Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài tập ứng dụng, trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Công nghệ 11 Bài 36: Động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp (Ngắn gọn), giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.
Nêu đặc điểm của động cơ dùng cho máy nông nghiệp.
Lời giải:
Đặc điểm của động cơ dùng cho máy nông nghiệp:
- Công suất nhỏ.
- Có tốc độ quay trung bình và làm mát bằng nước.
- Khởi động bằng tay hoặc động cơ phụ (động cơ xăng).
- Hệ số dự trữ công suất lớn.
Trình bày đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy kéo bánh hơi.
Lời giải:
Có 4 đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy kéo hơi nước như sau:
- Tỉ số truyền momen từ động cơ đến bánh xe chủ động lớn.
- Nhất thiết phải bố trí truyền lực cuối cùng.
- Trong trường hợp bánh trước và bánh sau đều là bánh xe chủ động, phân phối momen ra bánh sau có thể trực tiếp từ hộp sô chính hoặc qua hộp số phân phối.
- Có trục trích công suất.
Trình bày đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy kéo xích.
Lời giải:
Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy kéo xích: Mô men quay trên bánh sau rất lớn. Hệ thống truyền lực máy kéo bánh xích còn có nhiệm vụ lái nhờ cơ cấu quay vòng đặt sau truyền lực chính hoặc cơ cấu quay vòng đặt trong hộp số.
I - ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO MÁY NÔNG NGHIỆP
Động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp có những đặc điểm sau:
- Công suất không lớn.
- Có tốc độ quay trung bình, làm mát bằng nước.
- Khởi động bằng tay hoặc bằng động cơ phụ.
- Hệ số dự trữ công suất lớn.
II - ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN MÁY NÔNG NGHIỆP
Nguyên tắc ứng dụng: Động cơ truyền mô men đến bánh công tác thông qua hệ thống truyền lực. Cách bố trí hệ thống truyền lực máy kéo tương tự như trên ôtô
1. Hệ thống tryền lực của máy kéo bánh hơi
Mômen quay được truyền từ động cơ 1 đến bánh xe chủ động 7, qua li hợp 2, hộp số 3, truyền lực chính 4, bộ vi sai 5 và truyền lực cuối cùng 6.
Để tăng lực kéo và khả năng di chuyển trên đất lầy lội, có thể bố trí cả bánh trước và sau là bánh chủ động, cần có hộp số phân phối 9 để chia momen cho các bánh sau và trước qua truyền lực đăng 8 và 10, truyền lực chính 4, 11, bộ vi sai 5, 12 và truyền lực cuối cùng 6, 13.
Máy kéo chuyển động tốc độ thấp, trên đất lầy, dễ quá tải, nên hệ thống truyền lực có đặc điểm riêng:
- Tỉ số truyền mô men từ động cơ đến bánh xe chủ động lớn.
- Nhất thiết phải bố trí truyền lực cuối cùng.
- Trường hợp bánh trước và bánh sau đều là bánh xe chủ động, phân phối mô men ra bánh sau có thể trực tiếp từ hộp số chính hoặc qua hộp số phân phối.
- Có trục trích công suất.
2. Hệ thống truyền lực của máy kéo xích
Mô men quay từ động cơ 1, truyền qua li hợp 2, hộp số 3, truyền lực chính 4, đến cơ cấu bánh sau để quay dải xích 8. Cơ cấu quay vòng 5 cho phép thay đổi tốc độ lăn của các dải xích. Khi giảm tốc độ lăn của một trong hai dải xích, máy kéo sẽ quay vòng về phía dải xích đó. Nếu chênh lệch tốc độ của hai dải xích càng lớn, góc quay vòng càng nhỏ và nó quay vòng tại chỗ khi có một dải xích đứng yên.
Cũng giống như máy kéo bánh hơi, momen quay trên bánh sau rất lớn, hệ thống truyền lực máy kéo xích còn có nhiệm vụ lái nhờ cơ cấu quay vòng đặt sau truyền lực chính hoặc cơ cấu quay vòng đặt trong hộp số.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải SGK Công Nghệ 11 Bài 36: Động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp file PDF hoàn toàn miễn phí.