Logo

Cây nêu ngày tết được hạ vào thời điểm nào?

Cây nêu ngày tết được hạ vào thời điểm nào? Với ý nghĩa giúp xua đuổi ma vào dịp tết theo quan niệm xưa, chúng được dựng vào 23 tháng chạp khi ông Táo lên trời và hạ sau 14, 15 ngày.
5.0
1 lượt đánh giá

Theo quan niệm ngày xưa, vào ngày 23 tháng chạp khi ông Táo lên trời, ma quỷ sẽ thuận thế hoành hành phá hoại con người. Người dân sẽ dựng cây nêu theo lời dặn của Bụt để xua đuổi tà ma, bảo vệ cuộc sống. Cây nêu xưa thể hiện uy quyền, nhà nào giàu có nhất sẽ dựng cây nêu cao nhất.

Cây nêu ngày tết được hạ vào thời điểm nào? Sự tích và ý nghĩa cây nêu ngày tết

Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo quân về trời. Đến ngày mùng 7 tháng Giêng, các gia đình sẽ làm lễ hạ cây nêu xuống, vậy chúng được dựng lên (13 - 14 ngày). Ngày dựng cây nêu được gọi là lên nêu, ngày dỡ nêu xuống  được gọi là khai hạ.

Vì người xưa quan niệm rằng từ ngày 23 tháng Chạp cho tới đêm giao thừa, do vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội lẻn về quấy nhiễu, do đó phải dựng nêu để xua hết tà ma.

Theo tích xưa, lúc ấy quỷ dữ chiếm toàn bộ đất liền, luôn gây rắc rối cho con người vì con người chỉ là nô lệ của chúng.

Con người bị chèn ép, bóc lột đến mức không thể chịu được nên đã nhờ sự giúp đỡ của Bụt. Bụt dựng cây nêu lên đã giúp người dân hóa phép trừ tà. Bóng của cây nêu lan tỏa đến đâu thì đấy là đất lành, đất Phật. Cái bóng ấy tỏa rộng mãi khiến lũ quỷ lùi dần rồi cuối cùng ra tận biển sâu.

Cây nêu được hạ vào ngày nào

Cây nêu được trang trí chuông gió

Về việc dựng cây nêu, tùy vào phong tục mà mỗi nơi sẽ thực hiện khác nhau một chút, nhưng cơ bản là cây nêu sẽ được dựng ở sân nhà. Nó phải được làm bằng cây tre dài khoảng 5-6 mét vì tre có đốt, là bậc thang đi về của thần linh, mang sinh khí của trời chuyển xuống mặt đất giúp mặt đất phì nhiêu, hội tụ sinh khí giúp mùa màng tốt tươi. Thân cây có thể được trang trí bằng các loại cờ, phướn, đèn lồng, câu đối, niêu đất chứa vôi, chuông gió. Bên dưới gốc rắc bột vôi trắng tạo thành vòng tròn hoặc rắc hình cánh cung, mũi tên hướng ra phía cổng để xua đuổi tà ma.

Trên ngọn nêu buộc nhiều đồ vật như: Túi nhỏ đựng trầu cau và ống sáo, vàng mã hay những chiếc khánh và con cá bằng đất nung, cùng một tán tròn bằng tre nứa dán giấy đỏ, lông gà, lá dứa, cành đa... Những vật treo này được cho là có tác dụng trừ tà ma, bảo vệ và mang đến bình an cho con người.

Ngày xưa, cây nêu thể hiện uy quyền. Nhà quyền thế nhất chính là nhà có cây nêu cao nhất. Không chỉ vậy, thời điểm cây nêu được dựng lên cũng là lúc mọi công việc sẽ được gác lại, con người bước vào các hoạt động vui chơi ngày Tết, quên đi tất cả những lo lắng ưu sầu của năm cũ.

Ngày nay, cây nêu hiếm dần, người ta thường trưng bày những cây cảnh nhỏ nhắn, đẹp mắt như đào, mai, quất hay những loại cây mang ý nghĩa cát tường kèm đồ trang trí lấp lánh đón tết.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status