Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp được sẽ giúp ích cho bạn trong các thủ tục giấy tờ liên quan đến vay tiền như các mẫu giấy tờ, cách viết giấy vay tiền và trả lời những thắc mắc về giấy vay tiền một cách chi tiết nhất.
Mẫu giấy vay tiền viết tay ngắn gọn được chúng tôi cập nhật đầy đủ và chi tiết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình vay tiền một cách nhanh chóng và hợp lệ như vay tiền có thế chấp, vay tiền không thế chấp, giấy vay tiền công ty, giấy vay tiền cá nhân. Mời bạn theo dõi.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ cuối bài để tải Mẫu giấy vay tiền có thế chấp file pdf hoàn toàn miễn phí!
Về hình thức, Giấy vay tiền viết tay thường đơn giản hơn so với dạng Hợp đồng vay. Tuy nhiên, để viết Giấy vay tiền viết tay đảm bảo đơn giản, ngắn gọn nhưng vẫn hợp pháp thì cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thông tin người vay: Cần cung cấp đầy đủ thông tin về họ tên, năm sinh, giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, hộ chiếu), địa chỉ liên lạc, số điện thoại…
- Số tiền vay và thời hạn: Số tiền vay phải được ghi cụ thể bằng số và chữ, thời hạn vay nên nêu cụ thể theo số tháng, số năm. Các bên có thể thoả thuận việc rút ngắn hoặc kéo dài thời hạn cho vay nhưng phải ghi rõ vào Giấy vay tiền.
- Lãi suất: Giấy vay tiền viết tay dù có hay không tính lãi suất thì cũng cần ghi rõ vào văn bản. Trường hợp không tính lãi cũng cần ghi rõ là cho vay không tính lãi.
Với trường hợp có tính lãi suất, cần ghi rõ thời điểm tính lãi suất từ khi nào, mức lãi suất là bao nhiêu…
Đặc biệt lưu ý, theo quy định khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 thì lãi suất không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là 1,666%/tháng. Nếu cho vay với lãi suất cao gấp 05 lần mức lãi suất này (quá 8,33%/tháng) có thể bị truy cứu hình sự về tội cho vay nặng lãi.
- Phương thức trả nợ: Các bên có thể thỏa thuận trả nợ bằng nhiều phương thức khác. Tuy nhiên trong Giấy vay tiền cần nêu rõ chọn phương thức trả nợ nào (chuyển khoản hay tiền mặt?, bằng tiền hay tài sản khác?...)
- Cam kết trả nợ: Bên vay cam kết về việc trả nợ đúng hạn, đúng số tiền vay và lãi suất vay (nếu có) còn bên cho vay cam kết về việc trả lại tài sản mà bên vay đã thế chấp trước đó (nếu có) sau khi bên vay đã hoàn thành trả nợ.
Giấy vay tiền cần có ít nhất 02 bản, bên vay và bên cho vay mỗi bên giữ một bản giống nhau. Khi làm Giấy vay tiền viết tay, các bên có thể nhờ sự làm chứng của một bên thứ 03 để đảm bảo phòng tránh rủi ro tối đa.
Dưới đây là một số vấn đề mà nhiều người thắc mắc trong các thủ tục liên quan đến giấy vay tiền đã được chúng tôi đã tổng hợp và đưa ra những câu trả lời rõ ràng nhằm giúp bạn hiểu và nắm bắt thông tin chính xác.
Trả lời:
Theo quy định tại điều 463, Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Thứ nhất, về hình thức của hợp đồng vay tài sản( giấy vay nợ) thì hiện nay pháp luật chưa có quy định. Cho nên, hình thức có thể bằng lời nói, văn bản, hoặc cũng có thể bằng hành vi. Và giấy vay nợ viết tay hay đánh máy theo như câu hỏi của bạn thì đều có giá trị pháp lý ngang nhau.
Thứ hai, về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng vay tài sản( giấy vay nợ) phải đáp ứng các điều kiện của hợp đồng dân sự thông thường, theo đó phải tuân thủ điều kiện đặt ra tại điều 119 Bộ luật dân sự 2015:
- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
- Đáp ứng yêu cầu về mặt hình thức ( nếu pháp luật có quy định), tuy nhiên ở đây pháp luật không có quy định về hình thức giấy vay tiền nên cho dù dưới hình thức nào thì cũng không ảnh hưởng đến hiệu lực hợp đồng.
Thứ ba, giấy vay tiền có đủ chữ ký và dấu vân tay theo Chứng minh nhân dân thì chắc chắn sẽ có hiệu lực pháp luật kể, vì như đã phân tích, giấy vay tiền không đặt ra yêu cầu bắt buộc về mặt hình thức nên chỉ cần đáp ứng các điều kiện có hiệu lực như trên thì giấy vay tiền sẽ phát sinh hiệu lực pháp luật.
Thứ tư, trong trường hợp có người không dùng chữ ký thật của mình khi giao kết hợp đồng thì để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình, bạn có thể khởi kiện tại tòa án vì đây là tranh chấp về hợp đồng dân sự nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Trong trường hợp này, đương sự có yêu cầu phải đưa ra chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ. Bạn có thể yêu cầu tòa án trưng cầu giám định theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đối với chữ ký của bên vay. Trên cơ sở đó, quyền, lợi ích chính đáng của bạn có thể được bảo vệ.
Trả lời:
Bản chất của việc vay tiền là một giao dịch dân sự bình thường, do vậy giấy nợ viết tay sẽ có giá trị pháp lý và là một chứng cứ hợp pháp để khởi kiện đòi tiền, tuy nhiên điều kiện để giấy vay tiền viết tay có giá trị pháp lý là các bên có năng lực pháp luật dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, và có đầy đủ chữ ký của 2 bên.
Căn cứ pháp lý tại điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau:
“Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì hình thức giao dịch có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản, mà giấy vay tiền viết tay là một văn bản cụ thể nên nó sẽ được xem là chứng cứ và có giá trị pháp lý hợp pháp để khởi kiện đòi tiền.
Trả lời:
Giấy nợ viết tay có giá trị pháp lý vô thời hạn đối với trường hợp khởi kiện đòi lại số tiền gốc đã cho vay trước đó, tuy nhiên đối với trường hợp đòi tiền lãi thì giấy nợ viết tay chỉ có giá trị pháp lý là 2 năm để người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan khởi kiện, hết thời gian trên thì không có giá trị khởi kiện đòi tiền lãi nữa.
Căn cứ pháp lý tại khoản 3 điều 23 nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP
“Điều 23. Về thời hiệu khởi kiện quy định tại khoản 3 Điều 159 của BLTTDS
3. Đối với tranh chấp dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự (hợp đồng vay tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản, thuê tài sản, thuê khoán tài sản, hợp đồng gia công, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất), thì giải quyết như sau:
a) Đối với tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự thì áp dụng thời hiệu quy định trong văn bản quy phạm pháp luật tương ứng đối với loại giao dịch đó.
b) Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện”.
– Ví dụ: Ngày 01-01-2008, A cho B vay số tiền là 500 triệu đồng, thời hạn vay là 1 năm. A và B có làm giấy vay nợ viết tay, có đầy đủ chữ ký của 2 bên, thời điểm xác lập giao dịch 2 bên có đầy đủ tự nguyện và đủ năng lực pháp luật dân sự.
Đến ngày 1/1/2009 là thời hạn B phải trả tiền gốc và tiền lời cho A, tuy nhiên B vẫn không trả tiền gốc và tiền lãi cho A. Đến ngày 3/4/2011, A khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu B trả lại khoản tiền gốc và tiền lãi cho mình. Trong trường hợp này, Tòa án sẽ giải quyết như sau:
+ Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền gốc 500 triệu đồng thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện, Tòa án thụ lý và giải quyết theo yêu cầu của A, quá trình giải quyết được thực hiện theo thủ tục chung.
+ Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền lãi thì Tòa án không giải quyết, bởi vì đã hết thời hiệu khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện đòi tiền lãi là 2 năm kể từ khi B vi phạm, như vậy từ 1/1/2009 – 3/4/2011 là 2 năm 4 tháng 3 ngày (quá thời hiệu khởi kiện 123 ngày)
Trên đây là giải đáp câu hỏi về vấn đề giấy vay nợ viết tay có giá trị pháp lý trong bao lâu? Hy vọng các bạn biết được thời hiệu khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình được hiệu quả nhất, chúc các bạn thành công!
Trả lời:
Giấy vay tiền trên thực tế là không bắt buộc công chứng. Tuy nhiên, để đảm quyền lợi của đôi bên khi phát sinh tranh chấp do quá hạn mà không trả tiền vay, không trả lãi vay hoặc những rủi ro không lường trước thì công chứng được khuyến khích thực hiện như một biện pháp đảm bảo.
Trả lời:
Căn cứ Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Như vậy, Giấy vay tiền không cần người làm chứng vẫn có thể dùng làm chứng cứ để chứng minh cho quan hệ vay mượn. Giấy vay tiền không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch dân sự đó.
Trả lời:
Căn cứ pháp lý tại điều 175 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cụ thể như sau:
“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.
Như vậy, trường hợp vay tiền viết giấy tay khi đến hạn mà cố tình không trả, bỏ trốn, hoặc chặn liên lạc của người cho vay thì tùy thuộc vào từng tính chất của vụ việc mà sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải Mẫu giấy vay tiền chuẩn hiện nay file pdf hoàn toàn miễn phí!