Logo

Giải vở bài tập Ngữ Văn 7: Tục ngữ về con người và xã hội Tập 2

Giải vở bài tập Ngữ Văn 7: Tục ngữ về con người và xã hội Tập 2, hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập bám sát nội dung trong chương trình trên lớp và giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 7.
4.8
2 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Văn 7: Tục ngữ về con người và xã hội Tập 2 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Giải VBT Ngữ Văn 7: Tục ngữ về con người và xã hội

Câu 1 (trang 15 VBT): Câu 2, trang 12 SGK

Trả lời:

Câu Nghĩa của câu tục ngữ Giá trị kinh nghiệm Hoàn cảnh ứng dụng
1 Con người quý giá hơn của cải vật chất gấp nhiều lần. Phải biết trân trọng con người, đặt con người lên trên những điều kiện vật chất. Trong ứng xử, cử xử giữa con người với nhau.
2 Bản chất, tính cách của con người phần nào được thể hiện qua răng và tóc. Con người phải biết chăm chút cho cái răng, cái tóc của mình để trông chỉn chủ, gọn gàng, gây được thiện cảm. Trong giao tiếp xã hội, trong thói quen sống hằng ngày.
3 Dù nghèo khó, khổ sở cũng phải giữ lấy phẩm chất trong sạch, tâm hồn thanh cao, lương thiện của mình. Đừng để điều kiện cuộc sống làm ảnh hưởng đến phẩm cách của bản thân. Trong việc xât dựng lối sống, định hướng sống, văn hóa sống.
4 Con người trong cuộc đời phải học những điều sau: học ăn, học nói, học gói, học mở. Con người sống ở đời phải học để ăn nói sao cho ý nghĩa, gãy gọn, nói lời hay ý đẹp, học để trình bày và giải quyết hay lo liệu một vấn đề, công việc nào đó cho chu toàn. Trong việc xây dựng phong cách sống, làm việc.
5 Không có người thầy dìu dắt giúp đỡ chúng ta sẽ không thể làm nên chuyện. Trong cuộc đời mỗi người đều cần có những người thầy để học hỏi, con người luôn cần được dìu dắt, bảo ban để trưởng thành, thành công. Trong việc học hỏi, học tập từ những người thầy.
6 Ngoài học hỏi từ thầy cô thì bạn bè cũng là những người để ta học hỏi nhằm tiến bộ hơn. Học hỏi từ bạn bè mang ý nghĩa tích cực to lớn, học hỏi từ bạn bè là tự học, tự đánh giá, nhận định để thay đổi, hoàn thiện mình. Trong việc học hỏi, học tập những người bạn xung quanh chúng ta.
7 Cần phải yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mình. Giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc trong truyền thống của dân tộc. Trong lối ứng xử với những người xung quanh.
8 Ăn quả ngọt phải nhớ đến công sức của người trồng ra cây ấy. Phải luôn biết ơn sự giúp đỡ, hi sinh mà người khác đã trao cho ta để ta có được những điều tốt đẹp ngày hôm nay. Trong cách suy nghĩ, ứng xử với những người đi trước, với bố mẹ, người thân hay những người yêu thương ta.
9 Một cây không thể làm nên non nhưng ba cây cùng hợp lại thì có thể làm được. Đoàn kết có sức mạnh vô cùng to lớn, giúp con người ta làm được những điều tưởng chừng khó khăn. Trong hoạt động nhóm, trong sinh hoạt cộng đồng, tập thể.

Câu 2 (trang 17 VBT): Câu 3, trang 13 SGK

Trả lời:

- Nội dung hai câu tục ngữ: bổ sung cho nhau.

- Vì: mỗi câu đưa ra một bài học về nguồn học hỏi, học tập của ta trong thực tế.

- Một số cặp câu tục ngữ tương tự:

   + Một nghề thì sống đống nghề thì chết.

   Bách nghệ tinh nhất thân vinh.

   + Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân.

   Cái nết đánh chết cái đẹp.

Câu 3 (trang 17 VBT): Câu 4, trang 13 SGK

Trả lời:

- Diễn đạt bằng so sánh: Một mặt người bằng mười mặt của.

- Diễn đạt bằng cách dùng hình ảnh ẩn dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

- Từ và câu có nhiều nghĩa: Thương người như thế thương thân.

Câu 4 (trang 18 VBT): Bài luyện tập trang 13 SGK

Trả lời:

Câu Câu tục ngữ đồng nghĩa Câu tục ngữ trái nghĩa
1 Người sống, đống vàng  
2   Nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ sún
3 Giấy rách phải giữ lấy lề  
4 Đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải đá, mà quàng phải dây  
5

Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

 
6 Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng  
7 Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ Cứu vật vật trả ơn, cứu người người trả oán
8 Uống nước nhớ nguồn Qua cầu rút ván
9 Góp gió thành bão, góp cây nên rừng Nhiều thầy lắm ma

Câu 5 (trang 18 VBT): Những câu tục ngữ sau đây đồng nghĩa với câu tục ngữ nào trong bài học?

Trả lời:

Câu tục ngữ Đồng nghĩa với câu tục ngữ trong bài học
Uống nước nhớ nguồn Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Người sống, đống vàng Một mặt người bằng mười mặt của
Góp gió thành bão, góp cây nên rừng

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Thương người như thể thương thân
Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học

Không thầy đố mày làm nên

Học thầy không tày học bạn

Giấy rách phải giữ lấy lề Đói cho sạch, rách cho thơm
Trông mặt mà bắt hình dong Cái răng, cái tóc là góc con người

Câu 6 (trang 19 VBT): Tục ngữ là “túi khôn” của nhân dân. Nhưng có phải tất cả mọi kinh nghiệm được đúc kết, truyền lại trong tục ngữ đều đúng đắn, hoàn hảo hay vẫn cần được bổ sung? Em hãy nên một ví dụ để chứng minh.

Trả lời:

- Các câu tục ngữ vẫn có trường hợp cần bổ sung.

- Ví dụ:

Cứu vật vật trả ơn, cứu người người trả oán.

Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải vở bài tập Ngữ Văn 7: Tục ngữ về con người và xã hội Tập 2 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
4.8
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status