Logo

Soạn Công Nghệ lớp 7 Bài 31: Giống vật nuôi (đầy đủ nhất)

Soạn Công Nghệ lớp 7 Bài 31: Giống vật nuôi, hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và giải bài tập trong sách giáo khoa (SGK) kèm theo tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập SGK Công Nghệ 7 Bài 31: Giống vật nuôi có đáp án và lời giải chi tiết, ngắn gọn, dễ hiểu bám sát các yêu cầu nội dung trong sách giáo khoa. Nhằm giúp học sinh tiếp thu bài học và ôn luyện hiệu quả trong học tập.

Trả lời câu hỏi SGK Bài 31 Công Nghệ 7 trang 83, 84

Câu 1 (trang 83 SGK Công nghệ 7):

Em hãy đọc các ví dụ, rồi điền các từ dưới đây: ngoại hình, năng suất, chất lượng sản phẩm vào chỗ trống của câu trong vở bài tập cho phù hợp với tính chất đặc trưng của một giống vật nuôi.

Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm....giống nhau, có.... và ........... như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định.

Trả lời:

Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng như nhau, có tính chất di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định

Câu 2 (trang 84 SGK Công nghệ 7):

Em hãy lấy một vài ví dụ về giống vật nuôi và điềm vào vở bài tập những đặc điểm ngoại hình của chúng theo mẫu bảng sau.

Tên giống vật nuôi

Đặc điểm ngoại hình dễ nhận biết nhất

Trả lời:

Tên giống vật nuôi

Đặc điểm ngoại hình dễ nhận biết nhất

Bò sữa Hà Lan

Màu lông lang trắng đen.

Vịt cỏ

Tầm vóc nhỏ bé, nhanh nhẹn, dễ nuôi, lông có nhiều màu khác nhau.

Lợn Lan dơ rat

Thân dài, tai to rủ xuống trước mặt, tỉ lệ thịt nạc cao

Giải bài tập SGK Bài 31 Công Nghệ lớp 7

Câu 1 trang 85 SGK Công nghệ 7:

Em hiểu thế nào là giống vật nuôi? Hãy nêu ví dụ.

Lời giải:

- Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng như nhau, có tính chất di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định

- Ví dụ: Vịt cỏ có tầm vóc nhỏ bé, nhanh nhẹn, dễ nuôi, lông có nhiều màu khác nhau, lợn Lan đơ rat có than dài, tai to rủ xuống, thịt nạc cao.

Câu 2 trang 85 SGK Công nghệ 7:

Điều kiện để công nhận giống vật nuôi.

Lời giải:

- Để được công nhận là một giống vật nuôi, phải có những điều kiện như sau:

+ Các vật nuôi trong cùng một giống phải có chung nguồn gốc.

+ Có đặc điểm về ngoại hình và năng suất giống nhau.

+ Có tính di truyền ổn định.

+ Đạt đến một số lượng cá thể nhất định và có địa bàn phân bố rộng.

+ Ví dụ: để được công nhận một giống lợn phải có 4500 – 5000 con, trong đó phải có từ 100 – 150 con giống đực. Đối với gia cầm phải 10000 con.

Câu 3 trang 85 SGK Công nghệ 7:

Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi.

Lời giải:

- Vai trò của giống vật nuôi:

+ Quyết định đến năng suất chăn nuôi.

+ Quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

Lý thuyết Công Nghệ Bài 31 lớp 7

I. Khái niệm về giống vật nuôi

1. Thế nào là giống vật nuôi?

Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suât và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định.

STT

Tên giống vật nuôi

Đặc điểm ngoại hình dễ nhận biết nhất

1

Vịt cỏ

Tầm vóc nhỏ bé, nhanh nhẹn, dễ nuôi, lông có nhiều màu

2

Bò sữa Hà Lan

Màu lông trắng đen, sản lượng sữa cao

3

Lợn Lan đơ rat

Thân dài, tai to rủ xuống trước mặt, tỉ lệ thịt nạc cao

2. Phân loại giống vật nuôi

a) Theo địa lí: nhiều địa phương có giống vật nuôi tốt nên vật nuôi đó được gắn liền với tên địa phương, ví dụ: lợn Móng Cái, bò vàng Nghệ An, …

b) Theo hình thái, ngoại hình (màu sắc, lông, da, …) như bò lang trắng đen, bò u, …

c) Theo mức độ hoàn thiện giống: các giống vật nuôi được phân ra làm: giống nguyên thuỷ, giống quá độ, ….

d) Theo hướng sản xuất: dựa vào hướng sản xuất chính của vật nuôi mà chia ra các giống vật nuôi khác nhau như lợn hướng mỡ (lợn Ỉ), giống lợn nạc (lợn Nan-đơ-rát), …

3. Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi

Có chung một nguồn gốc.

Có đặc điểm về ngoại hình và năng suất giống nhau.

Có tính di truyền ổn định.

Đạt đến một số lượng cá thể nhất định và có địa bàn phân bố rộng.

II. Vai trò của giống trong chăn nuôi

1. Giống vật nuôi có vai trò quyết định đến năng suất chăn nuôi

Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc khác thì các giống khác nhau sẽ cho năng suất chăn nuôi khác nhau.

Giống vật nuôi

Năng suất trứng (quả/năm/con)

Năng suất sữa (kg/chu kì ngày tiết sữa/con)

Gà Lơ go

250 – 270

 

Gà Ri

70 - 90

 

Bò Hà Lan

 

5500 – 6000

Bò Sin

 

1400 - 2100

2. Giống vật nuôi có vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi

Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, con người không ngừng chọn lọc và nhân giống để tạo ra các giống vật nuôi ngày càng tốt hơn.

Ví dụ: đánh giá chất lượng của sữa dựa vào hàm lượng mỡ trong sữa. Tỉ lệ mỡ trong sữa của giống trâu Mu ra là 7,9%, giống bò Hà Lan là 3,8 – 4%, giống bò Sin là 4 – 4,5%.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải bài tập Công Nghệ lớp 7 Bài 31: Giống vật nuôi (đầy đủ nhất), chi tiết, đầy đủ nhất, có file tải PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status