Logo

Soạn Địa 7 bài 6: Môi trường nhiệt đới [Ngắn gọn]

Giải bài tập SGK Địa 7 bài 6: Môi trường nhiệt đới. Đây là môi trường của đới nóng. Đặc điểm môi trường: khí hậu nóng, càng về gần các chí tuyến lượng mưa càng giảm,... Giúp các em hiểu rõ hơn về bài học này
4.0
3 lượt đánh giá

Chúng tôi sưu tầm và giới thiệu các em tài liệu giải bài tập SGK bài 6 Địa 7. Tổng hợp lời giải hay của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong nội dung chương trình giảng dạy bộ môn Địa lớp 7. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.

Soạn Địa lý lớp 7 bài 6 Môi trường nhiệt đới

Trả lời câu hỏi Địa Lí 7 Bài 6 trang 20 SGK: - Xác định môi trường nhiệt đới trên hình 5.1.

- Quan sát các biểu đồ dưới đây, nhận xét về sự phân bố nhiệt độ và lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới

Trả lời:

- Môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng từ vĩ tuyến 50 đến chí tuyến ở hai bán cầu.

- Sự phân bố nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu nhiệt đới:

+ Lượng mưa: Lượng mưa tương đối lớn, tập trung mưa vó mùa hè từ tháng 5- đến tháng 10, các thác còn lại mưa rất ít có tháng không có mưa.

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ khá cao, biên độ nhiệt năm lớn.

Bài 1 trang 22 SGK Địa Lí 7: Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới.

Trả lời:

Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới:

+ Nhiệt độ cao, trung bình năm trên 20oC;

+ Mưa nhiều khoảng 500-1500mm nhưng mưa tập trung vào mùa mưa.

Bài 2 trang 22 SGK Địa Lí 7: Giải thích tại sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng.

Trả lời:

Trong mùa mưa, nước mưa thấm sâu xuống các lớp đất đá bên dưới; đến mùa khô, nước lại di chuyển nên mang theo oxit sắt và oxit nhôm tích tụ dần ở gần mặt đất làm cho đất có màu đỏ vàng.

Bài 3 trang 22 SGK Địa Lí 7: Tại sao diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới ngày càng mở rộng.

Trả lời:

Diện tích xavan và nửa hoang mạc ơ vùng nhiệt đới ngày càng mở rộng do:

+ Lượng mưa ít, biến đổi khí hậu.

+ Con người phá rừng và cây bụi để lấy gỗ củ hoặc làm nương rẫy. Đất bị thoái hóa dần và cây cối khó mọc lại được.

Bài 4 trang 22 SGK Địa Lí 7: Quan sát hai biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của mỗi vùng nhiệt đới dưới đây, cho biết biểu đồ nào ở ở Bắc bán cầu, biểu đồ nào ở Nam bán cầu. Tại sao?

Trả lời:

Biểu đồ thứ nhất ở Bắc bán cầu. Do ở biểu đồ này có hai cực đại là tháng 5 và tháng 10 và mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, đây là thời kì mùa hè ở Bắc bán cầu.

Biểu đồ thứ hai ở Nam bán cầu. Do ở biểu đồ thứ 2 có 3 tháng nhiệt độ dưới 20oC là tháng 6, 7, 8; mùa hô kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau trùng với khí hậu ở Nam bán cầu.

File tải miễn phí bài 6 địa lí 7:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải giải bài tập bài 6 dân số địa lý 7 chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm các môn học khác được chia theo từng khối lớp tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
4.0
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status