Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải Đạo Đức lớp 2 Bài 6: Khi em bị lạc trang 29, 30, 31, 32, 33 Cánh Diều được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.
Đề bài
Trò chơi: Tìm đường về nhà
Hình ảnh: Trang 29 SGK
Phương pháp giải
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm.
Lời giải chi tiết
Tìm ra con đường thích hợp, có sự liền mạch để đưa bạn Thỏ về nhà.
Bài 1
Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi
Một lần ra phố
Vũ đi cùng mẹ ra phố.
Nhìn thấy một đám đông cạnh đó, Vũ chạy lại xem.
Vũ quay lại thì không thấy mẹ đâu.
a. Bạn Vũ đã gặp phải chuyện gì?
b. Điều gì có thể xảy ra khi Vũ bị lạc?
c. Theo em, bạn Vũ nên làm gì khi ấy?
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
* Kể chuyện theo tranh:
Hình 1:
Hôm nay là ngày cuối tuần nên Vũ được cùng mẹ ra phố.
Hình 2:
Phố hôm ấy rất đông người và tấp nập. Có một đám đông đang tụ tập xem một nghệ sĩ biểu diễn vi-ô-lông đường phố rất hay. Vũ thấy vậy, rất tò mò và hiếu kì nên đã chạy vội về phía đám đông đó để xem cùng với mọi người mà quên mất mình đang đi cùng với mẹ.
Hình 3:
Vì quá mải mê xem biểu diễn nên một lúc sau quay lại, Vũ đã không thấy mẹ đâu. Lúc này, Vũ đã rất hoảng loạn, sợ hãi, mếu máo nhìn quanh nhưng vẫn không thấy bóng dáng của mẹ mình đâu cả.
* Trả lời câu hỏi:
a. Trong một lần cùng mẹ ra phố chơi, vì quá mải mê trong đám đông xem nghệ sĩ biểu diễn vi-ô-lông đường phố nên Vũ đã bị lạc mẹ.
b. Khi bị lạc, Vũ có thể bị đói, khát, mệt, hoảng sợ, lo lắng, bị người xấu dụ dỗ làm những việc sai trái, bị bắt cóc, bắt nạt,...
c. Theo em, khi ấy bạn Vũ nên:
- Đứng yên một chỗ, chờ mẹ quay lại tìm.
- Quan sát, tìm kiếm sự giúp đỡ của những người đáng tin cậy như bảo vệ, công an gần đó.
- Nhờ người lớn đáng tin cậy gọi cho mẹ để mẹ quay lại đón.
Bài 2
Tìm hiểu một số tình huống khi bị lạc
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Hình 1:
(Hình ảnh: Trang 31 SGK)
Trẻ em có thể bị lạc ở bãi biển.
Hình 2:
(Hình ảnh: Trang 31 SGK)
Trẻ em có thể bị lạc ở chợ.
Hình 3:
(Hình ảnh: Trang 31 SGK)
Trẻ em có thể bị lạc ở công viên.
Hình 4:
(Hình ảnh: Trang 31 SGK)
Trẻ em có thể bị lạc ở phố, những nơi đông người.
* Chú ý:
- Trẻ em có thể bị lạc ở nơi rộng mênh mông và xa lạ như bãi biển, nơi đông người như chợ, siêu thị, công viên, phố đông đúc, ... Trẻ cũng có thể bị lạc ở những nơi quen thuộc khi trời rối không rõ đường đi; hay ở những nơi như trong rừng, bến xe, các tòa nhà lớn, ...
- Những điều có thể xảy ra khi trẻ đi lạc: đói, khát, bị bắt cóc, bị mưa, bị lạnh, ..., thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bài 3
Thảo luận về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị lạc
a. Em cần làm gì khi bị lạc?
b. Em cần nói gì với người em muốn nhờ giúp đỡ khi bị lạc?
c. Vì sao cần phải tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị lạc?
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
a. Khi bị lạc, em cần:
Hình 1:
Báo với bảo vệ / cảnh sát gần đó để được giúp đỡ.
Hình 2:
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ những xung quanh đáng tin cậy, đặc biệt là những người đi cùng con nhỏ để nhờ họ gọi cho người thân đến đón em.
Chú ý:
- Khi bị lạc, trước hết em cần bình tĩnh để tìm kiếm sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, không nên quá hoảng loạn.
- Những người đáng tin cậy xung quanh như công an, bảo vệ, những người mặc đồng phục, những người đi cùng con nhỏ, ...
- Khi bị lạc, tuyệt đối không được đi lung tung, nghe theo lời của người lạ hoặc ngồi góc ở một góc khuất không ai biết vì nếu vậy sẽ không có ai biết và giúp đỡ được em.
- Khi tìm được người đáng tin cậy để trợ giúp, em nên nói rõ cho họ biết rằng em đang bị lạc người thân và nhờ học giúp đỡ.
b.
- Em cần nói rõ họ tên, địa chỉ nhà, địa chỉ trường, địa chỉ nhà người thân, số điện thoại của người thân, em đang bị lạc ai, lí do vì sao, đặc điểm nhận dạng người thân, ... để những họ có thể giúp đỡ em dễ dàng hơn.
- Em đừng quên nói lời lịch sự và lời cảm ơn với họ khi đề nghị họ giúp đỡ.
c. Em cần phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người đáng tin khi bị lạc để tránh những rủi ro, tai nạn không may có thể xảy ra đối với em. Vì lúc này, tâm trạng của em cũng sẽ có chút sợ hãi, nếu như không tìm kiếm sự giúp đỡ mà một mình đi tìm thì khó có thể tìm được người thân, hậu quả sau đó sẽ nghiêm trọng hơn.
Bài 1
Em chọn những cách làm nào dưới đây khi bị lạc? Vì sao?
A. Bình tĩnh đứng yên tại chỗ chờ người thân quay lại đón.
B. Đi ra khu vực để xe tìm người thân.
C. Tiếp tục một mình lang thang tìm người thân.
D. Tìm kiếm chú công an, bác bảo vệ, cô nhân viên,... nhờ giúp đỡ.
E. Để một người lạ bất kì dắt tay đi tìm người thân.
Hình ảnh: Trang 32 SGK
Phương pháp giải:
- Nhắc lại phần lí thuyết ở trên.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
* Bày tỏ sự đồng tình với các ý kiến:
- Ý kiến A. Vì khi bị lạc, việc bình tĩnh rất quan trọng, giúp em có những suy nghĩ và quyết định sáng suốt. Việc đứng yên tại chỗ sẽ giúp người thân dễ dàng khoanh vùng và tìm ra được em hơn.
- Ý kiến D. Vì các chú công an, bác bảo vệ, cô nhân viên, ... (những người mặc đồng phục) thường là những người đáng tin cậy mà em có thể nhờ giúp đỡ khi không may đi lạc và họ có thể đảm bảo sự an toàn cho em.
Chú ý: Những người mặc đồng phục như chú công an, bác bảo vệ, ... sẽ có thẻ nghiệp vụ. Đây là lưu ý quan trọng, tránh trường hợp những kẻ xấu lợi dụng những bộ đồng phục này để thực hiện hành vi nguy hiểm như bắt cóc.
* Bày tỏ sự không đồng tình với các ý kiến:
- Ý kiến B. Vì khu vực để xe là nơi đông đúc và có nhiều kẻ xấu tụ tập. Nếu như tìm người thân ở khu vực này em sẽ dễ bị lạc hơn và gặp phải kẻ xấu, xảy ra những điều không may.
- Ý kiến C. Vì việc em tiếp tục đi lang thang một mình để tìm kiếm người thân sẽ khiến em bị lạc thêm và gây khó khăn cho mọi người khi tìm kiếm em.
- Ý kiến E. Vì việc đi theo người lạ bất kì mà không có sự quan sát, để ý xem người đó có thực sự đáng tin tưởng để giúp đỡ em hay không có thể khiến em gặp nguy hiểm, rủi ro do chính người lạ đó gây ra cho em (nếu người lạ đó là người xấu).
Bài 2
Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm nào dưới đây khi bị lạc? Vì sao?
A. Nói lời đề nghị lễ phép, lịch sự khi nhờ giúp đỡ.
B. Nói với người giúp đỡ địa chỉ nơi ở.
C. Không ngừng khóc lóc với người giúp đỡ.
D. Nói với người giúp đỡ số điện thoại của người thân.
E. Im lặng không nói gì.
G. Cảm ơn người đã giúp đỡ.
Phương pháp giải:
- Nêu giả thiết (Em sẽ nói gì khi nhờ người khác giúp đỡ?).
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
- Em đồng tình với ý kiến A. Vì khi em nói lời đề nghị lễ phép, lịch sự thì sẽ dễ dàng nhận được sự giúp đỡ từ người khác hơn vì họ cảm nhận được sự tôn trọng, sự mong muốn thực lòng được giúp đỡ mà em dành cho người ấy.
- Em đồng tình với ý kiến B. Vì khi em nói địa chỉ nơi ở với người giúp đỡ đáng tin cậy thì sẽ giúp cho việc giúp đỡ đó dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Em không đồng tình với ý kiến C. Vì nếu như em không thể bình tĩnh, không ngừng khóc lóc thì sẽ khiến cho việc giúp đỡ trở nên khó khăn hơn, mất thời gian hơn bởi những người muốn giúp em họ không có một thông tin cụ thể nào. Việc khóc lúc này không giải quyết được việc gì và khiến cho mọi việc thêm căng thẳng.
- Em đồng tình với ý kiến D. Vì khi nói với người giúp đỡ số điện thoại của người thân sẽ khiến cho việc giúp đỡ dễ dàng và nhanh chóng hơn, người thân cũng sẽ biết được nơi để tìm và em đang được an toàn.
- Em không đồng tình với ý kiến E. Vì nếu như em cứ im lặng không nói gì thì không ai có thể giúp đỡ được em bởi họ không có thông tin nào cả và việc giúp đỡ cũng sẽ trở nên khó khăn, mất thời gian hơn.
- Em đồng tình với ý kiến G. Vì việc làm cảm ơn người đã giúp đỡ mình thể hiện sự tôn trọng, biết ơn mà em dành cho họ và họ xứng đáng được như vậy. Đồng thời, cũng thể hiện em là một người ngoan ngoãn, biết tôn trọng và nhớ ơn người đã giúp đỡ mình.
Bài 3
Em sẽ làm gì nếu là bạn trong mỗi tình huống dưới đây?
Hình ảnh: Trang 33 SGK
Tình huống 1: Bị lạc trong siêu thị.
Tình huống 2: Bị lạc ở bến xe
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Tình huống 1: Bị lạc trong siêu thị.
- Bạn nhỏ nên bình tĩnh quan sát và tìm các cô chú nhân viên (những người mặc đồng phục) để nhờ giúp đỡ hoặc người lớn có đi cùng em nhỏ. Vì đây là những người đáng tin cậy.
- Khi nhờ giúp đỡ, bạn nhỏ cần nói rõ rằng bạn đang bị lạc người thân, nói rõ cho họ biết tên, đặc điểm nhận dạng, số điện thoại của người thân để họ liên lạc.
- Khi đã tìm được người thân, bạn nhỏ nên lịch sự nói lời cảm ơn đến người đã giúp đỡ mình.
Tình huống 2: Bị lạc ở bến xe.
- Bạn nhỏ nên bình tĩnh, không nên hoảng sợ trốn vào một góc kín hay tự ý đi lung tung để tìm kiếm người thân vì điều này có thể khiến bạn nhỏ đi lạc thêm và gây khó khăn cho người thân khi tìm bạn.
- Bạn nhỏ cần quan sát xung quanh và tìm kiếm sự giúp đỡ của những người đáng tin cậy như các chú nhân viên, bảo vệ, người lớn đi cùng em nhỏ. Sau đó nói lời đề nghị một cách lịch sự với người giúp đỡ, cần nói rõ cho họ biết rằng mình đang bị lạc người thân, tên, số điện thoại của người thân để họ liên lạc.
- Vì bến xe là địa điểm tập trung rất đông người nên bạn nhỏ tuyệt đối không được đi theo những người lạ mặt nguy hiểm như người say, người có hành vi dụ dỗ, ...
- Sau khi tìm được người thân thì nói lời cảm ơn chân thành đến người đã giúp đỡ mình.
Bài 4
Chia sẻ về một lần em bị lạc (nếu có) và cho biết em đã làm gì khi ấy?
Phương pháp giải:
- Hồi tưởng.
- Kể chuyện cá nhân.
Lời giải chi tiết:
Chào thầy / cô và các bạn. Sau đây, em xin chia sẻ câu chuyện một lần em đi lạc cho cả lớp.
Trong một lần được đi trung tâm thương mại cùng mẹ. Vì quá đam mê và bị hấp dẫn bởi những con thú nhồi bông cùng nhiều món đồ chơi khác nên em đã bị lạc mẹ. Lúc này, em thấy rất sợ hãi. Nhưng nhớ lại bài học đã được mẹ dạy khi bị lạc cần tìm kiếm sự giúp đỡ em đã bình tĩnh lại và nhờ cô nhân viên tìm mẹ. Em nói với cô bằng một giọng lịch sự: “Cô ơi, con bị lạc mẹ, cô có thể giúp con tìm lại mẹ được không ạ? Mẹ con tên Mai, số điện thoại 098544****”. Sau khi nghe rõ được thông tin, cô nhân viên đã gọi cho phòng bảo vệ để nhờ họ thông báo tìm mẹ giúp em. Một lúc sau, mẹ đã tìm được em và em cũng nói lời cảm ơn chân thành đến cô nhân viên đã giúp đỡ mình.
Bài 1
Kể tiếp câu chuyện Một lần ra phố
Hình ảnh: Trang 34 SGK
Phương pháp giải:
- Vận dụng lí thuyết đã học.
- Phân chia học sinh tương ứng với các nhân vật.
Lời giải chi tiết:
Bạn Vũ đã tìm một bác bảo vệ ở gần đấy để nhờ bác giúp đỡ. Vũ nói chuyện với bác rất lịch sự, xưng tên, kể lại toàn bộ sự việc cho bác biết.
Vũ: Cháu chào bác ạ. Cháu tên Vũ, cháu đang bị lạc mẹ. Bác có thể giúp cháu tìm lại mẹ được không ạ?
Bác bảo vệ: Cháu cho bác biết tên và số điện thoại của mẹ nhé?
Vũ: Thưa bác, mẹ cháu tên Lan, số điện thoại của mẹ cháu là 095543****.
Sau khi bác bảo vệ gọi điện cho mẹ, mẹ bạn Vũ đã tìm thấy bạn ấy. Bạn Vũ đã nói lời cảm ơn với bác bảo vệ và hứa từ lần sau sẽ luôn nắm tay, đi theo mẹ mỗi khi ra đường.
Bạn Vũ đã tìm một bác bảo vệ ở gần đấy để nhờ bác giúp đỡ. Vũ nói chuyện với bác rất lịch sự, xưng tên, kể lại toàn bộ sự việc cho bác biết.
Vũ: Cháu chào bác ạ. Cháu tên Vũ, cháu đang bị lạc mẹ. Bác có thể giúp cháu tìm lại mẹ được không ạ?
Bác bảo vệ: Cháu cho bác biết tên và số điện thoại của mẹ nhé?
Vũ: Thưa bác, mẹ cháu tên Lan, số điện thoại của mẹ cháu là 095543****.
Sau khi bác bảo vệ gọi điện cho mẹ, mẹ bạn Vũ đã tìm thấy bạn ấy. Bạn Vũ đã nói lời cảm ơn với bác bảo vệ và hứa từ lần sau sẽ luôn nắm tay, đi theo mẹ mỗi khi ra đường.
Bài 2
Làm thẻ thông tin cá nhân
Hình ảnh: Trang 34 SGK
Phương pháp giải:
- Quan sát ảnh mẫu.
- Tự do sáng tạo.
Lời giải chi tiết:
Học sinh có thể làm theo gợi ý sau:
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập Đạo Đức lớp 2 Bài 6: Khi em bị lạc trang 29, 30, 31, 32, 33 Cánh Diều file PDF hoàn toàn miễn phí.