Logo

[ĐÁP ÁN] Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi "Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng?" vận dụng từ kiến thức đã học ở bài nguyên tố hóa học. Là tài liệu tham khảo hữu ích cho học sinh
2.3
16 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải được đội ngũ chuyên gia giảng dạy biên soạn rõ ràng, chi tiết, bám sát nội dung lý thuyết đã học trong sách giáo khoa kèm những hiểu biết ngoài thực tế.

Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng gì?

A. số khối.       

B. số notron.    

C. số proton.    

D. số notron và số proton.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton 

Giải thích: 

Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton, số electron

Ví dụ: Tất cả các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân là 17 đều là nguyên tố clo.

Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng

Lý thuyết trọng tâm

I. Nguyên tố hóa học

1. Định nghĩa nguyên tố hóa học

Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân (cùng số proton, số electron) 

Ví dụ: Tất cả các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân là 17 đều là nguyên tố clo. 

- Khoa học đã tìm được trên 110 nguyên tố.

- Có 98 nguyên tố trong tự nhiên,còn lại là nguyên tố nhân tạo.

- Oxi là nguyên tố chiếm gần khối nửa khối lượng vỏ trái đất.

2. Số hiệu nguyên tử

Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó, kí hiệu Z. 

3. Kí hiệu nguyên tử

Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối được coi là những đặc trưng cơ bản của nguyên tử. Người ta kí hiệu nguyên tử như sau: 

X : kí hiệu của nguyên tố 

Z: số hiệu nguyên tử (bằng số proton, bằng số electron) 

A: số khối (A = Z + N) 

=> Kí hiệu nguyên tử : AZX

II. Đồng vị

Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau. 

Ví dụ: nguyên tố H có 3 đồng vị là

Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng (ảnh 2)

III. Nguyên tử và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hóa học

1. Nguyên tử khối 

- Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử được tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng.

- Khối lượng của một nguyên tử bằng tổng khối lượng của proton, nơtron, và electron trong nguyên tử đó, nhưng do khối lượng của electron quá nhỏ so với hạt nhân nên có thể bỏ qua. Vì vậy, khối lượng của nguyên tử coi như bằng tổng khối lượng của các proton và nơtron trong hạt nhân nguyên tử.

=> mNT = mp + mn 

- Khi không cần độ chính xác cao, nguyên tử khối coi như bằng số khối. 

Ví dụ: P có Z = 15 và N = 16 => nguyên tử khối của P là 31 

Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng (ảnh 3)

2. Nguyên tử khối trung bình 

Trong đó A1 và A2 là số khối của 2 đồng vị

 X1 và X2 là phần trăm số nguyên tử của 2 đồng 

IV. Nguyên tắc xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Nguyên tắc 1: Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

- Nguyên tắc 2: Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.

- Nguyên tắc 3: Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được sắp xếp thành một cột.

+ Electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học (electron lớp ngoài cùng hoặc phân lớp kế ngoài cùng chưa bão hòa).

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về [ĐÁP ÁN] Nguyên tố hoá học là tập hợp các nguyên tử file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
2.3
16 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status