Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải Đạo Đức lớp 2 Bài 4: Nhận lỗi và sửa lỗi trang 19, 20, 21, 22, 23 Cánh Diều được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.
Đề bài
Trò chơi Hoa tàn, hoa nở, hoa rung rinh trước gió
Phương pháp giải
- Phân chia thành các đội chơi.
- Chơi theo nhóm.
Lời giải chi tiết
- Khi quản trò hô “Mắc lỗi”, học sinh cụp bàn tay lại, giống hình bông hoa tàn cánh.
- Khi quản trò hô “Nhận lỗi”, học sinh xòe bàn tay ra, giống hình bông hoa đang xòe cánh nở.
- Khi quản trò hô “Sửa lỗi”, học sinh rung rung bàn tay, giống hình bông hoa rung rinh trước gió.
* Chú ý:
Học sinh nào làm động tác tay sai với luật đưa ra sẽ bị phạt. Hình thức phạt có thể là múa, hát, làm các động tác theo yêu cầu của người thắng cuộc.
Bài 1
1. Đọc thơ và trả lời câu hỏi
Hình ảnh: trang 19,20 SGK
a. Chuyện gì xảy ra khi bạn Cáo và bạn Thỏ đang đọc truyện?
b. Bạn Cáo đã làm gì sau khi làm rách quyển truyện?
c. Em có đồng tình với việc làm của bạn Cáo không? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
a. Cáo và Thỏ cùng đọc chung một quyển truyện, nhưng vì Cáo đọc nhanh hơn Thỏ, cứ lật trang liên tục nên truyện đã bị rách.
b. Cáo đã đổ lỗi cho bạn Thỏ lật ẩu, làm rách truyện.
c. Em không đồng tình với việc làm của bạn Cáo. Vì Cáo làm sai nhưng không nhận lỗi, còn đổ lỗi cho Thỏ. Đây là việc làm không tốt.
Bài 2
Tìm hiểu lời nói, việc làm thể hiện nhận lỗi và sửa lỗi
a. Nếu em là bạn Cáo trong tình huống trên, em sẽ làm gì?
b. Bạn Cáo nên nhận lỗi, sửa lỗi như thế nào?
Hình ảnh: Trang 20 SGK
Phương pháp giải:
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
a. Nếu em là bạn Cáo trong tình huống trên, em sẽ nhận lỗi và xin lỗi Thỏ, Sóc và mẹ Sóc.
- Cáo xin lỗi Sóc (Mình xin lỗi vì đã làm rách cuốn truyện của cậu!).
- Cáo xin lỗi Thỏ (Mình xin lỗi vì đã đổ lỗi cho cậu).
- Cáo thể hiện mong muốn được đền bù (Mình có thể đền cho cậu một cuốn truyện mới được không?).
- Cáo mong muốn được Sóc tha lỗi (Cậu có thể tha lỗi cho tớ được không?).
- Cáo hứa sẽ không tái phạm (Mình hứa sẽ không phạm sai lầm lần sau nữa!).
b. Bạn Cáo nên nhận lỗi, sửa lỗi một cách chân thành và không được tái phạm lỗi lầm đó một lần nữa.
* Chú ý: Một số lưu ý khi nói lời xin lỗi
- Cần đứng ngay ngắn, mắt nhìn thẳng vào người nghe.
- Nói lời xin lỗi rõ ràng, chân thành.
- Không nên nói lời xin lỗi mà mặt quay đi nơi khác.
- Không vừa nói lời xin lỗi vừa làm việc khác hoặc vừa nói xin lỗi vừa chạy đi.
- Không nói lời xin lỗi qua loa, cho có.
Bài 3
Trao đổi vì sao cần nhận lỗi và sửa lỗi
a. Việc bạn Cáo nhận lỗi và sửa lỗi có thể mang đến điều gì?
b. Theo em, bạn Cáo sẽ cảm thấy như thế nào sau khi nhận lỗi và sửa lỗi?
Hình ảnh trang 21 SGK
Phương pháp giải:
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
a. Việc bạn Cáo nhận lỗi và sửa lỗi mang đến các lợi ích:
- Được bạn bè tin yêu, quý mến.
- Dễ được bạn tha lỗi hơn.
- Được mọi người khen ngợi, ủng hộ.
b. Theo em, bạn Cáo sẽ cảm thấy thoải mái hơn, không còn ăn năn, hối hận vì việc làm sai của mình; cảm thấy vui hơn khi được tha thứ, ngợi khen của mọi người xung quanh.
Bài 1
Bày tỏ ý kiến
Em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Thảo luận nhóm.
- Phân chia tình huống.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
- Em không đồng tình với ý kiến A. Vì nếu như chỉ cần nhận lỗi, sửa lỗi với người lớn cho thấy bạn chưa là người trung thực (có thể trường hợp bạn mắc lỗi là với bạn bè hoặc người kém tuổi hơn). Cách nhận lỗi đó khiến cho bạn trở thành người không đáng tin cậy.
- Em không đồng tình với ý kiến B. Vì việc làm này cho thấy bạn là người thiếu trung thực, nếu như trường hợp không có ai biết về lỗi lầm đó thì bạn đã vô trách nhiệm với việc làm sai của mình. Việc làm đó thể hiện bạn là người đối phó, không đáng tin cậy.
- Em không đồng tình với ý kiến C. Vì việc làm này cho thấy bạn là người vô trách nhiệm với lỗi lầm mình gây ra, không phải ai cũng có thể quên đi lỗi lầm đó của bạn. Vì vậy, bạn có thể đánh mất đi những mối quan hệ thân thiết xung quanh nếu như cứ tiếp tục có những suy nghĩ sai lệch như vậy.
- Em đồng tình với ý kiến D. Vì đây là việc làm chính xác sau khi gây ra lỗi lầm. Bất cứ ai cũng có thể mắc lỗi. Nếu chúng ta biết nhận ra lỗi, sửa lỗi và không tái phạm lần sau nữa thì mọi người đều có thể tha thứ cho bạn. Đôi khi, chính những lỗi lầm đó cũng khiến cho ta trưởng thành hơn.
Bài 2
Nhận xét hành vi
Em có nhận xét gì về hành vi xin lỗi của bạn trong mỗi tranh dưới đây?
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Hình 1:
(Hình ảnh: Trang 21 SGK)
Bạn áo xám làm bạn áo xanh ngã. Bạn áo xám đã đỡ bạn áo xanh dậy và nói lời xin lỗi. Lời nói, việc làm của bạn áo xám thể hiện thái độ xin lỗi chân thành, có nghĩa là bạn áo xám đã biết nhận lỗi của mình.
Hình 2:
(Hình ảnh: Trang 21 SGK)
Bạn nữ chạy và va vào một bạn nữ khác, làm sách của bạn nữ đó rơi. Bạn nữ làm sai đã vừa chạy vừa ngoái đầu lại nói lời xin lỗi. Lời xin lỗi chưa thể hiện sự chân thành.
Chú ý: - Nếu như trong trường hợp thực sự cấp bách thì có thể thông cảm cho cách xin lỗi của bạn nữ đó.
- Nếu không, bạn nữ nên dừng lại và nói lời xin lỗi, giúp bạn nhặt sách vở lên và đền những quyển đã bị hỏng.
Hình 3:
(Hình ảnh: Trang 21 SGK)
Bạn nam dán lại cuốn truyện đã làm rách của bạn nữ. Bạn nam đã sửa chữa lỗi lầm của mình bằng cách khắc phục lỗi mà mình đã gây ra. Đây cũng là một cách để thể hiện lời xin lỗi chân thành.
Hình 4:
(Hình ảnh Trang 21 SGK)
Người em trai sau khi làm rách giấy của chị đã hét vào mặt của người chị và nói thêm: “Thế được chưa”. Dường như người em không mong muốn sửa chữa lỗi lầm đó. Đây là cách xin lỗi thiếu chân thành, bất lịch sự, xin lỗi cho có.
Bài 3
Xử lí tình huống
Đề bài: Em sẽ làm gì nếu là bạn trong mỗi tình huống dưới đây?
Hình ảnh: Trang 22 SGK
Tình huống 1: Tình huống 2:
Tình huống 3:
Phương pháp giải:
- Quan sát tranh.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Tình huống 1:
(Hình ảnh: Trang 22 SGK)
Nếu làm rơi mũ của bạn vào vũng nước, em sẽ nhặt mũ lên, xin lỗi bạn chân thành và làm sạch mũ trước khi trả lại cho bạn. (Mình xin lỗi bạn nhé! Để mình mang mũ về làm sạch rồi mình trả lại cho bạn nhé!).
Tình huống 2:
(Hình ảnh: Trang 22 SGK)
Nếu quên mang đồ dùng theo lời cô dặn, em sẽ xin lỗi cô giáo và không tái phạm lần sau nữa. (Em xin lỗi cô vì đã quên mang đồ dùng học tập đúng lời cô dặn. Em mong cô tha lỗi và em hứa sẽ không phạm lỗi lần sau nữa ạ!).
Tình huống 3:
(Hình ảnh: Trang 22 SGK)
Nếu đi chơi mà quên xin phép mẹ, em sẽ xin lỗi mẹ chân thành, nói rõ lỗi sai của mình, khắc phục lỗi sai đó và không được tái phạm lần sau nữa. (Con xin lỗi vì đã không xin phép mẹ trước khi đi chơi. Con biết lỗi sai của mình rồi. Mẹ đừng giận con nhé! Con hứa sẽ không tái phạm lần sau nữa ạ!).
Bài 4
Chia sẻ với các bạn về một lần em đã biết hoặc chưa biết nhận lỗi, sửa lỗi.
Phương pháp giải:
- Hồi tưởng.
- Liên hệ với câu chuyện của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Chào cô và các bạn. Sau đây em xin chia sẻ về một lần mắc lỗi của mình.
Trước đây, vì quá ham chơi nên em đã quên làm bài tập về nhà cô giao. Khi được cô hỏi, vì sợ bị cô trách phạt nên em đã nói dối cô rằng: “Thưa cô, hôm qua em bị ốm, mệt quá nên em chưa làm được bài tập”. Sau đó, về nhà em đã suy nghĩ và rất ân hận trước hành động sai lầm đó của mình vì vừa nói dối cô giáo, vừa vô trách nhiệm với chính việc học của bản thân. Hôm sau lên lớp, em đã xin lỗi cô và hứa sẽ không tái phạm lần sau nữa.
Bài 1
Đóng vai và kể tiếp câu chuyện của bạn Cáo
Hình ảnh: Trang 23 SGK
Phương pháp giải:
- Nhớ lại bài thơ trong phần khám phá.
- Chia học sinh tương ứng với các nhân vật trong truyện: Cáo, Sóc, Thỏ.
Lời giải chi tiết:
Xây dựng tình huống:
Vì sau khi làm rách cuốn truyện, bạn Cáo đã không chịu nhận sai mà còn đổ lỗi cho bạn Thỏ nên các bạn đã không tin tưởng và chơi cùng Cáo nữa. Sau đó, bạn Cáo đã suy ngẫm lại những việc làm sai của mình và đến tìm gặp Thỏ, Sóc để xin lỗi.
Cáo: Sóc ơi! Tớ xin lỗi vì đã làm rách cuốn truyện của cậu. Tớ sẽ đền cho cậu cuốn khác nhé? Tớ mong sẽ được cậu tha thứ cho tớ lần này!
Sóc: Tớ đồng ý tha lỗi cho cậu.
Cáo: Cảm ơn Sóc nhé! Tớ cũng xin lỗi bạn Thỏ vì đã đổ oan cho cậu. Cậu tha lỗi cho sai phạm của tớ nhé?
Thỏ: Cậu biết nhận lỗi là tốt rồi. Tớ tha lỗi cho cậu đấy.
Cáo: Cảm ơn hai bạn rất nhiều. Mình hứa sẽ không tái phạm lần sau nữa. Và các bạn nhỏ ơi, khi mình mắc lỗi thì hãy biết nhận lỗi, nói lời xin lỗi và sửa chữa sai lầm đó của mình nhé!
Bài 2
Nói hoặc viết lời xin lỗi và gửi đến người mà em mắc lỗi
Hình ảnh: Trang 23 SGK
Phương pháp giải:
Học sinh có thể nói lời xin lỗi chân thành hoặc viết một lá thư trang trí bằng hình trái tim để bày tỏ sự hối hận của mình.
Lời giải chi tiết:
Gửi mẹ,
Con viết thư này để muốn nói lời xin lỗi với mẹ. Con xin lỗi mẹ vì đã đi chơi về muộn mà chưa xin phép, để mẹ phải chờ mong và lo lắng. Con thực sự rất hối hận về hành động đó của mình. Con xin hứa từ lần sau khi đi đâu con sẽ xin phép mẹ, không đi chơi về muộn để cho mẹ yên lòng.
Con yêu mẹ nhiều lắm!
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập Đạo Đức lớp 2 Bài 4: Nhận lỗi và sửa lỗi trang 19, 20, 21, 22, 23 Cánh Diều file PDF hoàn toàn miễn phí.