Logo

Giải vở bài tập Ngữ Văn 7: Sau phút chia li Tập 1

Giải vở bài tập Ngữ Văn 7: Sau phút chia li Tập 1, hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập bám sát nội dung trong chương trình trên lớp và giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 7.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Văn 7: Sau phút chia li Tập 1 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Giải VBT Ngữ Văn 7: Sau phút chia li

Câu 1 (Bài tập 1 trang 92 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 71 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

a. Đọc kĩ phần sau của chú thích ∗ (SGK, trang 91 - 92)

b. Ghi tất cả các chữ (kèm theo kí hiệu dấu thanh) nằm trong hệ thống gieo vần vào mô hình của một khổ thơ của đoạn trích để nhận diện thể thơ.

   + Khổ thứ nhất:

      xa - B; gió - T

      cũ - T; chăn - B

      ngăn - B

      ngàn - B; xanh -B

   + Khổ thứ hai:

      còn - B; lại - T

      hãy - T; sang - B

      Dương - B

      Tương - B; trùng - B

Câu 2 (Bài tập 2 trang 92 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 71 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

Nỗi sầu chia li được gợi tả một cách sâu sắc, sinh động nhờ:

a. Phép đối: Chàng thì đi - Thiếp thì về / cõi xa mưa gió - buồng cũ chiếu chăn.

b. Xây dựng được các hình ảnh:

    + cõi xa mưa gió

    + buồng cũ chiếu chăn

    + tuôn màu mây biếc

    + trải ngàn núi xanh

Câu 3 (Bài tập 3 trang 92 - 93 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 72 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

Trong khổ thơ thứ hai, nỗi sầu của người chinh phụ được gợi tả một cách mạnh mẽ hơn nhờ:

   + Phép đối: chàng còn ngoảnh lại - thiếp hãy trông sang/ Tiêu Tương - Hàm Dương -> Sử dụng phép đối giữa các câu và trong cùng một câu.

   + Phép điệp: Hàm Dương, Tiêu Tương

→ Phép điệp được sử dụng dưới nhiều dạng thức đa dạng, các yếu tố lặp liên tục được thay đổi vị trí tạo sự đa nghĩa, tính liên tục nối kết cho cảm xúc thơ.

Câu 4 (trang 72 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): 

Phân tích tác dụng của phép đối và phép điệp ở khổ thơ thứ ba trong việc làm nổi bật nỗi sầu của người chinh phụ.

Trả lời:

Phép đối và phép điệp ngữ ở khổ thơ thứ ba đã có tác dụng rất quan trọng trong việc làm nổi bật nỗi sầu của người chinh phụ:

   + Phép đối: cùng trông lại - cùng chẳng thấy/ chẳng thấy - thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

→ Đặc tả khoảng cách chia li ngàn trùng xa xôi giữa người chinh phu và người chinh phụ. Người ở lại và người ra đi không thể trông thấy nhau, chỉ có khoảng không bao la khiến con người càng trở nên cô độc, nhỏ bé giữa đau buồn của sự chia cách.

   + Phép điệp: thấy, ngàn dâu.

→ Phép điệp chuyển tiếp (điệp ngữ liên hoàn) khiến cảm xúc như giăng mắc cả khổ thơ, phép lặp đã giúp cho mạch cảm xúc thơ chảy tràn từ câu thơ này sang câu thơ khác.

Câu 5 (Bài tập 5 trang 93 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 - trang 73 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

Điệp ngữ Kiểu điệp ngữ Tác dụng
Hàm Dương Điệp ngữ chuyển tiếp (liên hoàn/ vòng) Nhấn mạnh sự chia cách giữa chinh phu và chinh phụ
Tiêu Tương Điệp ngữ chuyển tiếp (liên hoàn/ vòng) Nhấn mạnh sự chia cách giữa chinh phu và chinh phụ
thấy Điệp ngữ liên hoàn Nhấn mạnh cảm xúc đau buồn, nhung nhớ, cô đơn của người chinh phụ
ngàn dâu Điệp ngữ liên hoàn Nhấn mạnh cảm xúc đau buồn, nhung nhớ, cô đơn của người chinh phụ

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải vở bài tập Ngữ Văn 7: Sau phút chia li Tập 1 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status