Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải Đạo Đức lớp 2 Bài 5: Khi em bị bắt nạt trang 24, 25, 26, 27, 28 Cánh Diều được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.
Đề bài
Bạn Thỏ nên chọn con đường nào? Vì sao?
Phương pháp giải
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết
- Tình huống: Bạn Thỏ đang đi trên đường thì bất ngờ Chó Sói xuất hiện. Có ba con đường để bạn Thỏ lựa chọn.
- Bạn Thỏ nên đi con đường đi học vì trên con đường đó có bác Gấu công an sẽ giúp Thỏ thoát được sự săn đón của Chó Sói.
Bài 1
Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi
Ở trường, Heo con hay bị các bạn trêu chọc. Khỉ thường đón đường và bắt nạt Heo con.
Heo con lo lắng, sợ hãi. Heo con không thể tập trung học bài.
Heo con tìm đến cô giáo và kể lại mọi chuyện Cô giáo đã nhắc nhở các bạn.
Các bạn nhận ra lỗi của mình. Heo con vui vẻ chơi đùa cùng các bạn.
a. Chuyện gì đã xảy ra với Heo con?
b. Khi đó, Heo con cảm thấy như thế nào?
c. Heo con đã làm gì?
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Chia học sinh tương ứng với các nhân vật trong truyện.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
* Kể chuyện theo tranh:
Hình 1:
(Hình ảnh: Trang 25 SGK)
Ở trường, Heo con luôn bị các bạn trêu chọc, chê bạn ấy mập. Không ai thân thiết với Heo con cả.
Hình 2:
(Hình ảnh: Trang 25 SGK)
Trong số các bạn thì Khỉ là người rất hay đón đường và bắt nạt Heo con. Một hôm Khỉ đã chặn đường Heo con ở cầu thang và nói với một giọng lớn rằng: “Mai phải mang cho ta một quả chuối”.
Hình 3:
(Hình ảnh: Trang 25 SGK)
Sau khi nghe xong lời dọa của Khỉ, Heo con đã rất lo lắng và sợ hãi vì Heo không biết tìm chuối ở đâu cả (Tìm chuối ở đâu bây giờ?).
Hình 4:
(Hình ảnh: Trang 25 SGK)
Nỗi lo sợ ấy cứ theo Heo con vào tận trong lớp học khiến cho cậu ấy không thể tập trung học bài.
Hình 5:
(Hình ảnh: Trang 25 SGK)
Nỗi sợ hãi trong Heo con cứ lớn dần, Heo con không thể tập trung vào việc gì cả. Vì vậy, Heo con đã tìm đến cô giáo và kể lại toàn bộ câu chuyện: “Cô ơi, em sợ lắm! Các bạn hay bắt nạt và đón đường con. Hôm trước, bạn Khỉ còn bắt em phải mang chuối cho bạn ấy nữa ạ!”.
Hình 6:
(Hình ảnh: Trang 25 SGK)
Nghe xong câu chuyện của Heo con, cô giáo đã đến gặp những bạn bắt nạt Heo con và nghiêm khắc nhắc nhở: “Chúng ta đều là bạn cùng lớp, các em không được trêu chọc và bắt nạt bạn”.
Hình 7:
(Hình ảnh: Trang 26 SGK)
Sau khi được cô giáo nghiêm khắc nhắc nhở về hành vi sai lầm đó, các bạn đã nhận ra lỗi lầm và đến gặp Heo con để xin lỗi: “Chúng tớ xin lỗi Heo con! Lần sau chúng tớ sẽ không bắt nạt cậu nữa. Cậu tha lỗi cho chúng tớ nhé!”.
Hình 8:
(Hình ảnh: Trang 26 SGK)
Nghe được lời xin lỗi chân thành từ các bạn, Heo con đã đồng ý tha thứ cho các bạn. Từ đó, các bạn không còn bắt nạt Heo con nữa. Họ trở thành những người bạn tốt và chơi đùa rất vui vẻ cùng nhau.
* Trả lời câu hỏi:
a. Bạn Heo con đã bị các bạn bắt nạt và trêu chọc, chê rằng Heo con “mập” và bị bạn Khỉ bắt nộp đồ “Mai phải mang cho ta một quả chuối”, không ai chơi cùng Heo con.
b. Khi đó, bạn Heo con đã cảm thấy rất lo lắng và sợ hãi:
- Heo con rất lo lắng vì không biết tìm chuối ở đâu. (Tìm chuối ở đâu bây giờ?).
- Vì sợ hãi nên Heo con không thể tập trung được vào việc học.
c. Heo con đã đến tìm cô giáo và kể cho cô nghe việc mình bị các bạn bắt nạt, trêu chọc.
Bài 2
Tìm hiểu một số hành vi bắt nạt người khác
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Hình 1:
Bạn nữ đã cố tình đẩy bạn ngã, làm cho bạn bị đau.
Hình 2:
Các bạn đã xua đuổi và không cho bạn nữ chơi cùng, nói với một giọng khó chịu: “Tránh xa ra!”.
Hình 3:
Hai bạn nam đang dọa nạt bạn/đánh bạn, làm cho bạn cảm thấy sợ hãi.
Hình 4:
Khi nhìn thấy bạn nữ mắc chiếc áo không may bị rách, bạn nam đã có lời nói khiếm nhã, thiếu tôn trọng “Mặc áo rách kìa”.
c. Chú ý
Tổng kết: Các bạn trong tranh đang bị bạn khác bắt nạt. Nếu như học sinh chứng kiến hay bị bắt nạt thì cần tìm kiếm sự giúp đỡ.
Bài 3
Chia sẻ vì sao cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt
Nếu không tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt, điều gì có thể xảy ra?
Phương pháp giải:
- Nêu vấn đề, giả thiết (Nếu như không tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt thì điều gì sẽ xảy ra với bản thân và những người xung quanh?)
- Quan sát lại các bức tranh về hành vi bắt nạt trong mục 2.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt vì nếu như không làm vậy sẽ gây ra những hậy quả nghiêm trọng cho bản thân và mọi người xung quanh:
- Đối với bản thân: Khi bị bắt nạt sẽ cảm thấy lo sợ, không tập trung học hành, sức khỏe dần suy yếu, ảnh hưởng đến tinh thần.
- Đối với người xung quanh: Các bạn có những hành vi sai trái đó sẽ không rút ra được bài học và tiếp tục bắt nạt các bạn khác.
Bài 4
Thảo luận những việc nên làm khi bị bắt nạt
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Nêu giả thiết (Khi bị bắt nạt, em cần làm gì?).
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Hình 1:
Bạn nhỏ đang hét to cho người khác nghe thấy.
Hình 2:
Nói chuyện với bạn về việc mình bị bắt nạt.
Hình 3:
Trao đổi với thầy, cô giáo về việc mình bị bắt nạt.
Hình 4:
Tâm sự cùng cha mẹ hoặc những người mình tin tưởng về việc mình bị bắt nạt.
Hình 5:
Báo với bác bảo vệ rằng mình đang bị bắt nạt để được giúp đỡ.
Hình 6:
Báo công an về việc mình bị bắt nạt để được giúp đỡ.
* Chú ý
Cần gặp những người thực sự đáng tin cậy để được giúp đỡ. Khi nhờ hỗ trợ, cần phải nói rõ về việc mình đang bị bắt nạt, trêu chọc để người giúp dễ dàng hiểu. Sau khi đã được giúp đỡ thì cần biết nói lời cảm ơn với người đã giúp đỡ mình.
Bài 1
Bày tỏ ý kiến
Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm nào dưới đây khi bị bắt nạt?
A. Im lặng không nói với ai.
B. Chia sẻ chuyện mình bị bắt nạt với người đáng tin.
C. Tìm sự giúp đỡ từ thầy cô, cha mẹ, bạn bè.
D. Bỏ chạy khỏi những người bắt nạt mình.
E. Hét to cho mọi người biết.
Phương pháp giải:
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
- Em không đồng tình với việc làm A. Vì nếu như khi bị bắt nạt mà im lặng thì sẽ không ai biết được tình hình hiện tại của em và họ sẽ không thể giúp đỡ. Em sẽ bị bắt nạt nhiều hơn, khiến cho bản thân càng trở nên sợ hãi, nhút nhát, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập.
- Em đồng tình với việc làm B. Vì khi em chia sẻ chuyện bị bắt nạt với người đáng tin cậy thì họ mới có thể hiểu rõ được vấn đề hiện tại em đang gặp phải và giúp đỡ em thoát khỏi tình huống bị người khác bắt nạt. Bản thân em sẽ cảm thấy yên tâm hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả học tập.
- Em đồng tình với việc làm C. Vì thầy cô, cha mẹ, bạn bè là những người em quen biết, rất đáng tin cậy và họ có thể giúp em thoát khỏi tình trạng bị người khác bắt nạt, trêu chọc. Bản thân em sẽ cảm thấy yên tâm hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả học tập.
- Em không đồng tình với việc làm D. Vì khi bị bắt nạt mà bỏ chạy khỏi những người bắt nạt mình thì họ sẽ vẫn tiếp tục đuổi theo em, thậm chí nếu như bắt được em thì cách thức bắt nạt của họ có thể sẽ nặng hơn lúc đầu. Việc làm này rất nguy hiểm, bản thân càng trở nên sợ hãi, nhút nhát, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập.
- Em đồng tình với việc làm D. Vì khi bị bắt nạt mà hét to lên thì mọi người xung quanh sẽ biết được rằng em đang bị bắt nạt và sẽ được nhiều người giúp đỡ. Những người bắt nạt khi nghe em hét to như vậy cũng sẽ trở nên sợ hãi và dừng ngay hành vi sai trái đó lại.
Bài 2
Xử lí tình huống
Em sẽ làm gì nếu là bạn trong mỗi tình huống dưới đây?
Tình huống 1: Bị giật mũ Tình huống 2: Bị bắt nộp đồ chơi.
Tình huống 3: Bị các bạn không cho chơi cùng.
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Tình huống 1: Bị giật mũ.
Bạn nữ đang đứng trước cổng trường và bị ba bạn nam giật mũ. Trong trường hợp này, bạn nữ nên hét to cho mọi người xung quanh biết và nhờ họ giúp đỡ lấy lại mũ.
Tình huống 2: Bị bắt nộp đồ chơi.
Bạn nhỏ bị một nhóm bạn chặn ở cầu thang lên lớp và bắt giao nộp món đồ chơi mà bạn ấy rất yêu thích. Trong trường hợp này, bạn nhỏ nên hét to cho mọi người nghe thấy và đến giúp đỡ bạn lấy lại món đồ chơi. Nếu như lúc đó không có ai thì sau đó bạn nhỏ hãy đến gặp thầy, cô giáo, kể lại tình huống bị bắt nạt và nhờ thầy cô giúp đỡ.
Tình huống 3: Bị các bạn không cho chơi cùng.
Bạn nhỏ bị hai bạn nữ cùng lớp xa lánh, không cho chơi cùng. Trong trường hợp này, bạn nhỏ nên quan sát, tìm hiểu lí do tại sao các bạn không cho chơi cùng. Bạn nhỏ cũng có thể tâm sự vấn đề này với thầy, cô giáo để nhờ giúp đỡ, thiết lập mối quan hệ thân tình với các bạn khác.
Bài 3
Liên hệ
Kể lại một tình huống bị bắt nạt mà em biết. Khi đó, người bị bắt nạt đã tìm kiếm sự hỗ trợ như thế nào?
Phương pháp giải:
- Hồi tưởng.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Chào thầy / cô và các bạn. Sau đây, em xin được kể lại câu chuyện bị bắt nạt, trêu chọc của một người bạn thân của mình.
Bạn thân của em là Nhi. Trong một lần chúng em trò chuyện với nhau, em mới biết rõ về vấn đề bạn ấy đã gặp phải trước đây. Một lần trên đường đi học về, Nhi đã bị một nhóm anh chị lớp trên chặn đường trêu chọc, bắt bạn ấy đưa tiền hoặc một món đồ chơi giá trị nào đó. Nhi lúc này đã rất sợ hãi và khi về nhà đã đem chuyện này kể với bố mẹ. Bố mẹ bạn ấy khi biết rõ mọi chuyện đã chấn an tinh thần và ngày hôm sau cùng Nhi đến gặp nhóm người đó. Sau khi bị bố mẹ Nhi nhắc nhở và nếu như còn để việc này xảy ra nữa sẽ nói với nhà trường, nhóm đó đã sợ hãi, nhận lỗi và xin lỗi Nhi cùng bố mẹ bạn ấy. Từ đó, Nhi cũng không còn bị bắt nạt trên đường đi học về nữa.
Đề bài
Lập bản hướng dẫn tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt.
Phương pháp giải
- Tổng hợp.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết
Học sinh có thể tự làm theo mẫu gợi ý sau
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập Đạo Đức lớp 2 Bài 5: Khi em bị bắt nạt trang 24, 25, 26, 27, 28 Cánh Diều file PDF hoàn toàn miễn phí.