắng địa: chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp.

Trọng yếu: Hết sức quan trọng, có tính chất căn bản, mấu chốt.

Câu 3:

Phương pháp: căn cứ bài Hành động nói

Cách giải:

Xác định kiểu câu phân loại theo mục nói

Câu 1: Hành động trình bày

Câu 2: Hành động hỏi

Phần II:

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

* Yêu cầu chung:

- Xác định đúng kiểu bài văn nghị luận, bố cục rõ ràng, cân đối.

- Xác định đúng đề tài nghị luận.

- Trình bày sạch sẽ, mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

1. Giới thiệu chung

 Tác giả

- Tên thật là Nguyễn Kim Thành.

- 1920 - 2002

- Quê quán: Thừa Thiên Huế.

- Gia đình: chịu ảnh hưởng từ mẹ.

Thể thơ lục bát -> Gần với văn học dân gian.

->Chất thơ mộc mạc, giản dị.

- Nhà thơ chiến sĩ

->Thơ ca là vũ khí -> tinh thần chiến đấu

- Nhà thơ trữ tình chính trị:

+ Sự kiện lịch sử đi vào thơ ông một cách tự nhiên.

+ Được thể hiện bằng giọng điệu chan chứa tình cảm.

Tác phẩm

- Hoàn cảnh ra đời: 4/1939, đang bị giam tại nhà lao Thừa Phủ, Huế.

- Nội dung: Khát vọng tự do

2. Phân tích, chứng minh

a. Bức tranh thiên nhiên

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không

- Cảm nhận bởi một người tù -> cô đơn, dùng thính giác, trí tưởng tượng để cảm nhận vẻ đẹp bên ngoài. Người tù không hề lẻ loi.

- Bức tranh tràn ngập ánh sáng, nét vẽ chi tiết:

+ Tu hú: loài chim đặc trưng cho mùa hè. Hành động “gọi bầy” chứng tỏ chúng không hề lẻ loi, trái lại với người trong tù rất cô đơn.

+ Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần: đều hướng tới mùa thu hoạch.

+ Vườn râm rộn ràng tiếng ve -> âm thanh náo nhiệt.

+ Bắp vàng hạt, sân đầy nắng đào -> sắc màu rực rỡ, tươi sáng.

+ Màu của trời xanh rộng mở, không gian khoáng đạt.

+ Đỉnh điểm của sự khoáng đạt là đôi con diều sáo lộn nhào tự do trong không trung.

ð  Tất cả những hình ảnh này đối nghịch với sự cô đơn của người tù.

-Mọi cảnh vật đều ở trạng thái phát triển -> trọn vẹn.

=> Bức tranh ngập tràn âm thanh được cảm nhận bởi một con người trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết.

b. Khát vọng tự do mãnh liệt

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ơi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu

- Tác giả xuất hiện một cách trực tiếp.

- “Ta nghe” tác giả dùng thính giác để lắng nghe nhịp thở của thời gian.

Vườn râm dậy tiếng ve

-> hè dậy: Trước đó chỉ là nét vẽ còn giờ đây là sự khẳng định không khí ngập tràn sắc hè.

=>Tác động đến cảm xúc của nhà thơ.

-Động từ “đạp tan” thể hiện sự mạnh mẽ cuả tuổi trẻ ->khát vọng vượt thoát khỏi ngục tù.

- Biện pháp nhân hóa -> động lực ở bên trong ngày càng mạnh mẽ.

- Cảm xúc bộc lộ một cách tự phát, rất thật. -> khát vọng tự do.

- Con chim tu hú “cứ kêu” là vô tình nhưng vang vọng trong không gian bài thơ.

3. Tổng kết

Nội dung

- Bức tranh thiên nhiên vào hè Được miêu tả bằng thính giác và trí tưởng tượng của người tù.

->Vừa chi tiết, vừa nhiều cảm xúc

+ Mở ra ánh sáng tươi mới, gợi nhớ, ẩn chứa về tuổi trẻ.

- Bộc lộ trực tiếp tâm trạng, muốn vượt thoát khỏi

Nghệ thuật

- Nhan đề gợi ra thời điểm, từ đó bộc lộ cảm xúc trực tiếp của tác giả.

=> Bài thơ càng lúc càng có thêm sức hút.

- Thể thơ lục bát – quen về hình thức

- lạ về cấu tứ: tả tình, tả cảnh.

- Huy động được nhiều giác quan: thị giác, thính giác, vị giác -> sinh động.

- Sử dụng linh hoạt động từ, tính từ.

Đề thi Văn lớp 8 giữa học kì 2 năm 2022 - 2023 xem nhiều - Đề số 2

Câu 1: 

Đọc kĩ những ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ngữ liệu 1:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (1)

(Dẫn theo Ngữ văn 8, tập 2, trang 19)

Ngữ liệu 2:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

Đối thử lương tiêu nại nhược hà? (2)

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

(Dẫn theo Ngữ văn 8, tập 2, trang 37)

1. Những ngữ liệu trên được trích từ các văn bản nào? Điểm gặp gỡ trong hoàn cảnh sáng tác của các văn bản đó là gì?

2. Những hình ảnh nào của thiên nhiên đã tác động đến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong mỗi đoạn thơ trên? Từ việc hiểu hai đoạn thơ và trải nghiệm của bản thân, hãy nói về ý nghĩa của thiên nhiên với đời sống tâm hồn con người(Thể hiện bằng một đoạn văn không quá ½ trang giấy thi).

Câu 2: 

1. Kể tên kèm thể loại của các văn bản nghị luận trung đại đã học.

2. Hồ Chí Minh đã từng viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta.” (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Ngữ văn 7, tập 2, trang 24)

Lựa chọn hai văn bản nghị luận trung đại đã học để làm rõ truyền thống yêu nước của dân tộc Việt.

Đáp án đề thi Văn lớp 8 giữa học kì 2 năm 2022 - 2023 - Đề số 2

Câu 1:

1)

Phương pháp: căn cứ nội dung các văn bản đã học

Cách giải:

- Văn bản:

+ Ngữ liệu 1: Khi con tu hú (Tố Hữu).

+ Ngữ liệu 2: Vọng nguyệt

- Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)

- Điểm gặp gỡ trong hoàn cảnh sáng tác: cả hai bài thơ đều được ra đời lúc tác giả - người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nơi chốn ngục tù.

2)

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

A. Yêu cầu về kĩ năng: học sinh có kĩ năng dựng đoạn, không tách xuống dòng, hành văn trôi chảy, mạch lạc, tránh mắc lỗi chính tả, phương thức nghị luận, trình bày theo phương pháp qui nạp, diễn dịch hay song hành...

B. Yêu cầu về kiến thức:

- Xây dựng được luận điểm cho đoạn văn, thấy được thiên nhiên có ý nghĩa to lớn với đời sống tâm hồn của con người. Dưới đây là một số gợi ý:

+ Thiên nhiên là một phần của cuộc sống. Đến với thiên nhiên, ngắm nhìn một sông, một vầng trăng, một bông hoa nở, lắng nghe một tiếng chim ca, tiếng suối chảy…ta như thấy sự kì diệu của cuộc sống, thấy được niềm vui, niềm hạnh phúc, thấy ta được yêu thương thật nhiều.

+ Cái đẹp của thiên nhiên có sức lay động. Trong những giây phút đắm mình cùng thiên nhiên ta sẽ suy ngẫm nhiều hơn, biết trân trọng hơn cuộc sống này.

Câu 2:

1)

Phương pháp: căn cứ nội dung các văn bản đã học

Cách giải:

- Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn) - chiếu.

- Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) – hịch.

- Nước Đại Việt ta (Trích “Bình Ngô đại cáo”- Nguyễn Trãi) – cáo.

- Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp) – tấu.

2)

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

a. Yêu cầu về kĩ năng

- Bài viết đảm bảo bố cục ba phần rõ ràng.

- Đáp ứng yêu cầu của kiểu bài nghị luận với phương pháp lập luận chủ yếu là chứng minh.

- Xác lập hệ thống luận diểm cụ thể, rõ ràng, có kĩ năng lựa chọn và phân tích dẫn chứng.

- Có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự một cách hợp lí.

- Dùng từ, đặt câu chính xác, đúng ngữ pháp.

- Trình bày rõ ràng, văn viết mạch lạc.

b) Yêu cầu về kiến thức

- Học sinh cần có khả năng đọc đề, giải thích để từ đó thấy rằng tình cảm yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử văn học dân tộc. Tình cảm đó được thể hiện mãnh liệt trong những lời tâm huyết của những nhà lãnh đạo đất nước từ xa xưa. Ta có thể kể đến những văn bản nghị luận trung đại tiêu biểu như “Chiếu dời đô” của Lí Thái Tổ, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Nước Đại Việt ta”- trích “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp.

- Học sinh biết lựa chọn, phân tích những dẫn chứng tiêu biểu trong hai văn bản để làm sáng tỏ vấn đề:

+ Chiếu dời đô ra đời khi Lí Thái Tổ mới lên ngôi. Nhà vua mong muốn có một kinh đô to rộng để có thể phát triển đất nước. Đó là lí do vì sao ông đã phê phán và chỉ ra việc đóng đô ở vùng Hoa Lư đã không còn phù hợp nữa: "Cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi". Lí Công Uẩn bày tỏ cả tấm lòng mình: “Trẫm rất đau xót về việc đó". Bởi tấm lòng đau đáu nghĩ đến một mảnh đất thiêng có thể phù trợ cho việc phát triển đất nước, nhà vua đã nhìn ra thế đất của thành Đại La. Đó là nơi có vị thế thuận lợi về nhiều mặt có thể tính kế muôn đời. Tình cảm của một ông vua luôn hướng về vận mệnh, sự tồn vong của giang sơn xã tắc là một biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước.

+ Trong “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, tấm lòng yêu nước được thể hiện trực tiếp qua nhiều phương diện.Tác giả lột tả sự ngang ngược và tội ác của giặc. Bộ mặt của quân giặc được phơi bày đồng thời tác giả cũng bày tỏ thái độ căm thù, khinh bỉ cực độ của mình đối với bọn chúng. Qua bài hịch này, hình tượng người anh hùng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng xả thân vì đất nước được khắc hoạ rõ nét. Những lời tâm huyết, gan ruột của vị tướng có sức lay động mạnh mẽ, truyền cho tướng sĩ tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sục sôi và một thái độ xả thân, chấp nhận hi sinh vì non sông xã tắc. Chẳng những vậy, tấm lòng yêu nước của vị đại tướng đáng kính còn được thể hiện sâu đậm qua tấm lòng của một chủ tướng đối với binh lính của mình: yêu thương nhưng cũng rất nghiêm khắc.

+ Nước Đại Việt ta: Nguyễn Trãi đã khẳng định rằng, nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả nhất của quân đội là “lo trừ bạo” cho an dân, bình thiên hạ. Tư tưởng ấy chi có thể có ở một con người yêu nước vĩ đại. Nguyễn Trãi có một lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc khi khẳng định chủ quyền dân tộc trên nhiều phương diện: văn hiến, lãnh thổ, lịch sử các triều đại, phong tục tập quán, người tài. Lòng yêu nước còn thể hiện ở niềm tự hào trước những chiến thắng vẻ vang của cha ông và quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước.

+ Bàn luận về phép học: lòng yêu nước thể hiện ở thái độ coi trọng người tài, coi trọng việc giáo dục để từ đó thể xây dựng một đất nước thái bình, phồn thịnh. “Đạo học thành thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”.

- Lòng yêu nước được biểu hiện rất đa dạng, nhiều vẻ khác nhau song cùng gặp gỡ ở mong muốn đất nước yên bình, phát triển bền vững, thịnh vượng.

Đề thi giữa kì 2 lớp 8 môn Văn năm 2022 - 2023 mới nhất - Đề số 3

Câu 1:

Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thể rồng cuộn hổ ngồi, Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chộn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”

(Trích Chiếu dời đô, Ngữ văn 8, tập 2)

a. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

b. Nội dung chính của đoạn trích là gì?

c. Tìm câu chủ đề của đoạn.

d. Chiếu là thể văn thuần mệnh lệnh, song trong đoạn trích trên sắc thái bàn bạc lại được thể hiện khá rõ. Chỉ ra câu văn thể hiện điều đó và cho biết ý nghĩa.

Câu 2: 

Hãy nói không với tệ nạn ma túy.

Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Văn lớp 8 năm 2022 - 2023 - Đề số 3

Câu 1

a)

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

b)

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

- Nội dung: Những thuận lợi của thành Đại La khi làm kinh độ và khẳng định không còn nơi nào xứng đáng hơn nữa.

c)

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

- Câu chủ đề: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chộn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

d)

Phương pháp: căn cứ bài Hành động nói

Cách giải:

- Câu văn: Các khanh nghĩ thế nào?

- Ý nghĩa: Cách kết thúc như vậy làm tăng tính chất đối thoại, tạo nên sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với quần thần.

Câu 2:

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

* Yêu cầu chung:

- Xác định đúng kiểu bài văn nghị luận, bố cục rõ ràng, cân đối.

- Xác định đúng đề tài nghị luận

- Trình bày sạch sẽ, mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, ngữ pháp

* Yêu cầu cụ thể:

1.Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Ma túy là vấn đề nhức nhối của cả loài người. Nó hủy hoại sức khỏe con người và là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại tội phạm nguy hiểm.

2.Thân bài

 * Giải thích: Ma túy là gì? Là loại thuốc kích thích gây hưng phấn, nó khiến con người phải phụ thuộc vào nó và trở thành nghiện.

* Khẳng định, chứng minh

- Với người nghiện:

+ Nó làm cơ thể người nghiện mệt mỏi, yếu đuối, cơ thể suy giảm mọi chức năng. Nếu thiếu thuốc có lên cơn co giật.

 + Không có khả năng lao động vì sức sức khỏe cơ bắp và thần kinh bị suy giảm.

+ Tiêu tốn nhiều tiền của vì nhu cầu thuốc ngày càng lớn trong khi người nghiện không kiếm ra tiền.

+ Khi không có khả năng kinh tế, người nghiện sẽ chuyển sang chích, làm nát mạch máu khiến sức khỏe suy giảm nhanh chóng, nguy cơ tử vong cao.

+ Ma túy gắn liền với AIDS, một bệnh chết người chưa có truốc đặc trị.

- Với gia đình có người nghiện:

+ Kinh tế kiệt quệ vì tiêu tốn nhiều tiền của cho người nghiện

+ Gia đình tan vỡ hạnh phúc vì không làm ra tiền của mà còn phải chi nhiều cho việc hút hít của người nghiện.

- Với xã hội:

+  Lực lượng lao động bị ảnh hưởng khi xã hội có nhiều người nghiện.

+ Kinh tế xã hội suy giảm.

+ Ma túy là sự bắt nguồn của nhiều loại tội phạm nguy hiểm: trộm cắp, cướp của, giết người ....

- Với thế hệ trẻ: ma túy đặc biệt nguy hiểm vì thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, là lực lượng lao động chính của xã hội, là đối tượng nhạy cảm với tệ nạn xã hội, dễ bị lôi kéo.

*  Liên hệ, mở rộng

- Hiểu rõ tác hại và sự nguy hiểm của ma túy để phòng tránh.

- Không giao du với những người nghiện ma túy.

- Cảnh giác, đề phòng với sự lôi kéo, rủ rê của những kẻ xấu

- Dứt khoát không dùng thử dù chỉ một lần

- Có lối sống lành mạnh, học tập và rèn luyện sức khỏe để không có cơ hội cho ma túy tiếp cận.

3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề: Vì sự nguy hiểm của ma túy nên hãy tránh loại độc dược này. Tránh xa ma túy là bạn đã góp phần làm cho xã hội ngày một tươi đẹp hơn.

Đề thi Ngữ văn lớp 8 giữa học kì 2 năm 2022 - 2023 - Đề số 4

Câu 1: 

a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.

b. Chỉ ra những câu cản thán trong đoạn văn và giải thích vì sao các câu đó là câu cảm thán.

“Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự nổi với thế nước!  Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”

(Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)

Câu 2: 

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) bàn về ý nghĩa của tính trung thực.

Câu 3: 

Kết thúc bài thơ Quê hương, nhà thơ Tế Hanh viết:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhới

Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

Tình yêu quê hương trong xa cách, là nỗi nhớ khôn nguôi những hình ảnh quen thuộc của làng chài ven biển miền Trung. Còn tình yêu quê hương trong em là gì? Hãy viết bài văn nghị luận về tình yêu quê hương đất nước của giới trẻ ngày nay.

Đáp án đề thi Ngữ văn 8 giữa học kì 2 năm 2022 - 2023 - Đề số 4

Câu 1:

Phương pháp: căn cứ bài Câu cảm thán

Cách giải:

a.

*Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán          

Câu cảm thán là câu có chứa các từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, biết bao, biết chừng nào, dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết); xuất hiện trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

* Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

b. Câu cảm thán: Than ôi! Lo thay! Nguy thay!                   

- Các câu trên là câu cảm thán vì chúng chứa các từ ngữ cảm thán: than ôi, thay và kết thúc câu bằng dấu chấm than. 

Câu 2:

Phương pháp: phân tích, giải thích, bàn luận, …

Cách giải:

1. Mở đoạn: Trung thực là một đức tính tốt cần có trong mỗi con người.

2. Phát triển đoạn: Ý nghĩa của đức tính trung thực:

+ Trung thực: là thật thà, thành thật, không nói dối, không che giấu những thói xấu.

+ Trung thực giúp con người nâng cao phẩm giá, khiến cho các mối quan hệ thêm bền chật, khăng khít và tạo được sự tin tưởng lẫn nhau.

+ Người trung thực luôn khiến cho mọi người có cái nhìn thiện cảm, tin yêu và kính trọng.

+ Người có lòng trung thực sẽ dễ thành công trong mọi việc. Người không trung thực luôn bị mọi người xa lánh.

+ Trung thực là đức tính cần có của mỗi người.

(Dẫn chứng: Học sinh có thể chọn 1- 2 dẫn chứng tiêu biểu để minh họa).

3. Kết đoạn: Mỗi người cần có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi kiến thức để xây dựng cho mình đức tính trung thực từ những việc làm nhỏ nhất.

Câu 3:

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

* Yêu cầu chung:

- Xác định đúng kiểu bài văn nghị luận, bố cục rõ ràng, cân đối.

- Xác định đúng đề tài nghị luận

- Trình bày sạch sẽ, mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, ngữ pháp

* Yêu cầu cụ thể:

1. Mở bài: Giới thiệu chung

2. Thân bài

- Giải thích quan niệm về quê hương đất nước (quê hương đất nước là nơi mình được sinh ra và lớn lên, nơi được hấp thụ nhưng tinh hoa của dân tộc, …)

- Biểu hiện tình yêu quê hương đất nước:

+ Nhỏ thì đó là tình yêu những gì thân thuộc nhất với mình: ngôi nhà, dòng sông, …

+ Lớn hơn là tình yêu quê hương, xứ sở

+…

- Trách nhiệm bản thân:

+ Nỗ lực học tập không ngừng

+ Có mục tiêu, phương hướng phấn đâu rõ ràng: phục vụ quê hương, đất nước.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 8 năm 2022 - 2023 được tải nhiều - Đề số 5

Phần I. Đọc – Hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

" ... Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang"

(Ngữ văn 8, tập 2, NXBGD)

1. Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào?

2.  Ai là tác giả của đoạn thơ đó.

3. Nội dung chính của đoạn văn là gì?

4. Câu thơ “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

5. Xét về cấu tạo ngữ pháp, từ " mạnh mẽ " thuộc từ gì?

6. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau: “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”.

7. Viết đoạn văn từ 5-7 câu, nêu suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc đời của mỗi con người?

Phần II. Làm văn

Hãy nói không với tệ nạn xã hội

Đáp án đề kiểm tra Văn 8 giữa kì 2 năm 2022 - 2023 - Đề số 5

Phần I:

1)

Phương pháp: căn cứ bài Quê hương

Cách giải:

- Tác phẩm: Quê hương

2)

Phương pháp: căn cứ bài Quê hương

Cách giải:

- Tác giả: Tế Hanh

3)

Phương pháp: căn cứ đoạn trích

Cách giải:

- Nội dung: miêu tả cảnh dân chài ra khơi đánh cá.

4)

Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học

Cách giải:

- Biện pháp so sánh

- Tác dụng:

+ Làm nổi bật vẻ đẹp khỏe khoắn của con thuyền khi ra khơi.

+ Làm cho câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn.

+ Thấy được tài quan sát, trí tưởng tượng phong phú của tác giả.

5)

Phương pháp: căn cứ bài Từ láy

Cách giải:

- Từ láy

6)

Phương pháp: căn cứ các thành phần chính trong câu

Cách giải:

- Chủ ngữ: dân trai tráng

- Vị ngữ: bơi thuyền đi đánh cá

7)

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng: Viết thành đoạn văn, đủ số câu; Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi dung từ, đặt câu, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức

- Quê hương có vai trò quan trọng với con người bởi:

+ Quê hương là cái nôi con người được sinh ra và lớn lên

+ Quê hương là nơi có những người thân yêu

+ Đây là nơi in dấu những kỉ niệm tuổi thơ

- Phê phán những kẻ thờ ơ, phản bội quê hương

- Liên hệ bản thân.

Phần II:

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

* Yêu cầu chung:

- Xác định đúng kiểu bài văn nghị luận, bố cục rõ rang, cân đối.

- Xác định đúng đề tài nghị luận

- Trình bày sạch sẽ, mạch lạc, không mắc lỗi dung từ, đặt câu, ngữ pháp

* Yêu cầu cụ thể:

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận

2. Thân bài

a. Giải thích thuật ngữ

- Tệ nạn xã hội: Tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, không đúng với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội. Tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm, phá vỡ hệ thống xã hội văn minh, tiến bộ, lành mạnh. Các tệ xã hội thường gặp là: tệ nạn ma tuý, mại dâm, đua xe trái phép… và trong đó ma túy là hiện tượng đáng lo ngại nhất, không chỉ cho nước ta mà còn cho cả thế giới.

Ma tuý: là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi ngấm vào cơ thể con người, nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ và tâm trạng của người đó, khiến ngưòi sử dụng có cảm giác lâng lâng, không tự chủ được mọi hành vi hoạt động của mình, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

- Ma tuý tồn tại ở rất nhiều dạng như hồng phiến, bạch phiến, thuốc lắc … dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau như uống, chích, …

b. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy

- Do bản thân không làm chủ, không có ý chí kiên cường vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

- Do bị bạn bè xấu dụ dỗ.

- Sống trong môi trường không lành mạnh, có người nghiện hút, dễ sa đà vào con đường nghiện ngập.

c. Làm rõ tác hại của ma tuý

* Đối với cá nhân người nghiện:

- Gây suy giảm hệ miễm dịch, giảm khả năng đề kháng làm cho người bệnh dễ mắc các bệnh khác.

- Ma tuý chính là con đường dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS.

- Người nghiện ma tuý sức khoẻ yếu dần, không có khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

- Nghiện ma tuý khiến cho con người u mê, tăm tối; từ người khoẻ mạnh trở nên bệnh tật, từ đứa con ngoan trong gia đình trở nên hư hỏng, từ công dân tốt của xã hội trở thành đối tượng cho luật pháp. Khi đói thuốc, con nghiện sẽ làm bất cứ điều gì kể cả tội ác: cướp giật, trộm cắp, giết người…

* Đối với gia đình

- Làm cho kinh tế gia đình suy sụp.

- Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình ...

* Đối với xã hội

- Là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội khác như trộm cắp, cướp giật, mại dâm ... làm cho an ninh xã hội bất ổn.

- Làm hao tiền tốn của của quốc gia (do phải phòng chống, lập trại cai nghiện, ...)

- Làm suy giảm giống nòi ...

d. Biện pháp

- Có kiến thức về tác hại, cách phòng trách ma tuý, từ đó tuyên truyền cho mọi người về tác hại của nó.

- Hãy tránh xa ma tuý bằng mọi cách, mọi người nên có lối sống lành mạnh, trong sạch, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội.

- Nhà nước cần phải có những hình thức xử phạt nghiêm khắc, triệt để đối với những hành vi tàng trữ, buôn bán vận chuyển trái phép ma tuý.

- Đồng thời cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện, tạo công ăn việc làm cho họ, tránh những cảnh " nhàn cư vi bất thiện", giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng, không xa lánh, kì thị họ.

- Tham gia các hoạt động truyền thống tệ nạn xã hội ...

3. Kết bài Rút ra kết luận: ma túy kinh khủng là thế nên mỗi chúng ta phải biết tự bảo vệ mình, tránh xa những tệ nạn xã hội, tránh xa ma túy.

Tham khảo thêm:

CLICK NGAY nút TẢI VỀ dưới đây để tải bản Full của tài liệu: Bộ 5 đề thi giữa kì 2 Văn 8 năm 2022 - 2023 (có đáp án) tải nhiều - Phần 2

Đánh giá bài viết
2.2
5 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status