Logo

Soạn Công Nghệ lớp 7 Bài 18: Thực hành: Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống

Soạn Công Nghệ lớp 7 Bài 18: Thực Hành: Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống, hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và giải bài tập trong sách giáo khoa (SGK) kèm theo tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
3.3
2 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập SGK Công Nghệ 7 Bài 18: Thực hành: Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống có đáp án và lời giải chi tiết, ngắn gọn, dễ hiểu bám sát các yêu cầu nội dung trong sách giáo khoa. Nhằm giúp học sinh tiếp thu bài học và ôn luyện hiệu quả trong học tập.

Soạn Công nghệ 7 SGK Bài 18

I Vật liệu và các công cụ cần thiết

- Hạt lúa, ngô (bắp) đỗ ...

- Đĩa, khay men hay gỗ giấy thấm nước hay giấy lọc, vải thô hoặc bông ...

II. Quy trình thực hành

Bước 1: Chọn từ lô hạt giống mỗi mẫu từ 50-100 hạt nhỏ to. Ngâm vào nước lã 24 giờ.

Công nghệ 7

Bước 2: Xếp 2-3 tờ giấy thấm nước, vải đã thấm nước vào khay.

Công nghệ 7

Bước 3:

- Xếp hạt vào đĩa hoặc khay đảm bảo khoảng cách để mầm mọc không dính vào nhau.

- Luôn giữ ẩm cho giấy.

Công nghệ 7

Bước 4: Tính sức nảy mầm và tỷ lệ này mầm của hạt.

- Sức nảy mầm (SNM): Đếm số hạt nảy mầm sau thời gian nhất định (từ 4 đến 5 ngày) tùy theo loại hạt giống.

Công nghệ 7

- Tỷ lệ nảy mầm (TLNM): Tỷ lệ % số hạt nảy mầm trên tổng số hạt đem gieo sau thời gian từ 7 đến 14 ngày tùy theo loại hạt giống.

Công nghệ 7

- Hạt giống tốt thì sức nẩy mầm sấp xỉ tỉ lệ nẩy mầm.

III. Thực hành

- Học sinh thực hành theo nhóm. Mỗi nhóm làm một loại hạt giống theo các bước đã hướng dẫn ở trên. Thực hành xong để khay hoặc đĩa vào nơi nhất định và theo dõi sự nảy mầm của hạt để xác định sức nảy mầm và tỉ lệ này mầm của hạt.

- Ví dụ chúng ta đem 100 hạt lúa, 100 hạt ngô đi thực hành

+ Sau 4 - 5 ngày có 70 hạt lúa nảy mầm. Vậy sức nảy mầm của hạt lúa là 70%.

+ Sau 7 – 14 ngày có 72 hạt ngô nảy mầm. Vậy tỉ lệ nảy mầm của hạt ngô là 72%.

+ Sau 4 - 5 ngày có 50 hạt lúa nảy mầm. Vậy sức nảy mầm của hạt lúa là 50%.

+ Sau 7 – 14 ngày có 70 hạt ngô nảy mầm. Vậy tỉ lệ nảy mầm của hạt ngô là 70%.

+ Tỉ lệ nảy mầm của hạt lúa sấp xỉ tỉ lệ hạt nảy mầm. Hạt lúa giống có chất lượng tương đối tốt.

+ Tỉ lệ nảy mầm của hạt ngô chênh lệch quá nhiều tỉ lệ hạt nảy mầm. Hạt ngô giống có chất lượng không được tốt.

- Ta có bảng báo cáo sau:

Nhóm: 1

Tên học sinh:

Nguyễn Văn A

Nguyễn Văn B

Nguyễn Văn C                  

Lớp: 7A1

 

STT

Tên loại hạt

Sức nảy mầm

Tỉ lệ nảy mầm

Đánh giá

1

Lúa

70%

72%

Hạt giống tương đối tốt

2

Ngô

50%

70%

Hạt giống không được tốt

Lý thuyết Công Nghệ Bài 18 lớp 7

I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết

- Mẫu hạt: lúa, ngô, bắp.

- Dụng cụ: đĩa petri, khay men hay gỗ, giấy thấm nước, vải thô hoặc bông.

II. Quy trình thực hành

Bước 1: Chọn từ lô hạt giống lấy mỗi mầu từ 50 đến 100 hạt (hạt nhỏ), 30 đến 50 hạt (hạt to).

- Ngâm hạt vào nước lã 24 giờ.

Bước 2: - Xếp 2 đến 3 tờ giấy thấm nước vào khay.

Bước 3: - Xếp hạt vào đĩa và đảm bảo khoảng cách các mầm không dính vào nhau.

Lưu ý: - Nếu sử dụng khay gỗ hay men thì cho cát sạch vào dưới đáy với chiều dài 2 cm, cho nước đủ ẩm rồi xếp hạt cho đều, ấn nhẹ hạt cho dính vào cát.

Bước 4: - Tính sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt.

- Để đĩa (khay) đã xếp hạt vào nơi cố định để theo dõi.

- Hạt được coi là nảy mầm khi có mầm nảy ra bằng 1/2 chiều dài hạt.

- Sức nảy mầm (SNM). Đếm số hạt nảy mầm sau thời gian nhất định (từ 5 tiếng tuỳ từng loại).

Công nghệ 7

Công thức:

SNM (%) = (số hạt nảy mầm/tổng số hạt đem giao) * 100

- Tỷ lệ nảy mầm (TLNM) là tỉ lệ % số hạt nảy mầm trên tổng số hạt đem gieo sau khi gieo từ 7 đến 14 ngày tuỳ theo loại hạt giống:

Công thức:

TLNM % = (số hạt nảy mầm/tổng số hạt đem gieo) * 100

SNM (%) ∼ TLNM (%) ⇒ hạt giống tốt.

III. Thực hành

Học sinh thực hành theo nhóm. Mỗi nhóm làm 1 loại hạt giống theo các bước ở trên. Thực hành xong để khay, đĩa vào nơi quy định và theo dõi sự nảy mầm để xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm.

Học sinh ghi chép kết quả theo dõi và tính toán của nhóm, sau đó nộp cho giáo viên.

IV. Đánh giá kết quả

Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải Công Nghệ lớp 7 Bài 18: Thực hành: Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống chi tiết, đầy đủ nhất, có file tải PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.3
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status