Logo

Bộ đề thi Địa Lý 11 học kì 2 năm 2021 - 2022 (có đáp án) Phần 1

Tổng hợp bộ đề thi Địa Lý 11 học kì 2 năm 2021 - 2022 (có đáp án) Phần 1 cùng hướng dẫn giải chi tiết từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Hỗ trợ các em học sinh ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.
5.0
1 lượt đánh giá

Kì thi học kì 2 sắp tới, nhu cầu tìm kiếm nguồn tài liệu ôn thi chính thống có lời giải chi tiết của các em học sinh là vô cùng lớn. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã dày công sưu tầm Bộ đề thi Địa 11 học kì 2 năm 2021 - 2022 (có đáp án) Phần 1 giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi học kì 2 môn Địa Lý lớp 11 cùng nội dung kiến thức thường xuất hiện. Mời các em cùng quý thầy cô theo dõi đề tại đây.

Đề thi học kì 2 môn Địa Lý lớp 11 năm 2021 - 2022 (Đề số 1)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1. Bốn đảo lớn nhất của Nhật Bản theo thứ tự từ bắc xuống nam là

A. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

B. Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư.

C. Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư.

D. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

Câu 2. Cho bảng số liệu:

BẢNG 1: GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM

Đơn vị: tỉ USD

NĂM 1990 1995 2000 2001 2004
Xuất khẩu 287.6 443.1 479.2 403.5 565.7
Nhập khẩu 235.4 335.9 379.5 349.1 454.5

So với 1990 thì năm 2004 Nhật Bản xuất siêu hơn

A. 59 tỉ USD.

B. 278.1 tỉ USD.

C. 219 tỉ USD.

D. 2,1 tỉ USD.

Câu 3. Dựa vào bảng 1, yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm thì dạng biểu đồ thích hợp là

A. Cột.

B. Đường.

C. cột ghép

D. miền.

Câu 4. Nhận xét đúng về sản lượng khai thác cá của Nhật Bản trong thời kỳ 1985-2003 là

A. sản lượng cá liên tục giảm và giảm mạnh.

B. sản lượng cá giảm mạnh và có biến động.

C. sản lượng các tăng liên tục nhưng còn tăng chậm.

D. sản lượng cá tăng nhưng còn biến động.

Câu 5. Đảo Kiuxiu có kiểu khí hậu

A. cận nhiệt gió mùa.

B. cận nhiệt hải dương.

C. cận nhiệt lục địa.

D. ôn đới gió mùa .

Câu 6. Củ cải đường chỉ được trồng ở vùng kinh tế/đảo

A. Hô-cai-đô.

B. Hôn-su.

C. Xi-cô-cư

D. Kiu-xiu.

Câu 7. Cây trồng chiếm diện tích lớn nhất ở Nhật Bản là

A. lúa gạo.

B. lúa mì.

C. Ngô.

D. tơ tằm.

Câu 8. Các bạn hàng thương mại quan trọng nhất của Nhật Bản là

A. Hoa Kỳ, Canađa, Ấn Độ, Braxin, Đông Nam Á.

B. Hoa Kỳ, Ấn Độ, Braxin, EU, Canađa.

C. Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Đông Nam Á, Ôxtrâylia.

D. Hoa Kỳ, Trung Quốc, CHLB Nga, EU, Braxin.

Câu 9. Vùng kinh tế/đảo Hônsu KHÔNG có đặc điểm nổi bật là

A. diện tích rộng lớn nhất.

B. dân số đông nhất.

C. diện tích rừng lớn nhất.

D. kinh tế phát triển nhất.

Câu 10. Sản xuất các sản phẩm nổi bật trong ngành công nghiệp điện tử của Nhật bản KHÔNG phải là hãng

A. Sony.

B. Toshiba.

C. Toyota.

D. Hitachi.

Câu 11. Ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của nền công nghiệp Nhật Bản là

A. công nghiệp chế tạo máy.

B. công nghiệp sản xuất điện tử.

C. công nghiệp xây dựng và công trình công cộng.

D. công nghiệp dệt, sợi vải các loại.

Câu 12. Ngành công nghiệp của Nhật Bản chiếm khoảng 41% sản lượng xuất khẩu của thế giới là

A. sản xuất Ô tô.

B. sản xuất Tàu biển.

C. Xe gắn máy.

D. Sản phẩm tin học.

Câu 13. Trong thời gian từ 1950 đến 1973, nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ thấp nhất vào giai đoạn

A. 1950 - 1954.

B. 1955 - 1959.

C. 1960 - 1964.

D. 1965 - 1969.

Câu 14. Năng xuất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động

A. luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động.

B. làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước.

C. thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động.

D. làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.

Câu 15. Từ bảng số liệu sau

BẢNG 2. SỰ BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI NHẬT BẢN

  1950 1970 1997 2005
Dưới 15 tuổi (%) 35,4 23,9 15,3 13,9
Từ 15 đến 64 tuổi (%) 59,6 69,0 69,0 66,9
65 tuổi trở lên (%) 5,0 7,1 15,7 19,2
Số dân (triệu người) 83,0 104,0 126,0 127,7

Dân số từ 65 tuổi trở lên của Nhật bản năm 2005 là

A. 17,7 triệu người.

B. 85,4 triệu người.

C. 24,5 triệu người.

D. 44,7 triệu người.

Câu 16. Dựa vào bảng 2 thì năm 2005 so với năm 1950 số người dưới 15 tuổi giảm

A. 11,6 triệu người.

B. 21,5 triệu người.

C. 39,2 triệu người.

D. 27,7 triệu người.

Câu 17. Nhận xét KHÔNG chính xác vền đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là

A. địa hình chủ yếu là đồi núi.

B. đồng bằng nhỏ, hẹp nằm ven biển.

C. sông ngòi ngắn và dốc.

D. than đá có trữ lượng lớn.

Câu 18. Nhận xét ĐÚNG về tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Nhật Bản từ sau năm 1991 là:

A. Tăng trưởng ổn định và luôn ở mức cao.

B. Tăng trưởng cao nhưng còn biến động.

C. Tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn ở mức cao.

D. Tăng trưởng chậm lại, có biến động và ở mức thấp.

Câu 19. Trong các ngành dịch vụ của Nhật Bản, hai ngành có vai trò hết sức to lớn là

A. thương mại và du lịch.

B. thương mại và tài chính.

C. tài chính và du lịch.

D. tài chính và giao thông vận tải.

Câu 20. Rừng bao phủ phần lớn diện tích là đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế/đảo

A. Hô-cai-đô.

B. Hôn-su.

C. Xi-cô-cư.

D. Kiu-xiu.

Câu 21. Diện tích tự nhiên của Nhật Bản là

A. 338 nghìn km2.

B. 378 nghìn km2

C. 387 nghìn km2.

D. 738 nghìn km2.

Câu 22. Đặc điểm KHÔNG ĐÚNG với ngành công nghiệp Nhật Bản là:

A. Giá trị công nghiệp đứng thứ hai thế giới.

B. Sản phẩm phần lớn phục vụ cho xuất khẩu.

C. Sản lượng tơ tằm đứng đầu thế giới.

D. Chiếm 90% số robot của toàn thế giới.

Câu 23. Rừng của Liên Bang Nga phân bố tập trung ở

A. phần lãnh thổ phía Tây.

B. vùng núi U-ran.

C. phần lãnh thổ phía Đông.

D. Đồng bằng Tây Xi bia.

Câu 24. Thương mại Nhật Bản đứng thứ tư thế giới sau các nước nào sau đây?

A. Pháp, Đức, Trung Quốc.

B. Anh, Đức, Pháp.

C. Hoa Kì, Đức, Trung Quốc.

D. Trung Quốc, Hoa Kì, Anh.

II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1. Trình bày đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp Nhật Bản. Tại sao diện tích đất trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm?

Câu 2. Nhận xét và giải thích về đặc điểm phân bố công nghiệp của Nhật Bản.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 11 môn Địa Lý năm 2021 - 2022 (Đề số 1)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án A A B A A A A C C C B B
Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
Đáp án B D C A D D B A B D C C

II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1: Trình bày đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp Nhật Bản? Tại sao diện tích đất trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm?

Trả lời

a) Đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp Nhật Bản.

- Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản

- Tỉ trọng nông nghiệp trong GDP chỉ chiếm khoảng 1%

- Diện tích đất nông nghiệp ít, chỉ chiếm khoảng 14% lãnh thổ.

- Nền nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh.

b) Diện tích đất trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm là do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh, đất nông nghiệp ít lại bị chuyển đổi thành đất chuyên dụng và đất ở.

Câu 2: Nhận xét và giải thích về đặc điểm phân bố công nghiệp của Nhật Bản?

Trả lời

a) Đặc điểm

- Công nghiệp Nhật Bản phân bố không đồng đều

- Tập trung chủ yếu trên đảo Hôn-su và vùng ven biển

b) Giải thích

- Do điều kiện phát triển công nghiệp phân bố không đều

- Đảo Hôn-su có diện tích lớn nhất, kinh tế phát triển và dân cư tập trung đông đặc biệt lao động có kĩ thuật

- Phân bố ven biển vì đa phần lãnh thổ Nhật Bản là đồi núi, gần biển để thuận lợi cho việc cung cấp nguyên liệu và xuất khẩu hàng hóa.

Đề thi Địa Lý lớp 11 học kì 2 năm 2021 - 2022 (Đề số 2)

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1. Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là

A. bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh.

B. trữ lượng các loại khoáng sản không đáng kể.

C. nhiều núi lửa, động đất, sóng thần.

D. nhiều đảo lớn, nhỏ cách xa nhau.

Câu 2. Năng suất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động Nhật Bản

A. thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động.

B. làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.

C. làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước.

D. luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động.

Câu 3. Trước năm 1990, Liên Bang Nga đã từng là trụ cột của Liên bang Xô Viết, chủ yếu vì:

A. nền kinh tế phát triển nhất, đóng góp cao nhất trong Liên Xô.

B. diện tích lãnh thổ rộng lớn nhất so với các thành viên khác.

C. dân số đông, trình độ dân trí cao.

D. tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú nhất.

Câu 4. Cho biểu đồ về xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm:

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm.

B. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm.

C. Quy mô và cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm.

D. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm.

Câu 5. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?

A. Sông ngòi và khí hậu.

B. Địa hình và rừng.

C. Địa hình và khí hậu.

D. Biển và khoáng sản.

Câu 6. Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn ở Trung Quốc là:

A. Trùng Khánh.

B. Côn Minh.

C. Vũ Hán.

D. Quảng Châu.

Câu 7. Vùng trồng lúa mì của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở đồng bằng nào?

A. Đông Bắc và Hoa Trung.

B. Hoa Trung và Hoa Nam.

C. Hoa Bắc và Hoa Trung.

D. Đông Bắc và Hoa Bắc.

Câu 8. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là:

A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào).

C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.

D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.

Câu 9. Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là:

A. Phát triển thủy điện.

B. Phát triển lâm nghiệp.

C. Phát triển kinh tế biển.

D. Phát triển chăn nuôi.

Câu 10. Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều, thể hiện ở:

A. Mật độ dân số cao hơn mức trung bình của toàn thế giới.

B. Dân cư tập trung đông ở Đông Nam Á lục địa, thưa ở Đông Nam Á biển đảo.

C. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển.

D. Dân cư thưa thớt ở một số vùng đất đỏ badan.

Câu 11. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm:

A. 1967.

B. 1977.

C. 1995.

D. 1997.

Câu 12. 5 nước đầu tiên tham gia hành lập ASEAN là:

A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Bru-nây, Xin-ga-po.

D. Thái Lan, Xin-ga-po , In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.

II. Phần tự luận

Câu 1 (3,5 điểm). Trình bày đặc điểm tự nhiên và dân cư của Nhật Bản?

Câu 2 (3,5 điểm). Những thuận lợi và trở ngại từ đặc điểm dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực Đông Nam Á?

Đáp án đề thi Địa lớp 11 học kì 2 năm 2021 - 2022 (Đề số 2)

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1.

Nhật Bản nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên Nhật Bản thường hứng chịu rất lớn từ các trận động đất, núi lửa và song thần. Đây là những thiên tai gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, đời sống và tính mạng con người ở Nhật Bản. Đồng thời, các thảm họa này chính là khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản.

Chọn: C.

Câu 2.

Dân cư Nhật Bản làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc nên năng suất lao động xã hội của Nhật Bản thuộc top cao của thế giới.

Chọn: B.

Câu 3.

SGK/67, địa lí 11 cơ bản.

Chọn: A.

Câu 4.

Dựa vào biểu đồ, chú giải -> Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn 1985 – 2012.

Chọn: B.

Câu 5.

Do địa hình và khí hậu khác biệt giữa 2 miền Đông – Tây đã dẫn đến sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc.

Chọn: C.

Câu 6.

Trùng Khánh, Vũ Hán, Quảng Châu là các trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn.

Chọn: B.

Câu 7.

SGK/95, địa lí 11 cơ bản.

Chọn: D.

Câu 8.

SGK/100, địa lí 11 cơ bản.

Chọn: A.

Câu 9.

SGK/100, địa lí 11 cơ bản.

Chọn: C.

Câu 10.

SGK/101, địa lí 11 cơ bản.

Chọn: C.

Câu 11.

SGK/106, địa lí 11 cơ bản.

Chọn: A.

Câu 12.

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of South East Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên.

Chọn: A.

II. Phần tự luận

Câu 1.

* Đặc điểm tự nhiên

- Quần đảo ở Đông Á trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn: Hôn-su, Kiu-xiu, Sicôcư, Hôccaiđô. (0,25 điểm)

- Dòng biển nóng lạnh gặp nhau tạo nên ngư trường lớn. (0,5 điểm)

- Khí hậu gió mùa, mưa nhiều. (0,25 điểm)

-Thay đổi theo chiều Bắc Nam: (0,5 điểm)

+ Bắc: ôn đới, mùa đông dài lạnh, có tuyết rơi.

+ Nam: cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, có mưa to và bão.

- Nghèo khoáng sản, chỉ có than, đồng. (0,25 điểm)

* Đặc điểm dân cư

- Là nước đông dân. (0,25 điểm)

- Tốc độ gia tăng thấp và giảm dần => Dân số già. (0,5 điểm)

- Dân cư tập trung tại các thành phố ven biển. (0,25 điểm)

- Người lao động cần cù, làm việc tích cực, tự giác và trách nhiệm cao. (0,5 điểm)

- Giáo dục được chú ý đầu tư. (0,25 điểm)

Câu 2.

* Dân cư

- Thuận lợi: dân số đông, trẻ (số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%), nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có nhiều khả năng thu hút đầu tư nước ngoài. (1 điểm)

- Trở ngại: lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn thiếu; vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống còn nhiều khó khăn… (0,5 điểm)

* Xã hội

- Thuận lợi:

+ Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ), các nước Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại. (0,5 điểm)

+ Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa, xã hội của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng, đó cũng là cơ sở thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển. (0,5 điểm)

- Trở ngại:

+ Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước. (0,5 điểm)

+ Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,… (0,5 điểm)

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bộ đề thi Địa Lý 11 học kì 2 năm 2021 - 2022 (có đáp án) Phần 1 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status