Logo

Soạn Địa 7 Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (Đầy đủ nhất)

Hướng dẫn soạn Địa 7 Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ bao gồm trả lời câu hỏi và giải bài tập cho từng phần trong SGK chi tiết, dễ hiểu. Giúp học sinh ôn tập, nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
4.0
2 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập Địa lý 7 Bài 41 SGK chi tiết nhất. Chúng tôi đã tổng hợp kiến thức trọng tâm của bài học và lời giải các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong nội dung chương trình giảng dạy bộ môn Địa lớp 7. Mời các em tham  khảo bài viết dưới đây.

Trả lời câu hỏi SGK Địa Lý 7 Bài 41 trang 126

Câu 1 (trang 126 SGk Địa Lí 7):

- Quan sát hình 41.1, cho biết Trung và Nam Mĩ giáp các biển và đại dương nào ?

Giải Địa lí 7

Trả lời:

Trung và Nam Mĩ giáp với biển Ca-ri-bê, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu 2 (trang 127 SGK Địa Lí 7):

- Quan sát hình 41.1 và các kiến thức đã học, cho biết:

- Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nào?

- Loại gió thổi quanh năm ở đây là gió gì, thổi theo hướng nào?

Trả lời:

- Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nhiệt đới.

- Loại gió thổi quanh năm ở đây là gió Tín phong, thổi theo hướng đông bắc

Giải bài tập SGK Bài 41 Địa 7 trang 127

Bài 1 (trang 127 SGK Địa Lí 7):

Quan sát hình 41.1, nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ.

Giải Địa lí 7

Lời giải:

Cấu trúc địa hình của Nam Mĩ có ba phần:

- Hệ thống núi An-đet ở phía tây: cao và đồ sộ nhất châu Mĩ, giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng.

- Đồng bằng ở trung tâm : các đồng bằng Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn (rộng và bằng phẳng nhất thế giới), La-pla-ta, Pam-pa.

- Các sơn nguyên ở phía đông: Guy-a-ba, Bra-xin.

Bài 2 (trang 127 SGK Địa Lí 7):

So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ.

Lời giải:

- Giống nhau : cấu trúc địa hình của Trung và Nam Mĩ tương tự với cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ.

- Khác nhau :

+ Bắc Mĩ có núi già A-pa-lat ở phía đông, trong khi ở Nam Mĩ là các cao nguyên.

+ Hệ thống Cooc-đi-e của Bắc Mĩ là hệ thống núi và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ trongg khi ở Nam Mĩ hệ thống An-đét cao và đồ sộ hơn, nhưng chiếm tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống Cooc-đi-e ở Bắc Mĩ.

+ Đồng bằng trung tâm Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.

+ Đồng bằng trung tâm Nam Mĩ là một chuỗi các đông bằng nối với nhau từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-pa. Tất cả đều là đồng bằng thấp, chỉ trừ phía nam đòng bằng Pam-pa cao lên thành một cao nguyên.

Lý thuyết Địa Lý lớp 7 Bài 41

1. Khái quát tự nhiên

- Diện tích: 20,5 triệu Km2.

- Bao gồm: eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng ti và toàn bộ lục địa Nam Mĩ.

Giải Địa lí 7

a) Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti

- Đặc điểm khí hậu:

+ Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới.

+ Khí hậu và thực vật phân hóa từ Đông sang Tây.

+ Gió Tín phong Đông Bắc thổi thường xuyên.

- Đặc điểm địa hình:

+ Eo đất Trung Mĩ: Phần lớn là núi và cao nguyên, có nhiều núi lửa hoạt động và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.

+ Quần đảo Ăng ti: Có hình vòng cung, các đảo có nhiều núi cao và đồng bằng ven biển.

b) Khu vực Nam Mĩ

Khu vực

Đặc điểm địa hình

Thảm thực vật

Phía Tây

Cao nguyên đồ sộ nhất châu Mĩ, cao trung bình từ 3000 – 5000m, nhiều núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng.

Cảnh quan thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao rất phức tạp.

Ở giữa

Rộng lớn gồm đồng bằng Ô ri no co, Amazon, Pampa, Laplata.

Rừng rậm bao phủ, là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.

Phía Đông

Gồm sơn nguyên Guyana, Brazin hình thành lâu đời, bị bào mòn cắt xẻ mạnh.

 

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải bài tập SGK Địa Lý 7 Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ, chi tiết, đầy đủ nhất file PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
4.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status