Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài tập ứng dụng, trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Công nghệ 11 Bài 29: Hệ thống đánh lửa (Ngắn gọn), giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.
Trình bày nhiệm vụ và phân loại hệ thống đánh lửa.
Lời giải:
- Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa: Tạo tia lửa điện cao áp để đốt cháy hòa khí trong xilanh động cơ xăng đdúng thời điểm.
- Phân loại:
+ Hệ thống đánh lửa thường. (trong hệ thống đánh lửa thường có hệ thống đánh lửa có tiếp điểm).
+ Hệ thống đánh lửa điện tử (bán dẫn). (trong hệ thống này chia thành hệ thống đánh lửa có tiếp điểm và hệ thống đánh lửa không tiếp điểm).
Nêu cấu tạo của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm.
Lời giải:
- Cấu tạo gồm các bộ phận sau: Ma-nhê-tô, biến áp đánh lửa, bugi, khóa điện, cuộn nguồn, cuộn điều khiển, điot thường, diot điều khiển, tụ điện, cuộn sơ cấp, cuộn thứ cấp.
- Cuộn nguồn WN là cuộn dây stato của manhètô. Cuộn điều khiên WĐK được đặt ở vị trí sao cho khi tụ CT đầy điện thì cuộn WĐK cùng có điện áp dương cực đại.
- Bộ chia điện có cấu tạo gồm hai điôt thường để nắn dòng điện xoay chiều, một tụ điện và một điôt điều khiến. Đặc điểm của điôt điều khiến là chỉ mở khi được phân cực thuận và có điện áp dương đặt vào cực điểu khiên.
Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm.
Lời giải:
- Khi khoá K mở, Rôto quay:
+ Nhờ Đ1 trong nửa chu kì dương của sức điện động của cuộn Wn được tích vào tụ Ct, lúc đó điot Đđk khoá.
+ Khi tụ Ct đầy điện thì cũng có nửa chu kì dương của sức điện động trên cuộn Wđk qua điốt Đ2 đặt vào cực điều khiển (Đđk) → Đđk mở → xuất hiện tia lửa điện ở bugi.
+ Dòng điện đi theo trình tự: Cực + (CT) → Đđk → Mat → W1 → Cực (-) Ct.
+ Do có dòng điện thứ cấp phóng qua cuộn W1 trong thời gian cực ngắn (tạo ra xung điện) làm từ thông trong lõi thép của bộ tăng điện biến thiện → W2 xuất hiện sức điện động rất lớn → tạo ra tia lửa điện bugi.
- Khi khoá K đóng: Dòng điện từ Wn về Mát, bugi không có tia lửa điện, động cơ ngừng hoạt động.
I - NHIỆM VỤ VÀ PHÂN LOẠI
1. Nhiệm vụ
Tạo ra tia lửa điện cao áp ở 2 cực của bugi để đốt cháy hoà khí trong xilanh động cơ xăng đúng thời điểm.
2. Phân loại
Dựa vào cấu tạo bộ chia điện, người ta phân loại hệ thống đánh lửa như sau :
Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm có nhiều ưu điểm nên được sử dụng phổ biến.
II - HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA ĐIỆN TỬ KHÔNG TIẾP ĐIỂM
1. Cấu tạo
Cuộn nguồn WN là cuộn dây stato của ma-nhê-tô. Cuộn điều khiển WĐK đặt sao cho khi tụ CT đầy điện thì cuộn WĐK có điện áp dương cực đại.
Bộ chia điện có cấu tạo gồm hai điốt thường để nắn dòng điện xoay chiều, một tụ điện và một điôt điều khiển. Chỉ mở khi được phân cực thuận và có điện áp dương đặt vào cực điều khiển.
2. Nguyên lý làm việc
Khi khoá điện mở và roto của ma-nhê-tô quay, trên các cuộn dây WNvà WĐK xuất hiện các sức điện động xoay chiều
Nhờ điot Đ1, nửa chu kì dương của sức điện động của cuộn WN được tích vào tụ CT, lúc đó điôde ĐĐK khoá.
Khi tụ CT đầy điện thì cũng có nửa chu kì dương của sức điện động trên cuộn WĐK qua điốt Đ2 đặt vào cực điều khiển (ĐĐK) → ĐĐK mở → xuất hiện tia lửa điện ở bugi. Dòng điện đi theo trình tự: Cực +(CT) → ĐĐK → Mat → W1 → Cực (-) CT.
Do có dòng điện thứ cấp phóng qua cuộn W1 trong thời gian cực ngắn (tạo ra xung điện) làm từ thông trong lõi thép của bộ tăng điện biến thiện → W2 xuất hiện sức điện động rất lớn → tạo ra tia lửa điện bugi.
Khi muốn tắt động cơ, đóng công tắc 4, điện từ cuộn WN sẽ ra “mát”, hệ thống đánh lửa ngừng làm việc.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải SGK Công Nghệ 11 Bài 29: Hệ thống đánh lửa file PDF hoàn toàn miễn phí.