Kết quả báo cáo thực hành được chúng tôi tổng hợp từ kết quả hàng loạt các thí nghiệm của đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm thực hiện nhằm đảm bảo độ chính xác cao. Nội dung chi tiết được chúng tôi tổng hợp dưới đây, mời các em và quý thầy cô tham khảo.
Tiến hành TN: Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd H2SO4 loãng. Cho tiếp 1 viên kẽm nhỏ vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng
Hiện tượng: Có bọt khí nổi lên
Giải thích: Vì Zn đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học nên có thể đẩy được H ra khỏi dung dịch axit của nó → có khí H2 thoát ra.
Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
Vai trò: Trong phản ứng trên Zn là chất khử, H+(H2SO4) là chất oxi hóa..
Tiến hành TN: Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd CuSO4 loãng.
Cho vào ống nghiệm 1 đinh sắt đã làm sạch bề mặt.
Để yên 10p, quan sát hiện tượng
Hiện tượng: Đinh sắt có 1 lớp màu đỏ bám vào, màu xanh của CuSO4 bị mất đi
Giải thích: Vì Fe đứng trước Cu trong dãy hoạt động hoá học nên có thể đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối → lớp Cu màu đỏ bám vào đinh sắt.
Phương trình phản ứng:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Vai trò: Fe là chất khử, Cu2+ (CuSO4 ) là chất oxi hóa
Tiến hành TN: Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd FeSO4, thêm vào ống 1ml dd H2SO4 loãng.
Nhỏ từng giọt KMnO4 vào ống nghiệm, lắc nhẹ mỗi lần nhỏ KMnO4.
Quan sát hiện tượng
Hiện tượng: Màu thuốc tím nhạt dần → hết màu
Giải thích: Vì trong môi trường axit FeSO4 là chất khử, xảy ra sự oxi hóa Fe2+ → Fe3+; Mn từ Mn7+ → Mn2+
Phương trình phản ứng:
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O
Vai trò: Fe2+ (FeSO4) là chất khử, Mn+7 (KMnO4) là chất oxi hóa.
Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài thực hành được diễn ra tốt đẹp nhất.
►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn Hóa như đề kiểm tra học kì, 1 tiết, 15 phút trên lớp, hướng dẫn giải sách giáo khoa, sách bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.