Logo

Soạn Công Nghệ lớp 11 Bài 25: Hệ thống bôi trơn (Đầy đủ nhất)

Soạn Công Nghệ lớp 11 Bài 25: Hệ thống bôi trơn hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và giải bài tập trong sách giáo khoa (SGK) kèm theo tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
2.1
5 lượt đánh giá

Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài tập ứng dụng, trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Công nghệ 11 Bài 25: Hệ thống bôi trơn (Ngắn gọn), giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.

Giải bài tập SGK Bài 25 Công Nghệ lớp 11

Câu 1 trang 115 Công nghệ 11

Hãy nêu nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn và kể tên các loại hệ thống bôi trơn.

Lời giải:

- Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn: Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát của các chi tiết để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của đông cơ và tăng tuổi thọ các chi tiết.

- Các loại hệ thống bôi trơn: Bôi trơn vung té, bôi trỡn cưỡng bức, bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu.

Câu 2 trang 115 Công nghệ 11

Trình bày đường đi của dầu trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức ở trường hợp làm việc bình thường.

Lời giải:

- Dầu từ cac te đầu qua bầu lọc và van đến đường dầu chính rồi theo các đường đến bôi trơn các bề mặt ma sát của động cơ sau đó trở về cacte.

- Nếu áp suất dầu trên đường quá cao, van sẽ mở để một phần dầu chảy ngược về trước bơm.

- Nếu nhiệt độ dầu quá cao, van sẽ đóng lại để dầu đi qua két làm mát trước khi được chảy vào đường dầu chính.

Câu 3 trang 115 Công nghệ 11

Nêu một số nguyên nhân khiến dầu bôi trơn bị nóng lên khi động cơ làm việc.

Lời giải:

- Do các chi tiết của đông cơ ma sát với nhau sinh ra nhiệt.

- Do các chi tiết gần buồng đốt của động cơ dầu bôi trơn thu nhiệt từ buồng đốt tỏa ra.

Lý thuyết Công Nghệ Bài 25 lớp 11​​​​​​​

I - NHIỆM VỤ VÀ PHÂN LOẠI

1. Nhiệm vụ

Đưa dầu bôi trơn lên các bề mặt ma sát của các chi tiết đươc hoạt động bình thường và tăng tuổi thọ cho các chi tiết.

2. Phân loại

Hệ thống bôi trơn được phân loại theo phương pháp bôi trơn có các loại sau:

- Bôi trơn bằng vung té.

- Bôi trơn cưỡng bức.

- Bôi trơn bằng cách pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu.

II - HỆ THỐNG BÔI TRƠN CƯỠNG BỨC

1. Cấu tạo

Hệ thống bôi trơn cưỡng bức gồm các bộ phận chính: cacte chứa dầu, bơm dầu, bầu lọc dầu và các đường dẫn dầu. Ngoài ra trong hệ thống còn có: van an toàn, van khống chế, két làm mát dầu, đồng hồ báo áp suất dầu,…

Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 25: Hệ thống bôi trơn hay, ngắn gọn

2. Nguyên lý làm việc

Trường hợp làm việc bình thường: Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được bơm 3 hút từ cacte 1 và được lọc sạch ở bầu lọc 5, qua van 6 tới đường dầu chính 9, theo các đường 10, 11 và 12 để đến bôi trơn bề mặt ma sát của động cơ, sau đó trở về cacte.

Bầu lọc dầu 5 là loại bầu lọc li tâm, một phần dầu trong bầu lọc được dùng để tạo momen quay cho bầu lọc, sau đó dầu tự chảy về cacte.

Các trường hợp khác:

- Áp suất dầu vượt quá giá trị cho phép, van 4 sẽ mở để cho một phần dầu chảy về phía trước bơm

- Nếu nhiệt độ dầu cao quá giới hạn định trước: van 6 đóng lại, dầu đi qau két làm mát 7, được làm mát trước khi chảy vào đường dầu 9.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải SGK Công Nghệ 11 Bài 25: Hệ thống bôi trơn file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.1
5 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status