Logo

Đề thi giữa học kì 1 lớp 8 môn Văn 2020 có đáp án số 1

Đề thi văn lớp 8 giữa học kì 1 năm 2020 có lời giải chi tiết. Giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài văn, biết phân bố thời gian sao cho hợp lí đạt được điểm số cao.
2.1
8 lượt đánh giá

Chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 1 sắp tới, chúng tôi đã sưu tầm và giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 8 đề thi giữa kì 1 Văn 8 năm 2020 có lời giải chi tiết đi kèm. Nội dung đề thi bao gồm phần đọc - hiểu và phần làm văn. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Đề thi giữa HK 1 lớp 8 môn Văn Phòng ĐT&GD Cẩm Mỹ 2019

Bộ 30 Đề thi giữa kì 1 Toán 8 năm 2020 Phần 1

Đáp án 20 bộ đề thi HK 1 lớp 8 môn Ngữ Văn 2020

Đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Văn 2020

Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Vừa mới hôm nào nghe trong đó

Nắng lửa liên miên kiệt nước nguồn

Hôm rày đã lại nghe trong nớ

Mười ngày hai trận lũ, mưa tuôn

Thương những hàng cáy khô trong cát

Giờ gặp bão giông bật gốc cành

Thương những nấm mô khô trên cát

Giờ lại ngâm mình trong nước xanh

Thương những mẹ già da tím tái

Gồng lưng chống lại gió mưa giông

Thương những em thơ mờ mắt đói

Dõi nhìn con nước, nước mênh móng

Vẫn biết ngày mai qua bão lũ

Lá vẫn xanh cây, quả ngọt cành

Miền Trung - Cây cột thu lôi ấy

Nhận hết bão giông lại phía mình. ”.

(Theo https://dantri.com.vn/, ngày 19/ 10/ 2020).

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra phép tu từ đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 3 (0,5 điểm).: Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

Câu 4(1,0 điểm). : Xác định nội dung chính của đoạn thơ.

Làm văn (7,0 điểm)

Cảm nhận về tình yêu thương mẹ của bé Hồng trong văn bản “Trong lòng mẹ” (Trích “Những ngày thơ ấu” - Nguyên Hồng - Ngữ văn 8 tập I - Nhà xuất bản Giáo dục)

Đáp án đề thi Văn 8 giữa học kì 1

Đọc - hiểu

Câu 1: 

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2:

- Biện pháp tu từ đặc sắc: điệp ngữ: Thương (nhắc lại 4 lần)

Câu 3:

- Hiệu quả nghệ thuật: làm nổi bật, nhấn mạnh nỗi đau đớn, thương xót đến quặn lòng của tác giả trước những đau thương mà người dân miền Trung liên tiếp phải chịu đựng do lũ lụt gây ra.

Câu 4:

Nội dung: (HS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, miễn là hợp lí)

Làm văn

a. Biết làm bài văn nghị luận văn học có bố cục rõ ràng: Mở bài, thân bài, kết bài.

b. Xác định đúng nội dung, yêu cầu của đề bài:

Cảm nhận về tình yêu thương mẹ của bé Hồng trong văn bản “Trong lòng mẹ”

c. - Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt thao tác lập luận để triển khai luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và phân tích dẫn chứng.

1.Mở bài

- Giới thiệu nhà văn Nguyên Hồng, tác phẩm Những ngày thơ ấu và đoạn trích Trong long mẹ

- Giới thiệu và nêu cảm nhận chung về nhân vật bé Hồng với tình yêu thương mẹ tha thiết

2.Thân bài

HS có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau, miễn là hợp lí. Sau đây là một số gợi ý:

* Nêu khái quát cảnh ngộ của bé Hồng:

Mồ côi bố, mẹ vì cùng túng quá phải tha hương cầu thực, bé sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng, thiếu thốn tình yêu thương. Luôn yêu thương mẹ tha thiết và khao khát tình mẹ

* Tình yêu thương mẹ tha thiết của bé Hồng:

- Bé Hồng xót thương, thấu hiểu nỗi đau khổ mà mẹ phải chịu đựng:

+ Đau đớn, xót xa khi nghe bà cô kể về mẹ, thấu hiểu mục đích của bà cô: chia cắt tình mẫu tử…(cảm nhận những biểu hiện cảm xúc trong cuộc trò chuyện với bà cô)

+ Thương mẹ vì sợ hãi những thành kiến nghiệt ngã mà phải đi tha hương cầu thực, dấu diếm sinh con, sống khốn khổ, tủi nhục nơi đất khách quê người…

- Luôn yêu thương mẹ và căm giận những cổ tục nghiệt ngã đã đày đọa mẹ:

+ Khẳng định tình yêu thương với mẹ: “nhưng đời nào tôi để những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm để tình yêu thương và lòng kính mến mẹ”

+ Căm giận những cổ tục đã đày đọa mẹ: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là hòn đá…cho kì nát vụn mới thôi”.

- Khao khát tình mẹ và hạnh phúc vô bờ khi gặp lại mẹ sau bao ngày xa cách.

+ Hồi hộp, bất ngờ khi gặp lại mẹ

+ Hạnh phúc khi nằm trong lòng mẹ, cảm nhận mẹ bằng tình yêu thương: “tôi thấy mẹ tôi không còm cõi, xơ xác quá như lời cô tôi nói…” “Phải bé lại và lăn vào lòng mẹ..”

* Đánh gia khái quát:

- Nhân vật được đặt trong các tình huống cụ thể; ngôn ngữ độc thoại nội tâm đã diễn tả sâu sắc tinh tế những biểu hiện tâm trạng cảm xúc của nhân vật. Giọng văn giàu cảm xúc, những so sánh giả định đặc sắc…

- Nhà văn đã thể hiện chân thực, cảm động tình yêu thương sâu sắc của bé Hồng (cũng là của bản thân) đối với mẹ.

- Nhà văn là người có trái tim nhân đạo sâu sắc.

3.Kết bài: - Khái quát cảm nghĩ, ấn tượng về nhân vật,

         - Liên hệ, bài học cuộc sống…

d. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ và hướng người đọc đến những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp nhân vật, từ đó có nhận thức đúng đắn về cuộc sống…

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngũ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

..........................................................................

→ Link tải miễn phí đề thi giữa HK 1 lớp 8 môn Văn 2020:

Chúc các bạn ôn thi tốt và đạt điểm số cao trong kì sắp tới.

Đánh giá bài viết
2.1
8 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status