Logo

[Kết Nối Tri Thức] Soạn Địa lý lớp 6 Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ

[Kết Nối Tri Thức] Soạn Địa lý lớp 6 Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ hướng dẫn trả lời câu hỏi, bài tập vận dụng trong SGK đầy đủ, chi tiết. Hỗ trợ học sinh ôn luyện hiệu quả.
2.3
6 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải sách giáo khoa Địa lý lớp 6 Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ - Kết nối tri thức được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Trả lời câu hỏi giữa bài Địa 6 Bài 4 (Kết nối tri thức)

Câu hỏi 1 trang 108 Địa Lí lớp 6: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ.

1. Hãy kể thêm tên một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích.

2. Quan sát hai bảng chú giải ở hình 2, cho biết:

- Bảng chú giải nào của bản đồ hành chính, bảng chú giải nào của bản đồ tự nhiên?

- Hãy kể ít nhất ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hành chính và ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ tự nhiên.

Địa lí 6 Bài 4 - Câu hỏi 1 trang 108 sách Kết nối tri thức-1

Lời giải:

1. Một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu là:

- Kí hiệu điểm: Vườn quốc gia, cà phê, cao su, quế, trâu bò, lợn, thiếc, sắt, đô thị,…

- Kí hiệu đường: Đường máy bay, dòng biển, di cư, hướng di chuyển của bão,…

- Diện tích: Bãi tôm, bãi cá, vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp, mật độ dân số,...

2. Bảng chú giải 1 - Bản đồ hành chính; 2 - Bản đồ tự nhiên.

- Các đối tượng thể hiện trên bản đồ

+ Bản đồ hành chính: thủ đô, Thành phố trực thuộc trung ương, đường sắt.

- Bản đồ tự nhiên: phân tầng độ cao; đỉnh núi, độ sâu; phân tầng độ sâu.

Câu hỏi 2 trang 109 Địa Lí lớp 6: Đọc một số bản đồ thông dụng

Lời giải:

a) cách đọc bản đồ

- Đọc tên bản đồ để biết nội dung và lãnh thổ được thể hiện

- Biết tỉ lệ bản đồ để đo tính khoảng cách giữa các đối tượng

- Đọc kí hiệu trong bảng chú giải để nhận biết các đối tượng trên bản đồ

- Xác định các đối tượng địa lí cần quan tâm trên bản đồ.

- Trình bày mối quan hệ của các đối tượng địa lí.

b) Đọc bản đồ tự nhiên và bản đồ hành chính

- Quan sát bản đồ tự nhiên thế giới ở trang 96 – 97, em hãy:

+ Nêu nội dung và lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ.

+ Nêu tỉ lệ bản đồ

+ Cho biết các kí hiệu trong bảng chú giải thể hiện những đối tượng địa lí nào.

+ Kể tên ít nhất một dãy núi, đồng bằng, dòng sông lớn ở châu Mỹ.

- Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam trang 110, em hãy:

+ Nêu nội dung và lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ.

+ Nêu tỉ lệ bản đồ

+ Cho biết các kí hiệu trong bảng chú giải thể hiện những đối tượng địa lí nào.

+ Đọc và xác định trên bản đồ tên và vị trí của: thủ đô, các thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh/thành phố nơi em sinh sống.

Câu hỏi 3 trang 111 Địa Lí lớp 6: Tìm đường đi trên bản đồ

1. Tìm trên bản đồ hình 3 các địa điểm: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, ga Đà Lạt, Bảo tàng Lâm Đồng.

2. Mô tả đường đi từ Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lat đến Ga Đà Lạt, từ Ga Đà Lạt đến Bảo tàng Lâm Đồng.

Địa lí 6 Bài 4 -  Câu hỏi 3 trang 111 sách Kết nối tri thức-1

Lời giải:

1. Các địa điểm:

- Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt: nằm trên đường Yersin, cạnh hồ Hồ Xuân Hương và SVĐ trường CĐSP Đà Lạt.

- Ga Đà Lạt: Nằm giữa hai đường Nguyễn Trãi và Phạm Hồng Thái.

- Bảo tàng Lâm Đồng: Nằm cạnh đường Hùng Vương và Khe Sanh.

2. Mô tả đường đi

- Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt đến Ga Đà Lạt: đi đường Yersin ra đường Nguyễn Trãi. Trên trục đường Yersin - Nguyễn Trãi - Quang Trung, điểm ga Đà Lạt nằm ở bên phí tay phải.

- Ga Đà Lạt đến Bảo tàng Lâm Đồng: Từ ga Đà Lạt, ra đường Nguyễn Trãi. Giữa ngã tư Nguyễn Trãi - Yersin, rẽ vào đường Phạm Hồng Thái. Rẽ phải ở ngã ba đầu tiên, sau đó tiếp tục đi thẳng ở ngã tư Trần Hưng Đạo - Hùng Vương.

Giải luyện tập & vận dụng Bài 4 Địa lí 6 (Kết nối tri thức)

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 112 Địa Lí lớp 6: Khi thể hiện các đối tượng: sông, mỏ khoảng sản, vùng trồng rừng, ranh giới tỉnh, nhà máy trên bản đồ người ta dùng loại kí hiệu nào?

Lời giải:

Kí hiệu mô tả các đối tượng sông, mỏ khoảng sản, vùng trồng rừng, ranh giới tỉnh, nhà máy trên bản đồ:

- Kí hiệu đường: ranh giới tỉnh.

- Kí hiệu điểm: mỏ khoáng sản, nhà máy.

- Kí hiệu vùng: vùng trồng rừng, sông.

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 112 Địa Lí lớp 6: Sưu tầm bản đồ du lịch Hà Nội, sau đó tìm đường đi từ Trung tâm Hội nghị Quốc Gia đến Nhà hát Lớn Hà Nội.

Lời giải:

- HS tự sưu tầm

Luyện tập và Vận dụng 3 trang 112 Địa Lí lớp 6: Tìm hiểu về một ứng dụng bản đồ trên thiết bị điện tử (điện thoại thông minh, máy tính,…) và tìm đường đi từ chùa Thiên Mụ đến lăng Khải Định (Thừa Thiên Huế) trên ứng dụng đó.

Lời giải:

Sử dụng Google Maps để tìm đường đi từ chùa Thiên Mụ đến lăng Khải Định (Thừa Thiên Huế).

Lý thuyết Địa lí lớp 6 Bài 4 (Kết nối tri thức)

1. Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ 

a) Khí hiệu bản đồ

- Ký hiệu bản đồ là những dấu hiệu quy ước (mầu sắc, hình vẽ) thể hiện đặc trưng các đối tượng địa lí.

- Các loại ký hiệu: Điểm, đường và diện tích.

Lý thuyết Địa lí 6 Bài 4 sách Kết nối tri thức -1

b) Bảng chú giải 

- Trong bảng chú giải của bản đồ hành chính thể hiện các đối tượng: Thủ đô, thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố, thị xã đó là những đơn vị hành chính và các đối tượng khác như biên giới quốc gia, ranh giới tỉnh, giao thông, sông ngòi,...

- Trong bảng chú giải của bản đ tự nhiên thể hiện: phân tầng độ cao, độ sâu (đậm, nhạt), đỉnh núi, điểm độ sâu, sông ngòi,...

Lý thuyết Địa lí 6 Bài 4 sách Kết nối tri thức -2

2. Đọc một số bản đồ thông dụng

a) Cách đọc bn đồ

- Đọc tên bản đồ.

- Biết tỉ lệ bản đồ.

- Đọc kí hiệu.

- Xác định các đối tượng địa lí cần quan tâm trên bản đồ.

- Trình bày mối quan hệ của các đối tượng địa lí.

b) Đọc bản đồ tự nhiên và bản đồ hành chính

- Đọc bản đồ tự nhiên

+ Nội dung và lãnh thổ.

+ Tỉ lệ bản đồ.

+ Bảng chú giải thể hiện các yếu tố.

+ Kể tên các đối tượng địa lí cụ thể.

- Đọc bản đồ hành chính

3. Tìm đường đi trên bản đồ 

Đề tìm đường đi trên bản đồ, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định nơi đi và nơi đến, hướng đi trên bản đồ.

Bước 2: Tìm các cung đường có thể đi và lựa chọn cung đường thích hợp với mục đích (ngắn nhất, thuận lợi nhất hoặc yêu cầu phải đi qua một số địa điểm cần thiết), đảm bảo tuân thủ theo quy định của luật an toàn giao thông.

Bước 3: Dựa vào tỉ lệ bản đồ để xác định khoảng cách thực tế sẽ đi.

Lý thuyết Địa lí 6 Bài 4 sách Kết nối tri thức -3

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về giải bài tập SGK Địa lớp 6 Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ - sách Kết nối tri thức ngắn gọn, đầy đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
2.3
6 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status