Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải sách giáo khoa Địa lý lớp 6 Bài 21: Biển và đại dương - Kết nối tri thức được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.
Câu hỏi 1 trang 163 Địa Lí lớp 6: Xác định vị trí các đại dương trên hình 1. Cho biết mỗi đại dương tiếp giáp với các châu lục nào.
Lời giải:
Sự tiếp của đại dương với các châu lục là
- Thái Bình Dương
+ Phía Tây: châu Á, châu Đại Dương.
+ Phía Đông: châu Mỹ.
- Đại Tây Dương
+ Phía Tây: châu Mỹ.
+ Phía Đông: châu Âu, châu Phi.
+ Phía Nam: châu Nam Cực.
- Ấn Độ Dương
+ Phía Bắc: châu Á.
+ Phía Nam: châu Nam Cực.
+ Phía Đông: châu Đại Dương.
+ Phía Tây: châu Phi.
- Bắc Băng Dương: châu Á, châu Âu, châu Mỹ.
Câu hỏi 2 trang 164 Địa Lí lớp 6: Dựa vào thông tin trong mục 2, em hãy nhận xét sự thay đổi của độ muối và nhiệt độ giữa vùng biển nhiệt đới với vùng biển ôn đới.
Lời giải:
Độ muối và nhiệt độ của nước biển không giống nhau, tùy thuộc vào lượng nước sông chảy vào nhiều hay ít, lượng mưa và độ bốc hơi lớn hay nhỏ,...
* Độ muối:
- Ở vùng biển nhiệt đới, độ muối trung bình khoảng 35-36%o.
- Ở vùng biển ôn đới, độ muối trung bình khoảng 34-35%o.
* Nhiệt độ:
- Ở vùng biển nhiệt đới nhiệt độ trung bình trên nước biển dao động từ 24-270C.
- Ở vùng biển ôn đới nhiệt độ trung bình trên nước biển dao động từ 16-180C.
Câu hỏi 3 trang 165 Địa Lí lớp 6: Một số dạng vận động của nước biển và đại dương
1. Đọc thông tin trong mục a, b và quan sát hình 2, em hãy trình bày hiện tượng sóng biển và hiện tượng thủy triều (biểu hiện, nguyên nhân...).
2. Em hãy cho biết thế nào là dòng biển.
3. Dựa vào hình 3, em hãy kể tên hai dòng biển nóng và hai dòng biển lạnh ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Lời giải:
1.
2. Dòng biển là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
3. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh
- Thái Bình Dương
+ Hai dòng biển nóng: Bắc Thái Bình Dương, Nam Xích đạo.
+ Hai dòng biển lạnh: Pê-ru, Ca-li-phoóc-ni-a.
- Đại Tây Dương:
+ Hai dòng biển nóng: Bra-xin, Bắc Xích đạo.
+ Hai dòng biển lạnh: Ca-na-ri, Ben-ghê-la.
Luyện tập và Vận dụng 1 trang 166 Địa Lí lớp 6: Em hãy phân biệt ba dạng vận động của nước biển và đại dương: sóng, thủy triều và dòng biển.
Lời giải:
Luyện tập và Vận dụng 2 trang 166 Địa Lí lớp 6: Sưu tầm thông tin về con người khai thác năng lượng từ sóng và thủy triều.
Lời giải:
Học sinh tìm kiếm thông tin trên sách, báo, internet…
Luyện tập và Vận dụng 3 trang 166 Địa Lí lớp 6: Hãy sưu tầm tư liệu về ảnh hưởng của dòng biển nóng và dòng biển lạnh đối với các vùng ven bờ nơi chúng chảy qua.
Lời giải:
Học sinh tìm kiếm thông tin trên sách, báo, internet…
Ảnh hưởng của dòng biển nóng và dòng biển lạnh đối với các vùng ven bờ nơi chúng chảy qua
- Ảnh hưởng tới khí hậu:
+ Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ.
+ Dòng lạnh làm giảm nhiệt độ ven bờ, hơi nước trong các khối khí qua dòng lạnh bị chặn lại hình thành sương mù ngoài biển, nên khối khí qua dòng lạnh vào bờ thường có tính chất khô hạn hình thành hoang mạc ở các vùng ven bờ.
- Ảnh hưởng tới sự di cư và phân tán của rất nhiều loại sinh vật, tạo ra các ngư trường lớn.
- Các quá trình địa chất, địa mạo: di chuyển trầm tích biển, tham gia vào quá trình mài mòn và xâm thực bờ biển, tham gia vào quá trình hình thành địa hình đáy biển,…
1. Đại dương thế giới
- Đại dương thế giới là lớp nước liên tục, bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt Trái Đất.
- Các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
2. Độ muối, nhiệt độ của nước biển
- Độ muối
+ Nước ở biển và đại dương có vị mặn.
+ Ở vùng biển nhiệt đới, độ muối trung bình khoảng 35-36%o.
+ Ở vùng biển ôn đới, độ muối trung bình khoảng 34-35%o.
- Nhiệt độ
+ Ở vùng biển nhiệt đới nhiệt độ trung bình trên nước biển dao động từ 24-270C.
+ Ở vùng biển ôn đới nhiệt độ trung bình trên nước biển dao động từ 16-180C.
3. Một số dạng vận động của nước biển và đại dương
a) Sóng biển
- Khái niệm: Là sự chuyển động tại chỗ của các lớp nước trên mặt.
- Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do tác động của gió. Gió thổi càng mạnh và thời gian càng lâu thì sóng biển càng lớn.
- Biểu hiện: Sóng bạc đầu, sóng lừng, sóng thần,…
b) Thuỷ triều
- Khái niệm: Là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.
- Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
- Biểu hiện: Triều cường, triều kém.
c) Dòng biển
- Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
- Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do tác động của các loại gió thổi thường xuyên trên bề mặt Trái Đất.
- Biểu hiện: Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về giải bài tập SGK Địa lớp 6 Bài 21: Biển và đại dương - sách Kết nối tri thức ngắn gọn, đầy đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí!