Logo

Làm giấy khai sinh và mọi thủ tục liên quan đến giấy khai sinh cần biết

Bạn đang cần làm giấy khai sinh? Bạn chưa nắm rõ làm giấy khai sinh cần những gì và thủ tục như thế nào? Chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ và chi tiết cho bạn ngay dưới đây. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn và gia đình.
5.0
1 lượt đánh giá

Nội dung bài viết

  1. Những khái niệm giấy khai sinh cơ bản
    1. Giấy khai sinh là gì?
    2. Giấy khai sinh tiếng Anh là gì
  2. Làm giấy khai sinh cần những gì?
    1. Làm giấy khai sinh cho con cần những gì?
    2. Làm giấy khai sinh online
    3. Thủ tục làm giấy khai sinh con ngoài giá thú
    4. Làm giấy khai sinh cho con có yếu tố nước ngoài
  3. Làm lại giấy khai sinh cần những gì?
  4. Mẫu giấy khai sinh 2022
    1. Giấy khai sinh bản chính
    2. Bản sao giấy khai sinh
    3. Bản cam đoan làm lại giấy khai sinh
    4. Mẫu đơn xin cấp lại giấy khai sinh bị mất
    5. Mẫu đơn xin chỉnh sửa giấy khai sinh
    6. Mẫu giấy ủy quyền làm giấy khai sinh
    7. Bản dịch tiếng Nhật giấy khai sinh
  5. Trích lục giấy khai sinh là gì?
    1. Hồ sơ xin bản sao trích lục giấy khai sinh bạn cần chuẩn bị:
    2. Thủ tục xin trích lục giấy khai sinh online
    3. Mẫu đơn xin trích lục giấy khai sinh
  6. Các câu hỏi thường gặp về giấy khai sinh
    1. Làm giấy khai sinh cần những gì?
    2. Mất giấy khai sinh có làm lại được không?
    3. Xin cấp giấy khai sinh làm ở đâu?
    4. Thời hạn làm giấy khai sinh là bao lâu?
    5. Làm thẻ căn cước có cần giấy khai sinh không?
    6. Làm giấy khai sinh bao lâu thì có?
    7. Làm lại giấy khai sinh mất bao nhiêu tiền?
    8. Giấy khai sinh bản sao có công chứng được không?
    9. Làm giấy khai sinh ở nơi tạm trú được không? 
    10. Giấy khai sinh có được ép plastic không?
    11. Giấy khai sinh công chứng có thời hạn bao lâu?
    12. Giấy khai sinh có đi máy bay được không?

Thủ tục làm giấy khai sinh, làm lại giấy khai sinh, làm giấy khai online,… đều sẽ được bài chia sẻ dưới đây của chúng tôi cung cấp rõ ràng. Giúp bạn thực hiện quá trình làm giấy tờ khai sinh hiệu quả và nhanh chóng.

Những khái niệm giấy khai sinh cơ bản

Dưới đây là một số khái niệm thường gặp, chúng tôi sẽ giúp bạn nắm rõ mọi thông tin cần tìm hiểu.

Giấy khai sinh là gì?

Theo khoản 6 điều 4 luật hộ tịch: Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định.

Giấy khai sinh tiếng Anh là gì

Giấy khai sinh tiếng Anh là Birth certificate. Giấy khai sinh bao gồm 3 thể thức là bản chính, bản trích lục và bản sao.

Bản chính giấy khai sinh: Original – Birth certificate

Bản sao giấy khai sinh: The Copy – Birth certificate

Bản trích lục giấy khai sinh: Duplicate – Birth certificate

Làm giấy khai sinh cần những gì?

Hiện nay thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện thông qua 3 hình thức là trực tiếp, trực tuyến và dịch vụ bưu chính. Hãy theo dõi ngay dưới đây mọi thủ tục làm giấy khai sinh mà chúng tôi đã tổng hợp một cách chi tiết nhất cho bạn.

Làm giấy khai sinh cho con cần những gì?

Theo quy định tại điều 16 Luật hộ tịch 2014 hồ sơ để nộp khi đăng ký khai sinh chỉ cần tờ khai và chứng sinh hoặc các giấy tờ tương đương tuy nhiên người đăng ký khai sinh sẽ cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ để chứng minh quan hệ với người được khai sinh như dưới đây:

Giấy tờ phải xuất trình khi làm giấy khai sinh

– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh;

– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).

Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.

Giấy tờ phải nộp khi làm giấy khai sinh

– Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu 

Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu

– Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;

– Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.

– Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.

– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Trình tự làm giấy khai sinh

- Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.

- Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả;

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

- Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp - hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân, ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, hướng dẫn người đi đăng ký khai sinh kiểm tra nội dung Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh, cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký 01 bản chính Giấy khai sinh cấp cho người được đăng ký khai sinh, số lượng bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu.

Làm giấy khai sinh online

Hiện nay, đa số mọi người muốn thực hiện các thủ tục thông qua hình thức trực tuyến. Nhận biết được nhu cầu đó, chúng tôi gửi đến các bạn quy trình về đăng ký, tra cứu giấy khai sinh online.

Các cổng thông tin đăng ký khai sinh trực tuyến

Hiện tại, có 2 cổng thông tin đăng ký khai sinh trực tuyến chính là hotichtructuyen.moj.gov.vn hoặc dichvucong.gov.vn cho tất cả các tỉnh thành. 

 Các cổng thông tin đăng ký khai sinh trực tuyến

Những giấy tờ cần thiết khi đăng ký khai sinh trực tuyến

Để tiến hành đăng ký khai sinh trực tuyến, bạn chuẩn bị hồ sơ là hình ảnh của các loại giấy tờ sau đây:

  • Bản chính Giấy chứng sinh: Trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh (Chụp từ bản chính).

  • Giấy tờ chứng minh về nhân thân của cha, mẹ: Đây có thể là hộ chiếu, căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (chụp từ bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính, đối với giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân chụp 02 mặt).

  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của cha, mẹ: Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú (chụp từ bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính).

  • Giấy chứng nhận kết hôn: Trong trường hợp có đăng ký kết hôn (chụp từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ Sổ gốc).

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu: Chụp từ bản chính.

Lưu ý khi đăng ký khai sinh trực tuyến:

  • Cần lưu lại  mã số đăng ký trực tuyến được cấp để tra cứu tình trạng tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký khai sinh.

  • Trong trường hợp hồ sơ đăng ký khai sinh trực tuyến chưa đầy đủ, hệ thống sẽ có hướng dẫn chi tiết để bổ sung hoàn chỉnh thủ tục này > Cha/mẹ làm theo hướng dẫn từ hệ thống.

  • Kiểm tra hòm thư/số điện thoại để nhận thông báo từ cơ quan có thẩm quyền về việc giải quyết thủ tục hành chính.

  • Khi có lịch hẹn trả kết quả tại UBND xã/phường/thị trấn mang các giấy tờ gốc để đối chiếu.

  • Cha/mẹ nên đăng ký khai sinh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con.

  • Cha/mẹ có thể ủy quyền cho người khác đăng ký khai sinh trực tuyến cho con.

Thủ tục làm giấy khai sinh con ngoài giá thú

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Giấy chứng sinh (theo mẫu);

+ Nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay bằng: Văn bản xác nhận của người làm chứng (người làm chứng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và biết rõ sự việc làm chứng; người làm chứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực mà mình làm chứng);

+ Trong trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về sự việc sinh là có thực.

+ Bản sao sổ hộ khẩu của người mẹ, bản sao Chứng minh nhân dân của người đi làm giấy khai sinh.

+ Tờ khai đăng ký nhận con (theo mẫu) nếu có người nhận là cha của trẻ tại thời điểm đi đăng ký khai sinh là có thực.

+ Giấy tờ chứng minh về quan hệ cha, con (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Làm giấy khai sinh cho con có yếu tố nước ngoài

Theo Luật Hộ tịch 2014, Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Thông tư 15/2015/TT-BTP, người đi khai sinh cho trẻ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Tờ khai theo mẫu;

- Giấy chứng sinh.

Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ.

Nếu trẻ sinh ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam thì xuất trình giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con nếu có;

- Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con. Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân;

- Nếu trẻ sinh ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam thì phải cung cấp thêm giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam gồm: giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh vào Việt Nam (như: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam;

- Người đi đăng ký khai sinh cho trẻ phải xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh;

- Xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú của cha hoặc của mẹ để xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh;

- Xuất trình giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).

Làm lại giấy khai sinh cần những gì?

- Về điều kiện đăng ký lại khai sinh:

+ Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân và chỉ được cấp 01 bản chính Giấy khai sinh khi đăng ký khai sinh, trong trường hợp bị mất Giấy khai sinh bản chính và Sổ hộ tịch không còn lưu giữ được thì đủ điều kiện được đăng ký lại việc sinh (cấp Giấy khai đăng ký lại) theo quy định tại khoản 1,2,3 Điều 24 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP:

“1.Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại”.

2.Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại”.

3.Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ”.

- Về thủ tục đăng ký lại khai sinh:

Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký lại khai sinh gồm các giấy tờ sau đây:

- Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;

- Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó;

- Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.

Mẫu giấy khai sinh 2022

Chúng tôi gửi đến bạn các mẫu giấy tờ khai sinh cần thiết hiện nay mà bạn nên lưu ý khi làm thủ tục liên quan đến giấy khai sinh.

Giấy khai sinh bản chính

Giấy khai sinh bản chính

Bản sao giấy khai sinh

Bản sao giấy khai sinh

Bản cam đoan làm lại giấy khai sinh

Bản cam đoan làm lại giấy khai sinh

Mẫu đơn xin cấp lại giấy khai sinh bị mất

Mẫu đơn xin cấp lại giấy khai sinh bị mất

Mẫu đơn xin chỉnh sửa giấy khai sinh

Mẫu đơn xin chỉnh sửa giấy khai sinh

Mẫu giấy ủy quyền làm giấy khai sinh

Mẫu đơn xin chỉnh sửa giấy khai sinh

Bản dịch tiếng Nhật giấy khai sinh

Bản dịch tiếng nhật giấy khai sinh

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ cuối bài để nhận toàn bộ các mẫu giấy khai sinh cần thiết kể trên!

Trích lục giấy khai sinh là gì?

Trích lục khai sinh được hiểu một cách đơn giản chính là thủ tục yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại thông tin đăng ký khai sinh trước đây. Kết quả của việc trích lục sẽ là giấy tờ hộ tịch (bản sao trích lục giấy khai sinh hoặc bản sao giấy khai sinh tùy vào từng địa phương), cơ quan nhà nước sẽ ghi vào sổ hộ tịch và lưu giữ hồ sơ gốc.

Hồ sơ xin bản sao trích lục giấy khai sinh bạn cần chuẩn bị:

  • Tờ khai cấp bảo sao trích lục giấy khai sinh (điền đầy đủ thông tin)

  • Xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh;

  • Trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục phải có văn bản ủy quyền.

Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy hồ sơ đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch căn cứ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch, ghi nội dung bản sao trích lục giấy khai sinh, báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch ký cấp bản sao trích lục cho người yêu cầu.

Thủ tục xin trích lục giấy khai sinh online

  • Truy cập trang cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh/thành bạn. Chọn bảng loại dịch vụ trong danh sách Loại dịch vụ công.Lựa chọn mức độ dịch vụ công gồm: cấp thành phố, cấp quận,huyện và cấp quận,huyện, phường xã thị trấn.

  • Với thủ tục hộ tịch, trước tiên bạn chọn ở cấp quận, huyện,xã – Chọn mục tư pháp-Sau đó chọn bản khai tình trạng hôn nhân.Tùy thuộc vào bản khai tình trạng hôn nhân của mình, bạn có thể nhấp để cung cấp bản sao của bản khai tình trạng hôn nhân, cái chết và tình trạng hôn nhân.

  • Sau khi nhấp vào phần tử mong muốn, để lấy phần trích xuất,hãy khai báo thông tin trực tuyến trong quảng cáo có sẵn, đối với phần tử được đánh dấu hoa thị thì điều này là bắt buộc, đối với phần tử không có dấu hoa thị thì có thể không cần thiết.

Lưu ý: Số điện thoại và địa chỉ email phải được cung cấp trong phần giải thích. Khi hoàn thành việc khai báo thông tin, hãy đánh dấu thông tin vào biểu mẫu và gửi yêu cầu.

  • Sau khi điền đầy đủ thông tin về người làm đơn và người được trích lục, bạn phải scan hồ sơ tiếp nhận hồ sơ (DNI, hồ sơ dữ liệu địa chỉ, giấy khai sinh …..).

  • Sau khi gửi yêu cầu, cổng thông tin sẽ gửi thông báo đăng ký thành công bằng tin nhắn vào số điện thoại của bạn và Email của bạn, tiếp sau đó nếu hồ sơ hợp lệ đầy đủ, bạn sẽ nhận được thông báo tiếp nhận từ bộ phận tiếp nhận trả kết quả và kèm thời gian trả kết quả cho bạn. Sau thời gian xử lý bạn sẽ nhận được tin nhắn đã có kết quả và bạn chỉ việc đến cơ UBND xã, phường để nhận kết quả.

Trường hợp sau khi xin trích lục tại UBND cấp xã phường mà hồ sơ không còn lưu, bạn sẽ thực hiện việc xin trích lục tại cấp quận, huyện.

Mẫu đơn xin trích lục giấy khai sinh

Mẫu đơn xin trích lục giấy khai sinh

Các câu hỏi thường gặp về giấy khai sinh

Làm giấy khai sinh cần những gì?

Trả lời: 

Theo quy định tại Điều 16 Luật hộ tịch, khi làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con, cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau đây:

  • Giấy chứng sinh (bản chính)
  • Sổ Hộ khẩu/sổ đăng ký tạm trú
  • Giấy chứng nhận kết hôn
  • Giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký khai sinh (hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng)
  • Trường hợp ủy quyền cho người khác đi đăng ký khai sinh thì phải có văn bản ủy quyền hợp lệ và giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền.

Mất giấy khai sinh có làm lại được không?

Trả lời: 

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 Nghị định 158/2005/NĐ-CP có quy định như sau:

Trong trường hợp bản chính Giấy khai sinh bị mất, hư hỏng hoặc phải ghi chú quá nhiều nội dung do được thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch mà Sổ đăng ký khai sinh còn lưu trữ được, thì được cấp lại bản chính Giấy khai sinh.

Xin cấp giấy khai sinh làm ở đâu?

Trả lời: 

Theo Điều 23 Nghị định 123/2015, người dân có thể làm thủ tục đăng ký lại khai sinh ở 01 trong 02 nơi sau:

- Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh;

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú.

Tuy nhiên, nếu người dân thực hiện thủ tục đăng ký lại khai sinh tại nơi thường trú thì thời gian giải quyết sẽ lâu hơn từ 08 đến 20 ngày.

Thời hạn làm giấy khai sinh là bao lâu?

Trả lời:

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Làm thẻ căn cước có cần giấy khai sinh không?

Trả lời:

Theo Điều 1 Thông tư 40/2019 của Bộ Công an (sửa đổi, bổ sung Điều 12 Thông tư 07/2016) có nêu rõ thông tin của công dân ghi trên thẻ CCCD dựa trên tờ khai cấp CCCD được đối chiếu với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đi vào vận hành thì yêu cầu công dân xuất trình sổ hộ khẩu.

Trường hợp thông tin trên sổ hộ khẩu chưa đầy đủ hoặc không thống nhất với thông tin công dân khai trên tờ khai CCCD thì yêu cầu công dân xuất trình giấy khai sinh, CMND cũ hoặc các giấy tờ hợp pháp khác về những thông tin cần ghi trong tờ khai CCCD.

Như vậy, có thể sử dụng sổ hộ khẩu để chứng minh về ngày, tháng, năm sinh khi làm CCCD mà không cần sử dụng giấy khai sinh.

Làm giấy khai sinh bao lâu thì có?

Trả lời: 

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định. Trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 12 ngày làm việc.

Làm lại giấy khai sinh mất bao nhiêu tiền?

Trả lời: 

Việc đăng ký lại khai sinh chỉ được thực hiện nếu người có yêu cầu còn sống tại thời điểm yêu cầu đăng ký lại. Lệ phí: 5.000 đồng. Miễn thu lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật.

Giấy khai sinh bản sao có công chứng được không?

Trả lời:

Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy bản sao giấy khai sinh được phép công chứng

Làm giấy khai sinh ở nơi tạm trú được không? 

Trả lời: 

Theo Điều 13 Luật Hộ tịch 2014, cha mẹ có thể thực hiện đăng ký khai sinh cho con tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ. Căn cứ khoản 1 Điều 11 Luật Cư trú 2020, nơi cư trú của công dân được quy định bao gồm nơi thường trú và nơi tạm trú.

Giấy khai sinh có được ép plastic không?

Trả lời: 

Khi cấp bản chính giấy tờ hộ tịch cán bộ tư pháp hộ tịch cần giải thích cho công dân không nên dán Plastic bản chính các giấy tờ hộ tịch ( Giấy khai sinh, Giấy khai tử) để khi có yêu cầu được thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch thì ghi nội dung theo quyết định vào mặt sau của giấy tờ hộ tịch. 

Giấy khai sinh công chứng có thời hạn bao lâu?

Trả lời: 

Luật Công chứng 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP đều không quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao được công chứng, chứng thực. Do vậy về nguyên tắc, bản sao được công chứng, chứng thực có giá trị vô thời hạn.

Giấy khai sinh có đi máy bay được không?

Trả lời: 

Theo quy định của các Hãng hàng không, yêu cầu trẻ em đi máy bay cần sử dụng giấy khai sinh bản gốc hoặc bản sao trích lục.

Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ hỗ trợ các bạn mọi thủ tục cần thiết liên quan đến giấy khai sinh.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để nhận toàn bộ các mẫu giấy khai sinh mà bạn nên biết!

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status