Logo

Giải vở bài tập Ngữ Văn 7: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Tập 2

Giải vở bài tập Ngữ Văn 7: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Tập 2, hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập bám sát nội dung trong chương trình trên lớp và giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 7.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Văn 7: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Tập 2 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Giải VBT Ngữ Văn 7: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Câu 1 (trang 3 VBT): Câu 2, trang 4 SGK

Trả lời:

- Nhóm 1: Tục ngữ về các hiện tượng thiên nhiên

Bao gồm các câu (1), (2), (3), (4)

- Nhóm 2: Tục ngữ về kinh nghiệm lao động sản xuất

Bao gồm các câu (5), (6), (7), (8)

Câu 2 (trang 3 VBT): Câu 3, trang 4 SGK

Trả lời:

a, Câu 1:

- Nghĩa của câu tục ngữ: tháng năm âm lịch đêm ngắn ngày dài, tháng mười âm lịch ngày ngắn đêm dài.

- Cơ sở thực tiễn*: Trái Đất tự quay quanh trục và chuyển động quanh mặt trời tạo ra sự chênh lệch ngày đêm giữa các mùa và hai bán cầu.

- Hoàn cảnh áp dụng: khi nói về thiên nhiên trong đời sống hằng ngày.

- Giá trị kinh nghiệm: sự chênh lệch về thời gian ngày và đêm.

b, Câu 2:

- Nghĩa của câu tục ngữ: trời nhiều sao thì nắng, trời ít sao thì mưa.

- Cơ sở thực tiễn: nhìn thấy nhiều sao nghĩa là trời ít mây, do đó xác suất có mưa thấp và ngược lại.

- Hoàn cảnh áp dụng: trong thực tế đời sống.

- Giá trị kinh nghiệm: dự đoán thời tiết.

c, Câu 3:

- Nghĩa của câu tục ngữ: trời có những đám mây, vệt sáng màu mỡ gà nghĩa là sắp có gió bão lớn.

- Cơ sở thực tiễn: trước mỗi trận mưa bão lớn thường xuất hiện những đám mây màu mỡ gà.

- Hoàn cảnh áp dụng: trong thực tế đời sống.

- Giá trị kinh nghiệm: dự đoán thời tiết để bảo vệ của cải, tài sản.

d, Câu 4:

- Nghĩa của câu tục ngữ: có những đàn kiến bò vào tháng bảy nghĩa là sắp có bão lụt.

- Cơ sở thực tiễn: trước cơn bão, những côn trùng như kiến thường di cư đến nơi an toàn.

- Hoàn cảnh áp dụng: trong thực tế đời sống.

- Giá trị kinh nghiệm: dự đoán thời tiết.

e, Câu 5:

- Nghĩa của câu tục ngữ: khẳng định giá trị to lớn của đất đai.

- Cơ sở thực tiễn: đất đai dùng để canh tác có thể mang lại nhiều nguồn lợi lớn cho con người, tạo ra của cải vật chất.

- Hoàn cảnh áp dụng: nói về kinh nghiệm lao động sản xuất thực tế.

- Giá trị kinh nghiệm: giúp con người biết quý trọng, bảo vệ đất đai.

g, Câu 6:

- Nghĩa của câu tục ngữ: thứ nhất là đào ao nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng.

- Cơ sở thực tiễn: đào ao nuôi cá dễ dàng hơn, thời vụ ngắn và mang lại hiệu quả kinh tế cao, sau đó mới đến làm vườn và làm ruộng.

- Hoàn cảnh áp dụng: nói về kinh nghiệm lao động sản xuất thực tế.

- Giá trị kinh nghiệm: giúp người lao động chọn lựa hình thức canh tác, làm ăn.

h, Câu 7:

- Nghĩa của câu tục ngữ: quan trọng nhất là nguồn nước, thứ nhì là phân bón, thứ ba là sự chăm chỉ, thứ tư là hạt giống.

- Cơ sở thực tiễn: dựa trên quá trình trồng trọt, sản xuất để rút ra đâu là yếu tố quan trọng nhất trong canh tác.

- Hoàn cảnh áp dụng: nói về kinh nghiệm lao động sản xuất thực tế.

- Giá trị kinh nghiệm: giúp người lao động biết chú trọng vào những yếu tố tiên quyết để mang một vụ mùa bội thu.

i, Câu 8:

- Nghĩa của câu tục ngữ: trồng trọt phải chọn mùa vụ, thời tiết thích hợp là quan trọng nhất, sau đó là cày bừa kĩ để đất tốt.

- Cơ sở thực tiễn: dựa trên quá trình trồng trọt, sản xuất để rút ra đâu là yếu tố quan trọng nhất trong canh tác.

- Hoàn cảnh áp dụng: nói về kinh nghiệm lao động sản xuất thực tế.

- Giá trị kinh nghiệm: giúp người lao động nhận biết được những nguyên tắc vàng trong canh tác, trồng trọt.

Câu 3 (trang 5 VBT): Câu 4, trang 5 SGK

Trả lời:

- Ngắn gọn:

   Tấc đất tấc vàng

   Nhất thì, nhì thục

- Thường có vần, nhất là vần lưng: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền,…

- Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung: Nhất nước/ nhì phân/ tam cần/ tứ giống,…

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: Tấc đất tấc vàng; Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ,…

Câu 4 (trang 5 VBT): Bài luyện tập, trang 5 SGK

Trả lời:

- Tục ngữ nói về hiện tượng mưa nắng: Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.

- Tục ngữ nói về hiện tượng bão lụt: Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.

Câu 5 (trang 6 VBT): Chọn phân tích một câu tục ngữ nói về hiện tượng thiên nhiên hoặc lao động sản xuất mà em thích.

Trả lời:

- Câu tục ngữ em chọn: Tấc đất tấc vàng.

- Phân tích:

→Đúc kết kinh nghiệm quý báu về giá trị to lớn mà đất đai mang lại cho con người, dạy cho con người biết quý trọng, bảo vệ đất đai.

→Câu tục ngữ sử dụng lối nói hàm súc, cô đọng nhưng giàu hình ảnh, ví đất với vàng, thứ hiện kim quý báu bậc nhất.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải vở bài tập Ngữ Văn 7: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Tập 2 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status