Logo

[Kết Nối Tri Thức] Soạn Địa lý lớp 6 Bài 2: Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ

[Kết Nối Tri Thức] Soạn Địa lý lớp 6 Bài 2: Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ hướng dẫn trả lời câu hỏi, bài tập vận dụng trong SGK đầy đủ, chi tiết. Hỗ trợ học sinh ôn luyện hiệu quả.
1.8
5 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải sách giáo khoa Địa lý lớp 6 Bài 2: Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ - Kết nối tri thức được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Trả lời câu hỏi giữa bài Địa 6 Bài 2 (Kết nối tri thức)

Câu hỏi 1 trang 104 Địa Lí lớp 6: Khái niệm bản đồ

1. Em hãy cho biết quả Địa Cầu và bản đồ có điểm gì giống nhau và khác nhau.

2. Hãy nêu một số ví dụ cụ thể về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống.

Lời giải:

1. So sánh quả Địa Cầu và bản đồ

Tiêu chí

Quả Địa Cầu

Bản đồ

Giống nhau

Mô phỏng thu nhỏ một phần hay toàn bộ Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.

Khác nhau

Dạng hình cầu; các kinh tuyến cắt nhau tại 2 điểm cực bắc và cực nam, còn các vĩ tuyến là các đường tròn đồng tâm.

Trên mặt phẳng giấy; Xây dựng trên cơ sở toán học, thể hiện các đối tượng địa lí bằng biểu tượng; Mạng lưới kinh, vĩ tuyến khác nhau phụ thuộc vào phép chiếu hình bản đồ.

2. Một số ví dụ về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống

- Dùng để chỉ đường khi đi du lịch, đi đến một địa điểm bất kì (siêu thị, nhà hàng, bảo tàng,…) hoặc khi đi lạc đường.

- Xác định được vị trí địa lí, tọa độ địa lí một điểm, khu vực, vùng.

- Phân tích, nhận xét sự phân bố dân cư, công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản,…

Câu hỏi 2 trang 105 Địa Lí lớp 6: Quan sát hình 1, em hãy nêu đặc điểm hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến ở mỗi bản đồ.

Địa lí 6 Bài 2 - Câu hỏi 2 trang 105 sách Kết nối tri thức-1

Lời giải:

Đặc điểm hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến ở mỗi bản đồ:

- Hình (a)

+ Kinh tuyến giữa là đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường thẳng nhưng nằm xiêm đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa.

+ Vĩ tuyến là các đường bán tròn (đường cong), càng về cực các đường bán tròn càng nhỏ (đồng quy tại cực).

- Hình (b)

+ Các đường kinh tuyến là những đoạn thẳng song song và bằng nhau.

+ Các vĩ tuyến là những đoạn thẳng song song, bằng nhau và vuông góc với kinh tuyến.

Câu hỏi 3 trang 105 Địa Lí lớp 6: Dựa vào bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á ở trang 101, em hãy xác định hướng đi từ Hà Nội đến các địa điểm: Băng Cốc, Ma-ni-la, Xin-ga-po.

Lời giải:

Hướng đi từ Hà Nội đến các địa điểm là:

- Hà Nội đến Băng Cốc: Hướng Tây Nam.

- Hà Nội đến Ma-ni-la: Hướng Đông Nam.

- Hà Nội đến Xin-ga-po: Hướng Nam.

Giải luyện tập & vận dụng Bài 2 Địa lí 6 (Kết nối tri thức)

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 105 Địa Lí lớp 6: Dựa vào bản đồ ở trang 101, cho biết Biển Đông tiếp giáp với phần đất liền của nước ta ở những hướng nào?

Lời giải:

Biển Đông tiếp giáp với phần đất liền của nước ta ở những hướng: Đông, Đông Nam, Nam và Tây Nam.

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 105 Địa Lí lớp 6: Sưu tầm một số bản đồ và giới thiệu với các bạn trong lớp về các bản đồ đó.

Lời giải:

* Một số bản đồ khu vực, thế giới

- Bản đồ tự nhiên thế giới.

- Bản đồ dân cư thế giới.

- Bản đồ tự nhiên và khoáng sản Đông Nam Á.

- Bản đồ tự nhiên châu Á,…

* Một số bản đố tự nhiên

- Bản đồ hệ thống sông Việt Nam.

- Bản đồ khí hậu Việt Nam.

- Bản đồ đất Việt Nam.

* Một số bản đồ kinh tế, dân cư Việt Nam

- Bản đồ dân cư Việt Nam.

- Bản đồ kinh tế Việt Nam.

- Bản đồ công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản,…

* Một số bản đồ địa phương

- Bản đồ hành chính của một tỉnh/thành: Hà Nội, Yên Bái, Hải Dương, Quảng Ninh,...

- Bản đồ du lịch Hà Nội.

- Bản đồ dân cư của một tỉnh/thành,…

Ví dụ: Giới thiệu bản đồ hành chính Hà Nội

Gợi ý một số khía cạnh cần giới thiệu:

- Bản đồ thể hiện nội dung gì? (nội dung chính, nội dung phụ,…).

- Những đối tượng nào được thể hiện trên bản đồ?

- Tiếp giáp với các tỉnh/thành nào?

- Bao gồm bao nhiêu quận, huyện, thị xã (liệt kê, đọc tên).

Lý thuyết Địa lí lớp 6 Bài 2 (Kết nối tri thức)

1. Khái niệm bản đồ

- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, trên đó các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản đồ.

- Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống

+ Bản đồ để khai thác kiến thức môn Lịch sử và Địa Lí.

+ Bản đồ để xác định vị trí và tìm đường đi.

+ Bản đồ để dự báo và thể hiện các hiện tượng tự nhiên (bão, gió,...).

+ Bản đồ để tác chiến trong quân sự.

2. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

- Lưới chiếu hình nón

+ Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực.

+ Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm ở cực bản đồ thế giới theo lưới chiếu hình trụ đứng đồng góc.

Lưới chiếu hình trụ: Hệ thống kinh, vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song và vuông góc với nhau.

Lý thuyết Địa lí 6 Bài 2 sách Kết nối tri thức -1

3. Phương hướng trên bản đồ

- Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta dựa vào: Hệ thống kinh, vĩ tuyến; mũi tên chỉ hướng Bắc và kim chỉ nam.

- Quy ước

+ Đầu trên của các kinh tuyến chỉ hướng bắc, đầu dưới chỉ hướng nam.

+ Đầu bên trái của các vĩ tuyến chỉ hướng tây, đầu bên phải chỉ hướng đông.

- Các hướng chính: Bắc, Nam, Đông, Tây.

Lý thuyết Địa lí 6 Bài 2 sách Kết nối tri thức -2

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về giải bài tập SGK Địa lớp 6 Bài 2: Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ - sách Kết nối tri thức ngắn gọn, đầy đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
1.8
5 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status