Logo

Soạn Địa 7 Bài 21: Môi trường đới lạnh (Đầy đủ nhất)

Hướng dẫn soạn Địa 7 Bài 21: Môi trường đới lạnh bao gồm trả lời câu hỏi và giải bài tập cho từng phần trong SGK chi tiết, dễ hiểu. Giúp học sinh ôn tập, nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập Địa lý 7 bài 21 SGK chi tiết nhất. Chúng tôi đã tổng hợp kiến thức trọng tâm của bài học và lời giải các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong nội dung chương trình giảng dạy bộ môn Địa lớp 7. Mời các em tham  khảo bài viết dưới đây.

Trả lời câu hỏi SGK Địa Lý 7 Bài 21 trang 67, 68

Câu 1 (trang 67 SGK Địa Lí 7):

- Quan sát các hình 21.1, 21.2 và 21.3, hãy:

- Tìm ranh giới của môi trường đới lạnh ở hai bán cầu.

- Nêu diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm ở đới lạnh.

Giải bài tập SGK Địa 7

Trả lời:

- Ranh giới của môi trường đới lạnh ở hai bán cầu:

+ Môi trường đới lạnh nằm từ đường vòng cực đến hai cực.

+ Đới lạnh ở Bắc Cực là đại dương, còn ở Nam Cực là lục địa.

- Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm ở đới lạnh (Hon – man – Ca – na - đa):

+ Nhiệt độ tháng cao nhất (tháng VII) dưới 10oC, nhiệt độ tháng thấp nhất (tháng II) dưới - 30oC. Số tháng có nhiệt độ trên 0oC: 3,5 tháng (từ tháng VI đến giữa tháng IX), số tháng có nhiệt độ dưới 0oC: 8,5 tháng (từ giữa tháng IX đến tháng V). Biên độ nhiệt năm cao (đến 40oC). Nhìn chung , khí hậu ở đới lạnh quanh năm lạnh lẽo, chỉ có từ 3 đến 3,5 tháng mùa hạ, nhưng cũng không bao giờ nóng đến 10oc.

+ Lượng mưa trung bình năm 133mm, các tháng mưa nhiều nhất (hai tháng VII và VIII) không quá 20mm/tháng, các tháng còn lại mưa ít (dưới 20mm/tháng và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi). Nhìn chung lượng mưa ở đới lạnh rất thấp , phần lớn dưới dạng tuyết rơi.

Câu 2 (trang 68 SGK Địa Lí 7):

- Quan sát các hình 21.4 và 21.5, so sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi.

Giải bài tập SGK Địa 7

Trả lời:

- Núi băng là một khối băng khổng lồ

- Băng trôi là những tảng băng có kích thước to nhỏ khác nhau, nhưng nhỏ hơn núi băng

Giải bài tập SGK Bài 21 Địa 7 trang 70

Bài 1 (trang 70 SGK Địa Lí 7):

Tính chất khắc nghiệt của đới lạnh thể hiện như thế nào?

Lời giải:

- Nhiệt độ trung bình mùa đông luôn dưới -10oC, mùa hạ ngắn và ít khi nóng đến 10oC. Mặt đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt vào mùa hạ.

- Lượng mưa trung bình năm dưới 500mm, phần lớn dưới dạng tuyết,...

Bài 2 (trang 70 SGK Địa Lí 7):

Tại sao lại nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất?

Lời giải:

Vì có sự giống nhau giữa môi trường hoang mạc với môi trường đới lạnh, thể hiện ở:

- Lượng mưa trung bình năm ít ,dưới 500mm: rất khô hạn

- Khí hậu rất khắc nghiệt: biên độ nhiệt năm và ngày rất lớn.

- Có rất ít người sinh sống, động thực vật nghèo nàn.

Bài 3 (trang 70 SGK Địa Lí 7):

Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt?

Lời giải:

- Động thực vật ở đới lạnh có những nét khác biệt so với các giới khác (về cách thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt, chủ yếu là đối với động vật)

- Động vật có 2 cách chống lại cái lạnh:

+ Chống lạnh chủ động: có lớp lông dày hoặc lớp mỡ dày dưới da, sống thành đàn đông đúc để sưởi ấm cho nhau.

+ Chống lạnh thụ động: ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng trong giai đoạn lạnh nhất, hoặc di cư đến nơi ấm áp hơn để tránh mùa đông.

- Khí hậu quá lạnh ở hai cực không thích nghi với đời sống của thực vật nên chúng chỉ phát triển trong thời gian ngắn ngủi mùa hạ và chủ yếu ở ven biển băng Bắc Cực. Ở Nam Cực không có thực vật vì quá lạnh.

Bài 4 (trang 70 SGK Địa Lí 7):

Đoạn văn sau đây mô tả cuộc sống trong ngôi nhà băng của người I-nuc (E-xki-nô). Cho biết người I-nuc đã thích nghi với mùa đông giá lạnh như thế nào?

"Cuộc sống trong ngôi nhà băng thật chẳng tiện nghi chút nào nhưng con người vẫn phải sống cho qua mùa đông giá lạnh từ - 30oC đến - 40oC. Nhà băng là nơi cư trú tốt nhất cho người I-nuc, các chú chó và lương thực của họ. Nhờ có ngọn đèn mỡ hải cẩu thắp liên tục, nhiệt độ trong nhà luôn duy trì từ 0oC đến 2oC. Vào nhà, người ta phải cởi bỏ bộ quần áo khoác ngoài bằng da và lông thú đã lạnh cứng lại, để tránh băng tan làm ướt người. Cơ thể cần luôn khô ráo, điều đáng sợ nhất trong ngôi nhà là sự hỗn tạp của hơi người, mùi thịt cá tươi, mùi lông chó, mùi mỡ hải cẩu cháy và mùi bếp núc. Trên trần chỉ có một lỗ thông hơi nhỏ cho cả ngôi nhà đông đúc, lối ra vào đã bị đống quần áo nút kín lại"

Lời giải:

- Về nhà ở: ngôi nhà băng chật chội luôn được sưởi ấm bằng ngọn đèn mỡ hải cẩu và chỉ có một lỗ thông hơi nhỏ.

- Về cách chống lạnh: mặc quần áo da và lông thú, luôn giữ cơ thể khô ráo.

Lý thuyết Địa Lý lớp 7 Bài 21

1. Đặc điểm của môi trường

Giải bài tập SGK Địa 7

- Vị trí:

+ Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.

+ Ở Bắc bán cầu là đại dương, ở Nam bán cầu là lục địa.

- Đặc điểm khí hậu:

+ Khí hậu vô cùng lạnh lẽo, khắc nghiệt.

+ Mùa đông dài, nhiệt độ luôn dưới -100C.

+ Mùa hạ ngắn ngủi (3 - 5 tháng), không vượt quá -100C.

+ Biên độ nhiệt năm và ngày đêm rất lớn.

Giải bài tập SGK Địa 7

+ Mưa rất ít (dưới 500 mm/năm), phần lớn dưới dạng mưa tuyết.

Giải bài tập SGK Địa 7

2. Sự thích nghi của động vật và thực vật đối với môi trường

Giải bài tập SGK Địa 7

- Sự thích nghi của thực vật:

+ Thực vật đặc trưng: rêu, địa y.

+ Thực vật ít về số lượng, số loài và chỉ phát triển vào mùa hạ.

- Sự thích nghi của động vật:

+ Động vật tiêu biểu: tuần lộc, chim cánh cụt, hải cẩu, gấu trắng.

+ Chúng thích nghi nhờ có bộ lông dày, lông không thấm nước hoặc lớp mỡ dày.

+ Sống theo bầy đàn đông, di cư hoặc ngủ đông.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải bài tập SGK Địa 7 Bài 21: Môi trường đới lạnh, chi tiết, đầy đủ nhất file pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status