Logo

Ngày Cá tháng Tư là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Cá tháng Tư. Hàng năm vào ngày này, mọi người thường tung nhiều tin đồn hoặc nói xạo, nói đùa vô hại về rất nhiều chủ đề khác nhau nhằm tạo niềm vui hay trêu trọc ai đó.
5.0
2 lượt đánh giá

Dù chưa được công nhận chính thức nhưng vẫn là phong tục truyền thống tại nhiều quốc gia kỷ niệm hàng năm vào đúng ngày 1 tháng 4. Mọi người tạo ra những trò đùa tinh quái, lời nói dối, trò troll bá đạo vô hại đến bạn bè, người yêu hoặc người thân nhằm tạo niềm vui, giải trí thú vị.

Ngày Cá tháng Tư là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa

Ngày nói dối này bắt nguồn từ các nước châu Âu và dần lan ra các nước khác, vào Cá tháng tư chúng ta được phép bày ra những trò lừa tinh quái vô hại mà không bị chỉ trích hay phải chịu phẫn nỗ từ những "con cá" dính cú troll này. Cùng chúng tôi tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội đặc biệt này nhé!

Ngày Cá tháng Tư là ngày nào?

Ngày Cá tháng Tư, hay Ngày nói dối diễn ra vào 1 tháng 4 dương lịch, là một ngày hội mà trong đó, người ta được phép và thi nhau nói dối, đánh lừa người khác nhằm mục đích mua vui cho bản thân, mọi người mà không chịu những lời chỉ trích, tác hại nào.

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Cá tháng Tư

Cá tháng Tư bắt nguồn từ nước Pháp. Vào thế kỉ 16 ở Pháp, mùa lễ hội hàng năm bắt đầu vào ngày đầu tháng Tư. Vào thời gian đó, năm mới được tính bắt đầu từ ngày 1/4 vì ngày này được xem là đầu tiên của mùa xuân. Nhưng vào năm 1582, Hoàng đế Charles IX đã ra lệnh chuyển ngày đầu năm mới về ngày 1/1.

Tuy nhiên, trên thực tế, do phương tiện liên lạc thời đó còn lạc hậu, người ta truyền tin chủ yếu bằng cách chạy bộ nên không phải người dân nào cũng biết có sự thay đổi đó. Những người khác tuy biết vẫn không chấp nhận lịch mới và tiếp tục đón năm mới vào ngày 1/4. Trò ngoan cố này bị quy là “ngớ ngẩn” và trở thành trò cười cho thiên hạ.

Một số người khi biết được điều này đã lém lỉnh trêu đùa gọi ngày 1/4 năm đó là “ngày nói dối”. Cũng từ đó, cái tên “Cá tháng Tư” hay “ngày nói dối” chính thức xuất hiện.

Cùng với thời gian, trò đùa vào ngày 1/4 trở thành truyền thống và lan từ Pháp sang Anh và Scotland (thế kỷ 18). Người Anh và người Pháp đưa tục lệ nói dối sang các thuộc địa ở Bắc Mỹ. Từ đó, ngày Cá tháng Tư trở thành một lễ hội quốc tế được chấp nhận ở nhiều nước khác nhau.

Ngày Cá tháng Tư có ý nghĩa tốt đẹp bởi đây là ngày mọi người cùng đem lại niềm vui cho nhau thông qua những lời nói dối vô hại. Những lời nói dối sẽ được thoải mái nói ra, miễn là chúng không đi quá xa và chủ nhân của những câu dối trá này sẽ không bị trách phạt.

Ý nghĩa của ngày Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư là ngày hội vui vẻ, hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và có khiểu hài hước. Ngày 1/4 này được diễn ra trên nhiều nước. Theo phong tục trong ngày này, mọi người có thể tha hồ nói dối, và những lời nói đó hoàn toàn vô hại.

Cả năm chỉ có một ngày chúng ta được tha hồ nói dối và trêu đùa mọi người nhằm mang lại tiếng cười sáng khoái và niềm vui cho cuộc sống. Bên cạnh mang lại tiếng cười thì ở mỗi quốc gia, trò đùa trong ngày Cá tháng Tư lại mang một ý nghĩa riêng biệt.

Tại sao gọi là ngày Cá tháng Tư?

Bên cạnh nguồn gốc xuất hiện ngày nói dối được đề cập phía trên, lý do 1/4 được gọi là Cá tháng Tư còn vì một số nguyên nhân thú vị như là:

Nguyên nhân d’Amerval gọi như vậy là bởi tháng tư cũng được xem là tháng của cung song ngư với biểu tượng hai con cá quấn vào nhau.

Thêm nữa, tháng tư cũng là thời điểm những loài cá sống trong vùng nhiệt độ ôn hòa, ví dụ như cá thu, dễ bị đánh bắt nhất do đi riêng lẻ. Vì vậy, Cá tháng Tư trở thành khái niệm ám chỉ sự khù khờ.

Sau này, trẻ em châu Âu thường chọc ghẹo người khác trong ngày Cá tháng Tư bằng cách viết vài dòng chữ nhạo báng lên một con cá bằng giấy rồi tìm cách dán nó lên lưng đối tượng. Trò đùa này dần dà được phát triển "ngày nói dối".

Sự tích thú vị ngày Cá tháng Tư

Phong tục dành riêng cho một ngày để bày ra những trò chơi khăm vô hại với hàng xóm được phổ biến trên khắp thế giới. Tiền thân của ngày Cá tháng Tư, bao gồm lễ hội La Mã của Hilaria (Hilaria (tiếng Hy Lạp: ἱλάρια; Latin: hilaris, "vui nhộn") là lễ hội tôn giáo thời La Mã cổ đại tổ chức vào ngày xuân phân để vinh danh nữ thần Cybele) được tổ chức ngày 25 tháng 3, và lễ của kẻ đùa thời Trung Cổ (lễ hội dân gian, thường xuyên được tổ chức bởi các giáo sĩ và giáo dân từ thế kỷ thứ 5 cho đến thế kỷ thứ 16 ở một số quốc gia châu Âu, chủ yếu là Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Ba Lan, Anh và Scotland) được tổ chức ngày 28 Tháng 12, vẫn còn là một ngày mà trò đùa được bày ra ở các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha. Theo thần thoại La Mã, thần cai quản địa ngục Pluto đã bắt cóc nàng Proserpina và đưa nàng tới sống cùng ông ở địa ngục. Cô gái đã gọi mẹ nhưng nữ thần Ceres chỉ nghe thấy âm vang giọng nói của con gái và đi tìm kiếm cô trong tuyệt vọng. Những cuộc tìm kiếm vô vọng đó, hay các cuộc rượt đuổi ngỗng trời, đã trở thành chuyện cười phổ biến tại châu Âu trong các thế kỷ trước.

Năm 1508, nhà thơ người Pháp Eloy d'Amerval đã nhắc đến Poisson d'avril ("Cá tháng Tư"), có thể là ý nói đến ngày này. Nhà thơ flemish Eduard de Dene đã viết về một nhà quý tộc sai những người đầy tớ của mình làm những chuyện vặt ngu ngốc vào ngày 1 tháng 4. Năm 1686, John Aubrey đã đề cập ngày lễ là "một ngày lễ thánh của kẻ ngốc" (Fooles holy day). Ngày 1 tháng 4 năm 1698, hàng ngàn người bị lừa đến tháp Luân Đôn để xem sư tử tắm.

Tại Hà Lan, nguồn gốc của ngày tháng tư tượng trưng cho chiến thắng của người Hà Lan tại Brielle năm 1572, nơi công tước người Tây Ban Nha Álvarez de Toledo bị đánh bại. "Op 1 april verloor Alva zijn bril" là một câu tục ngữ Hà Lan, có thể dịch là "Ngày 1 tháng tư, Alva mất kính". Trong trường hợp này, chiếc kính ("bril" trong tiếng Hà Lan) nhằm ẩn dụ cho Brielle. Tuy nhiên thuyết này không cung cấp lời giải thích nào về lễ kỉ niệm quốc tế của ngày Cá tháng Tư.

Những trò đùa kinh điển làm chấn động thế giới ngày Cá tháng Tư

Cá Tháng tư được bắt nguồn từ Châu Âu và nhanh chóng lan rộng tới khắp các quốc gia trên thế giới với nhiều trò đùa gây chấn động từ những người, tổ chức có tầm ảnh hưởng lớn khiến người dân tin sái cổ, thậm chí phản ứng quyết liệt với trò troll thú vị này.

Những trò đùa kinh điểm làm chấn động lịch sử ngày Cá tháng Tư

INTROGRAPHIC - Những trò đùa kinh điển ngày Cá tháng Tư

Tổng hợp ảnh chế Cá tháng tư hài hước nhất

Ngoài chào đón ngày nói dối bằng text, caption, tin nhắn hoặc trò đùa (tham khảo tại: Những câu nói dối, STT lừa cá tháng tư bá đạo, kinh điển nhất), các bạn có thể thay bằng những hình ảnh chế troll hài hước gửi cho bạn bè, người yêu để đại lễ 1/4 thêm phần sinh động, hách não. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.

Hình ảnh chào mừng ngày Cá tháng Tư

Ảnh chế Cá tháng Tư

Hình ảnh hài hước ngày Cá tháng Tư

hình ảnh hài hước ngày cá tháng tư

Ảnh troll ngày Cá tháng Tư

Ảnh troll ngày Cá tháng Tư

Ảnh troll ngày Cá tháng Tư

Ảnh lừa Cá tháng Tư (hình ảnh chỉ mang tính chất gây cười, không nên áp dụng)

ảnh lừa cá tháng tư

Ảnh lừa Cá tháng Tư

Hình ảnh vui ngày Cá tháng Tư

Hình ảnh vui ngày Cá tháng Tư

Happy April Fool's Day! Chúc bạn một ngày Cá tháng Tư nhiều niềm vui và thành công với những trò lừa ngoạn mục và nên cẩn thận, không là dễ thành chú cá ngờ nghệch đáng thương nhé!

Đánh giá bài viết
5.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status