Hướng dẫn giải bài tập SGK Công Nghệ 7 Bài 10: Vai trò của giống và phương pháp chọn giống cây trồng có đáp án và lời giải chi tiết, ngắn gọn, dễ hiểu bám sát các yêu cầu nội dung trong sách giáo khoa. Nhằm giúp học sinh tiếp thu bài học và ôn luyện hiệu quả trong học tập.
Câu 1 (trang 23 SGK Công nghệ 7):
Em hãy quan sát hình 11, trả lời câu hỏi và ghi vào vở bài tập:
a) Thay giống cũ bằng giống mới năng suất cao có tác dụng gì?
b) Sử dụng giống mới ngắn ngày có tác dụng gì đến các vụ gieo trồng trong năm?
c) Sử dụng giống mới ngắn ngày có ảnh hưởng như thế nào đến cơ cấu cây trồng?
Trả lời:
a) Tăng năng suất cây trồng.
b) Tăng vụ thu hoạch trong năm.
c) Làm thay đổi cơ cấu cây trồng
Câu 2 (trang 24 SGK Công nghệ 7):
Có nhiều tiêu chí để đánh giá một giống tốt. Theo em một giống tốt cần đạt tiêu chí nào sau đây:
1. Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.
2. Có năng suất cao.
3. Có chất lượng tốt.
4. Có năng suất cao và ổn định.
5. Chống chịu được sâu, bệnh.
Trả lời:
Giống tốt là giống có các tiêu chí sau:
1. Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.
3. Có chất lượng tốt.
4. Có năng suất cao và ổn định.
5. Chống chịu được sâu, bệnh.
Câu 1 trang 25 SGK Công nghệ 7:
Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt?
Lời giải:
Vai trò của giống cây trồng trong trồng trọt:
- Làm tăng năng suất.
- Tăng chất lượng nông sản.
- Tăng vụ.
- Thay đổi cơ cấu cây trồng.
Câu 2 trang 25 SGK Công nghệ 7:
Thế nào là tạo giống bằng phương pháp chọn lọc?
Lời giải:
Từ nguồn giống khởi đầu lấy hạt của những cây có đặc tính tốt. Gieo hạt của các cây đóvà so sánh với giống khởi đầu và giống địa phương. Nếu giống này tốt hơn thì nhân giống cho sản xuất đại trà.
Câu 3 trang 25 SGK Công nghệ 7:
Thế nào là phương pháp lai tạo giống?
Lời giải:
Phương pháp lai tạo giống là phương pháp: Lấy phấn hoa của cây bố thụ phấn cho nhụy hoa của cây mẹ. Sau đó, lấy hạt của cây dùng làm mẹ đem gieo trồng ta được cây lai.Chọn các cây lai có đặc tính tốt để làm giống.
Câu 4 trang 25 SGK Công nghệ 7:
Thế nào là phương pháp tạo giống bằng gây đột biến?
Lời giải:
Phương pháp tạo giống bằng gây đột biến là phương pháp: Dùng các tác nhân vật lí (như tia anpha, tia gamma) hoặc các chất hoá học để xử lí các bộ phận của cây (hạt, mầm, nụ hoa, hạt phấn ...) gây đột biến. Gieo hạt của các cây đã được xử lý đột biến, chọn những dòng có đột biến có lợi để làm giống.
Câu 5 trang 25 SGK Công nghệ 7:
Thế nào là phương pháp chọn tạo giống bằng nuôi cấy mô?
Lời giải:
Phương pháp chọn tạo giống bằng nuôi cấy mô là phương pháp: Tách lấy mô (hoặc tế bào) sống của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt. Sau một thời gian từ mô (hoặc tế bào) sống đó sẽ hình thành cây, đem trồng và chọn lọc ta được giống mới.
I. Vai trò của giống cây trồng
Vai trò của giống cây trồng là có tác dụng làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng.
II. Tiêu chí của giống cây trồng tốt
1. Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.
2. Có năng suất cao.
3. Có chất lượng tốt.
4. Có năng suất cao và ổn định.
5. Chống, chịu được sâu bệnh.
III. Phương pháp chọn, tạo giống cây trồng
1. Phương pháp chọn lọc: Chọn các cây có đặc tính tốt hơn.
2. Phương pháp lai: Chọn các cây lai có đặc tính tốt làm giống.
3. Phương pháp gây đột biến: Sử dụng tác nhân vật lí (Tia anpha, gamma) hoặc chất hoá học gây đột biến.
4. Phương pháp nuôi cấy mô: Tách lấy mô nuôi trong môi trường đặc biệt.
►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải Công Nghệ lớp 7 Bài 10: Vai trò của giống và phương pháp chọn giống cây trồng chi tiết, đầy đủ nhất, có file tải PDF hoàn toàn miễn phí.