Logo

Giải vở bài tập Ngữ Văn 7: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Tập 1

Giải vở bài tập Ngữ Văn 7: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Tập 1, hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập bám sát nội dung trong chương trình trên lớp và giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 7.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Văn 7: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Tập 1 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Giải VBT Ngữ Văn 7: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm

Câu 1 (trang 113 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): 

Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Em chọn phương án: B. Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.

Câu 2 (trang 113 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): 

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích sau đây (Đoạn trích trang 113 VBT)

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Trả lời:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: C. Biểu cảm

Câu 3 (Bài tập 1 trang 138 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 114 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

Kể lại nội dung bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá bằng văn xuôi biểu cảm:

Ý 1: Miêu tả lại khung cảnh thương tâm, đói khổ của nhân dân được diễn tả qua bài thơ:

   - Gió thổi bay những mái nhà tranh, tranh bị cuốn đi tứ tung (ở bờ sông, ở ngọn rừng xa, mương sa).

   - Nhà dột, mưa rơi không ngừng, trời đất tối đen, lạnh lẽo.

Ý 2: Kể lại sự việc được nhắc đến trong bài thơ:

   - Những đứa trẻ con cướp giật tranh của người già để chống chọi với cái rét buốt.

Ý 3: Từ những khung cảnh, sự việc trên, nêu lên những cảm xúc được bộc lộ (phần trọng tâm):

   - Nhà thơ đau xót trước cảnh tượng cuộc sống bần hàn, khổ cực của dân chúng và của chính mình.

   - Nhà thơ mong muốn có ngôi nhà rộng nghìn gian để che chở cho tất thảy những mảnh đời bất hạnh trong thiên hạ.

=> Cảm xúc của em về tinh thần nhân đạo và giá trị hiện thực của bài thơ.

Câu 4 (Bài tập 2 trang 138 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 115 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

Ý 1: Kể lại câu chuyện đổi kẹo ngày bé

   - Bà, mẹ và chị thường dùng mớ tóc rối giắt trên mái hiên để đổi lấy một thứ kẹo gọi là "kẹo mầm".

Ý 2: Bày tỏ những cảm xúc mà em cảm nhận được qua văn bản

   - Kẹo mầm không chỉ là một thứ kẹo mà đứa trẻ nào cũng mê mẩn, nó còn là kỉ niệm gợi nhớ về cả một thời tuổi thơ yên bình, hạnh phúc, ngọt ngào trong vòng tay yêu thương của bà, của mẹ, của chị.

   - Câu chuyện về kẹo mầm ngày bé còn gợi nên cảm xúc xót xa, nhung nhớ khi thời gian trôi đi đã cướp đi luôn tuổi thơ, mẹ đã mất, chị lại đi lấy chồng xa. Những điều hạnh phúc giản dị mà quý giá ấy không bao giờ có thể có lại được nữa.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải vở bài tập Ngữ Văn 7: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Tập 1 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status