Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải Đạo Đức lớp 2 Bài 3: Yêu quý bạn bè trang 14, 15, 16, 17, 18 Cánh Diều được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.
Đề bài
Trò chơi: Đoán xem ai?
Hình ảnh: Trang 14 SGK
Phương pháp giải
Tổ chức trò chơi.
Lời giải chi tiết
Cách chơi:
- Một học sinh lên trước lớp nêu một số đặc điểm về người bạn của mình (như: màu da, dáng, tóc, ...) và đố cả lớp đoán xem đó là bạn nào trong lớp.
- Các bạn ở dưới lớp sẽ dựa vào những đặc điểm đó để đoán.
Bài 1
Kể về người bạn mà em yêu quý
Hình ảnh: Trang 14 SGK
Phương pháp giải:
- Kể.
- Liên hệ bản thân.
Lời giải chi tiết:
Học sinh sẽ kể trước lớp về người bạn của mình. Ví dụ:
Người bạn thân nhất của tớ tên Chi. Chúng tớ chơi với nhau từ hồi nhỏ. Bạn ấy dáng cao, gầy, mái tóc đen mượt, khuôn mặt tròn, nụ cười tươi. Điều mình ấn tượng nhất là bạn ấy rất tốt bụng, hát hay và học giỏi. Mỗi khi mình có chuyện buồn hay gặp khó khăn, bạn ấy luôn lắng nghe và chia sẻ cùng mình. Mình rất yêu quý bạn ấy!
Bài 2
Tìm hiểu lời nói, hành động thể hiện sự yêu quý bạn bè
Hình ảnh: Trang 15 SGK
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Những lời nói, hành động thể hiện sự yêu quý bạn bè:
- Giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn: “Để mình giúp bạn nhé!”.
- Luôn quan tâm, động viên, an ủi bạn khi bạn buồn: “Bạn đừng buồn nữa nhé! Mọi chuyện sẽ qua thôi!”.
- Quan tâm, tặng quà bạn nhân dịp sinh nhật: “Chúc cậu một tuổi mới thật vui vẻ và hạnh phúc!”.
- Chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn: quyên góp, ủng hộ sách vở, quần áo.
- Luôn đoàn kết.
- Không phân biệt chủng tộc, màu da.
- Giúp đỡ nhau trong học tập.
Bài 3
Thảo luận về cách ứng xử thể hiện sự yêu quý bạn bè
Hình ảnh: Trang 15 SGK
Phương pháp giải:
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
- Cách xưng hô với bạn: nên xưng hô với bạn thân mật nhưng đúng mực, lịch sự.
- Có thể xưng hô: “bạn – tôi”; “tớ - cậu”; “bạn – mình”.
- Tránh xưng hô “mày – tao” với bạn hoặc gọi bạn bằng những từ ngữ không lịch sự.
- Cần có thái độ chân thành, tôn trọng, quan tâm đến bạn.
- Cử chỉ thể hiện sự thân thiện, đồng cảm với bạn như khoác vai.
- Không nên có những thái độ, cử chỉ thể hiện sự coi thường, xúc phạm bạn như: giơ nắm đấm, lè lưỡi trêu bạn, chửi mắng bạn.
Thực hiện các hành động cần gắn liền với thái độ, cử chỉ thể hiện sự chân thành, tôn trọng bạn.
Bài 1
Nhận xét hành vi
Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn trong mỗi tranh dưới đây?
Hình ảnh: Trang 16 SGK
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Phân tích tình huống.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Hình 1:
Bạn nam đang giải bài cho bạn nữ, lời nói, cử chỉ ân cần, nhẹ nhàng. Em đồng tình với việc làm của bạn nam vì bạn đã biết giúp đỡ bạn bè.
Hình 2:
Hai bạn nữ đang chơi ô ăn quan, bạn nam đã vào phá đám. Đây là việc làm sai vì bạn nam đã thiếu tôn trọng bạn bè. Em không đồng tình với việc làm của bạn nam.
Hình 3:
Bạn nữ đã cho bạn nam ngồi cùng bạn mượn bút màu khi nạn nam để quên ở nhà. Đây là việc làm đúng, thể hiện sự giúp đỡ bạn bè. Em đồng tình với việc làm của bạn nữ.
Hình 4:
Bạn nữ muốn vào chơi chuyền cùng các bạn nhưng các bạn không cho. Một bạn trong nhóm đã nói: “Không chơi với cậu”. Đây là việc làm sai vì có sự phân biệt đối xử với bạn bè. Em không đồng tình với việc làm của bạn nữ ấy.
Hình 5:
Bạn nam đang đỡ bạn dậy khi bạn bị ngã và hỏi thăm “Bạn có đau không”. Đây là việc làm đúng vì bạn nam đã biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè. Em đồng tình với việc làm trên.
Hình 6:
Bạn nam đã có hành động giật tóc bạn gái khiến bạn bị đau. Đây là việc làm sai, thể hiện sự bắt nạt bạn bè. Em không đồng tình với việc làm của bạn nam.
Bài 2
Xử lí tình huống
Em sẽ ứng xử như thế nào với bạn trong mỗi tình huống sau?
Hình ảnh: Trang 17 SGK
Tình huống 1:
Tình huống 2:
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Phân tích tình huống.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Tình huống 1:
Em sẽ hỏi thăm sức khỏe của bạn, cho bạn mượn vở để bạn chép bài bù những hôm nghỉ học, giảng bài cho bạn những chỗ bạn không hiểu.
Tình huống 2:
Em sẽ thân thiện, làm quen với bạn mới, giúp bạn dễ hòa nhập với các bạn trong lớp.
Bài 3
Liên hệ
Em đã và sẽ làm gì để thể hiện sự yêu quý bạn bè?
Phương pháp giải:
- Hồi tưởng.
- Liên hệ bản thân.
Lời giải chi tiết:
* Những việc em đã làm thể hiện sự yêu quý bạn bè:
- Giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.
- Cùng nhau tiến bộ trong học tập.
- Chia sẻ, an ủi khi bạn có chuyện buồn.
- Chúc mừng khi bạn có chuyện vui.
- Hỏi thăm khi bạn bị ốm.
* Những chuyện em sẽ làm để thể hiện sự yêu quý bạn bè
- Tiết kiệm tiền, nuôi heo để giúp đỡ những bạn vùng xa xôi hẻo lánh.
- Quyên góp quần áo, sách vở tặng cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Bài 1
Thực hành
a. Chúc mừng khi bạn có niềm vui.
b. Nói lời đề nghị khi muốn bạn giúp đỡ.
c. Động viên, an ủi khi bạn gặp chuyện buồn.
Phương pháp giải:
- Liên hệ bản thân.
- Tự thực hành.
Lời giải chi tiết:
a. Khi bạn có chuyện vui, chúng ta nên chúc mừng bạn với thái độ lịch sự: “Tớ chúc mừng cậu nhé!”.
b. - Khi muốn bạn giúp đỡ cần có thái độ chân thành, lịch sự: “Cậu có tể giúp tớ chuyện này được không?”.
- Sau khi nhận được sự giúp đỡ, cần gửi lời cảm ơn đến bạn: “Tớ cảm ơn cậu nhiều nhé!”.
c. Khi bạn gặp chuyện buồn, cần động viên, an ủi bạn với thái độ sẻ chia: “Cậu đừng buồn nữa nhé! Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi!”
Bài 2
Viết lời yêu thương gửi tặng cho bạn
Hình ảnh: Trang 18 SGK
Phương pháp giải:
Liên hệ bản thân.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự viết thiệp, trang trí theo sở thích kèm lời yêu thương muốn nhắn gửi đến người bạn của mình.
Bài 3
Nuôi lợn đất để giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn
Hình ảnh: Trang 18 SGK
Phương pháp giải:
Liên hệ bản thân.
Lời giải chi tiết:
Mỗi học sinh sẽ nuôi một con lợn đất, bỏ tiền tiết kiệm vào trong chú lợn đó để giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập Đạo Đức lớp 2 Bài 3: Yêu quý bạn bè trang 14, 15, 16, 17, 18 Cánh Diều file PDF hoàn toàn miễn phí.