Logo

Soạn Công Nghệ lớp 7 Bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường

Soạn Công Nghệ lớp 7 Bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường, hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và giải bài tập trong sách giáo khoa (SGK) kèm theo tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập SGK Công Nghệ 7 Bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường có đáp án và lời giải chi tiết, ngắn gọn, dễ hiểu bám sát các yêu cầu nội dung trong sách giáo khoa. Nhằm giúp học sinh tiếp thu bài học và ôn luyện hiệu quả trong học tập.

Trả lời câu hỏi SGK Bài 9 Công nghệ 7 trang 20

Câu 1 (trang 20 SGK Công nghệ 7):

Quan sát hình vẽ 7, 8, 9, 10, em hãy cho biết tên của các cách bón phân. Em hãy chọn các câu dưới đây để nêu ưu, nhược điểm của từng cách bón và ghi vào vở bài tập:

1. Cây dễ sử dụng.

2. Phân bón không bị chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc với đất.

3. Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất.

4. Phân bón dễ bị chuyển than chất khó tan do tiếp xúc nhiều với đất.

5. Tiết kiệm phân bón.

6. Dễ thực hiện, cần ít công lao động.

7. Chỉ bón được lượng nhỏ phân bón.

8. Cần có dụng cụ, máy móc phức tạp.

9. Chỉ cần dụng cụ đơn giản.

Trả lời:

Giải bàu tập SGK Công nghệ 7

Bón theo hốc:

Ưu điểm: Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản

Nhược điểm: Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất

Giải bàu tập SGK Công nghệ 7

Bón theo hàng

Ưu điểm: Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản

Nhược điểm: Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất

Giải bàu tập SGK Công nghệ 7

Bón vãi (rải)

Ưu điểm: Dễ thực hiện, ít công thực hiện; chỉ cần dụng cụ đơn giản

Nhược điểm: Phân bón dễ bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc nhiều với đất

Giải bàu tập SGK Công nghệ 7

Phun lên lá

Ưu điểm: Cây dễ sử dụng; phân bón không bị chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc với đất

Nhược điểm: Cần có dụng cụ, máy móc phức tạp

Câu 2 (trang 22 SGK Công nghệ 7):

Dựa vào đặc điểm của từng loại phân bón cho trong bảng dưới đây, em hãy nêu và điền vào vở bài tập cách sử dụng chủ yếu của chúng.

Loại phân bón

Đặc điểm chủ yếu

Cách sử dụng chủ yếu: Bón lót? Bón thúc?

- Phân hữu cơ

Thành phần có nhiều chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng thường ở dạng khó tiêu (không hòa tan), cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân bón phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được.

 

- Phân đạm, kali và phân hỗn hợp.

Có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan nên cây sử dụng được ngay.

 

- Phân lân.

Ít hoặc không hòa tan.

 

Trả lời:

Loại phân bón

Đặc điểm chủ yếu

Cách sử dụng chủ yếu: Bón lót? Bón thúc?

- Phân hữu cơ

Thành phần có nhiều chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng thường ở dạng khó tiêu (không hòa tan), cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân bón phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được.

- Bón lót.

- Phân đạm, kali và phân hỗn hợp.

Có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan nên cây sử dụng được ngay.

- Bón thúc.

- Phân lân.

Ít hoặc không hòa tan.

- Bón lót.

Giải bài tập SGK Bài 9 Công Nghệ lớp 7

Câu 1 trang 22 SGK Công nghệ 7:

Thế nào là bón lót, bón thúc?

Lời giải:

- Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng (do phân cần thời gian phân hủy thành chất hòa tan thì cây mới hấp thụ được) nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.

- Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây (phân thường ở dạng dễ hòa tan nên cây hấp thụ được ngay) nhằm đáp ứng kịp nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng thời kì tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt

Câu 2 trang 22 SGK Công nghệ 7:

Phân hữu cơ, phân lân thường dùng để bón lót hay bón thúc? Vì sao?

Lời giải:

Phân hữu cơ, phân lân dùng để bón lót vì các chất dinh dưỡng trong phân thường ở dạng khó tiêu (không hòa tan) cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân bón phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được. Nên phải bon vào đất trước khi gieo trồng.

Câu 3 trang 22 SGK Công nghệ 7:

Phân đạm, phân kali thường dùng để bón lót hay bón thúc? Vì sao?

Lời giải:

Phân đạm và phân kali thường dùng để bón thúc vì nó dễ hòa tan, thường sử dụng được ngay nên người ta thường bón thúc (bón trong thời gian sinh trưởng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì) để kích thích cây trồng sinh trưởng.

Lý thuyết Công Nghệ Bài 9 lớp 7

I. Cách bón phân

Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Em hãy điền các cách bón phân vào sơ đồ dưới đây:

- Căn cứ vào thời kỳ bón: người ta chia ra làm bón lót và bón thúc.

+ Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. Bón lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.

+ Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. Bón thúc nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

- Căn cứ vào hình thức bón người ta chia làm các cách:

+ Bón vãi.

+ Bón theo hàng.

+ Bón theo hốc.

+ Phun trên lá.

- Mỗi cách bón đều có ưu, nhược điểm riêng.

Cách bón

Ưu điểm

Nhược điểm

Bón vãi (rải) (Hình 9)

Dễ thực hiện, ít công thực hiện; chỉ cần dụng cụ đơn giản

Phân bón dễ bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc nhiều với đất

Bón theo hàng (Hình 8)

Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản

Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất

Bón theo hốc (Hình 7)

Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản

Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất

Phun trên lá (Hình 10)

Cây dễ sử dụng; phân bón không bị chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc với đất

Cần có dụng cụ, máy móc phức tạp

II. Cách sử dụng các loại phân bón thông thường

Loại phân bón

Đặc điểm chủ yếu

Cách bón chủ yếu

Phân hữu cơ

Thành phần có nhiều dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng thường ở dạng khó tiêu (không hoà tan), cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian phân huỷ thành các chất hoà tan mới sử dụng được

Bón lót

Phân đạm, kali và phân hỗn hợp

Có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hoà tan nên cây sử dụng được ngay

Bón lót

Phân lân

Ít hoặc không hoà tan

Bón thúc

III. Bảo quản các loại phân bón thông thường

- Đối với các loại phân hoá học, để đảm bảo chất lượng cần phải bảo quản tốt bằng các biện pháp sau:

+ Đựng trong chum, vại sảnh đậy kín hoặc bao bọc bằng gói nilong.

+ Để nơi cao ráo, thoáng mát.

+ Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau.

- Phân chuồng có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải Công Nghệ lớp 7 Bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường chi tiết, đầy đủ nhất, có file tải PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status