Logo

Top 9+ mẫu phân tích bài thơ Cảnh khuya Hồ Chí Minh hay nhất đạt điểm cao

Văn mẫu 7: 9+ Mẫu phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh chọn lọc hay nhất. Hỗ trợ các em học sinh tham khảo khi làm bài, trau dồi vốn từ vựng khi phân tích từng câu thơ trong bài.
2.5
25 lượt đánh giá

Giới thiệu đến các em học sinh và các thầy cô giáo top 9+ bài văn hay lớp 7: phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em nghiên cứu, bổ sung để hoàn thiện bài viết của mình tốt hơn.

Lập dàn ý phân tích bài thơ Cảnh khuya

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ tài ba vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lại vừa là một nhà thơ xuất sắc.

- Giới thiệu về bài thơ “Cảnh khuya”: Bài thơ được sáng tác vào những năm kháng chiến chống Pháp. Khi ấy Hồ Chí Minh còn đang lo cho các cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp. Vì không ngủ được nên Bác bầu bạn với thiên nhiên. Bác đã viết lên bài thơ này.

2. Thân bài

a. Bức tranh thiên nhiên cảnh khuya nơi chiến khu Việt Bắc

- Bức tranh thiên nhiên giống như một bức tranh động chứ không phải bức tranh tĩnh.

- Mở đầu bằng âm thanh của tiếng suối: tiếng suối trong rừng xa xa vọng lại như tiếng hát của người con gái trong trẻo ngân vang.

+ Ở đây ta nhận thấy sự thay đổi của tiêu chuẩn cái đẹp: trước kia thiên nhiên làm chuẩn mực để nói về vẻ đẹp của con người (biện pháp ước lệ tượng trưng); còn trong thơ Bác con người làm chuẩn mực để chỉ cái đẹp của thiên nhiên (Tiếng suối như tiếng hát).

+ Tiếng suối róc rách êm tai trong trẻo như tiếng một cô gái đang hát.

+ Ánh trăng đêm khuya tạo thành những bóng hoa trên mặt đất.

+ Điệp từ “lồng” nhấn mạnh vào sự xuyên tỏa của ánh sáng trăng khuya.

⇒ Cảnh vật thiên nhiên hiện lên mang vẻ đẹp của sự trầm mặc, huyền ảo của ánh trăng khuya. Nó không chỉ có màu sắc vàng yên ả mà nó còn có âm thành của tiếng suối chảy róc rách trong trẻo như tiếng hát vỏng lại từ phía xa.

b. Tâm trạng nhà thơ

- Câu thơ thứ ba có dấu phẩy ở giữa như cắt ngang hai sự đối lập nhau.

- Đối với thiên nhiên hiền hòa lung linh yên bình đẹp như vẽ kia là tâm trạng của nhà thơ. Đó là một tâm trạng đầy bất trắc, âu lo không yên bình.

- Người vẫn chưa ngủ chỉ có chưa ngủ thì mới có thể tả hết được cảnh đẹp đêm khuya được.

- Không phải người thức để ngắm cảnh mà vì Người đang lo nỗi nước nhà.

⇒ Trái ngược với sự hài hòa của thiên nhiên là tâm trạng đầy âu lo của nhà thơ, lo ngày mai chiến tranh, lo ngày mai có giành được độc lập cho dân tộc hay không.

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

+ Nội dung: vẻ đẹp đêm trăng rằm tháng giêng ở Tây Bắc và tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước và phong thái ung dung, lạc quan của Bác

+ Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà bình dị, gần gũi…

- Bài thơ vừa vẽ lên bức tranh thiên nhiên tại chiến khu Việt Bắc hiền hòa với màu sắc của ánh trăng, sống động trong trẻo với âm thanh của tiếng suối, lại vừa thể hiện tâm trạng âu lo của nhà thơ qua đó thấy được tấm lòng đối với thiên nhiên và con người của nhà thơ vĩ đại.

Phân tích bài thơ Cảnh khuya - Mẫu 1

"Cảnh khuya” nằm trong số những bài thơ trữ tình đặc sắc, bài thơ viết vào thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra vô cùng ác liệt, Bác Hồ đã viết bài thơ “Cảnh khuya” trong hoàn cảnh đó.

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

Bài thơ miêu tả cảnh khuya núi rừng một đêm trăng, nói lên những suy tư lo lắng của Bác Hồ đối với vận mệnh của dân tộc. Hai câu đầu làm hiện lên trước mắt người đọc một bức tranh sơn thủy về cảnh suối rừng, trăng ngàn Việt Bắc. Nhà thơ thao thức lắng nghe tiếng suối chảy rì rầm, êm nhẹ và trong trẻo từ rừng sâu vọng đến: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.

Suối là vẻ đẹp chốn lâm quyền, vẻ đẹp rừng già Việt Bắc. Bác lấy tiếng suối so sánh với tiếng hát, là khúc nhạc rừng ví với tiếng hát xa, êm ái, ngọt ngào của con người, làm cho cảnh khuya chiến khu trở nên gần gũi, mang hơi ấm cuộc đời. Câu thơ làm ta liên tưởng đến tiếng suối trong bài “Côn Sơn ca” của Ức Trai hơn 600 năm về trước:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai...”

Hai hồn thơ trở nên gần gũi, thân thiết. Nguyễn Trãi đã về Côn Sơn “quê cũ” để xa lánh bụi trần, danh lợi, lấy suối đá thông trúc làm bầu bạn. Bác Hồ cũng đến chốn lâm tuyền Việt Bắc, xây dựng chiến khu đánh Pháp. Suối trở thành bài ca câu hát nâng đỡ tâm hồn Bác trong những năm dài kháng chiến gian khổ.

Tả suối, nghệ thuật của Bác thật điêu luyện: Lấy cái động (tiếng suối chảy) để miêu tả cái tĩnh (Cảnh khuya) làm nổi bật sự thanh vắng, tĩnh lặng của chiến khu một đêm trăng. Càng về khuya, núi rừng như chìm trong vắng lặng mênh mông. Bác “chưa ngủ” nên mới nghe rõ âm thanh rì rầm suối chảy. Câu thứ hai tả trăng ngàn: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.

Hai vế tiểu đối gợi lên cảnh đẹp hài hòa của cảnh vật thiên nhiên. Trăng được nhân hóa, rất thơ mộng “lồng” vào cổ thụ, bóng cổ thụ lại “lồng” vào hoa. Cảnh thiên nhiên trở nên hữu tình, huyền ảo. Chữ “lồng” được láy hai lần, chất thơ trữ tình mang hồn người, quyến rũ. Ánh trăng trải khắp núi rừng, dát vàng xuống rừng cây, “lồng” và trùm lên cổ thụ. Cảnh rừng có tầng cao, tầng thấp, có mảnh sáng, mảnh mờ. Nét vẽ tinh tế, gam màu nhẹ và tươi mát, sự phối sắc tài tình, mĩ cảm, hấp dẫn.

Hai câu thơ Bác đầy âm thanh, nhạc điệu, trong thơ vừa có nhạc vừa có họa, rất thi vị, gợi cảm. Bác đã dành cho thiên nhiên, cây rừng trăm ngàn những tình cảm thiết tha nồng hậu.

Hai câu thơ 3, 4 trong bài thơ tứ tuyệt được thi pháp cổ gọi là hai câu “chuyển” và “hợp”. Cấu trúc bài thơ rất đặc biệt. Hai chữ “chưa ngủ” nằm ở cuối câu, chuyển lên vị trí đầu câu, đó gọi là nghệ thuật liên hoàn làm cho thơ liền mạch, ý thơ phát triển mở rộng:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

Chưa ngủ vì thi nhân xúc động trước cảnh khuya “như vẽ”. Chưa ngủ, thao thức, bồi hồi vì “lo nỗi nước nhà”. Nhà nước đang bị giặc Pháp xâm lăng, con thuyền kháng chiến đang băng qua ghềnh thác thì vị “thuyền trưởng” chưa thể ngủ ngon giấc được! Nguyễn Trãi đã từng thao thức vì đại nghĩa:

“Còn một tấc lòng âu việc nước

Đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung”

(Quốc âm thi tập)

Bác Hồ cũng thao thức: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Cùng mang trong tâm hồn một tình yêu lớn đối với đất nước và nhân dân, thơ của bác chứa chan tình yêu nước. Có thể nói, câu thơ bình dị, sáng tỏ như một chân lý, để lại ấn tượng sâu sắc.

“Cảnh khuya” bài thơ tứ tuyệt làm đẹp nền thơ ca kháng chiến. Câu thơ giàu hình tượng và truyền cảm. Cảnh và tình hòa hợp, vừa cổ kính, vừa hiện đại. Tình yêu nước thiết tha, tình yêu thiên nhiên trong sáng là cốt cách vẻ đẹp của bài thơ.

Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh - Mẫu 2

Sau Nhật kí trong tù, những năm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến khu Việt Bắc là thời kì Hồ Chí Minh làm nhiều thơ hơn cả. Từ những bài thơ kháng chiến của Người toát lên tình cảm thiết tha đối với thiên nhiên đất nước mình, tinh thần trách nhiệm lớn lao của vị lãnh tụ đang chèo chống con thuyền kháng chiến, toát lên phong thái ung dung, lạc quan của một con người luôn vững tin ở tương lai.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cảnh khuya được sáng tác vào năm 1947 – năm đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ chỉ huy kháng chiến đóng ở chiến khu Việt Bắc. Như nơi hội tụ của nhiều vẻ đẹp khác nhau, Cảnh khuya thể hiện sinh động quan điểm thẩm mĩ, nhân sinh cao đẹp, phong cách nghệ thuật độc đáo của một chiến sĩ cách mạng vĩ đại đồng thời là một nhà thơ lớn.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Một vẻ đẹp vừa đậm màu sắc dân gian vừa trang nghiêm cổ kính từ những câu chữ bình dị mà hàm súc. Cảnh này có hình vật, có ánh sáng và có âm thanh. Trên nền cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ, huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ, tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng. Câu thơ của Bác Hồ khiến ta nhớ lại Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Nguyễn Trãi ví tiếng suối như tiếng đàn, Bác ví tiếng suối với tiếng hát. Nguyễn Trãi tả nước suối trong, còn Bác nghe tiếng suối trong. Người cảm nhận âm thanh chứ không tả cảnh vật, tả màu sắc. Trong đêm khuya thanh vắng giữa chốn núi rừng, dễ nghe tiếng hát trong trẻo của tiếng suối xa. Ngay câu mở đầu, Cảnh khuya đã đưa người đọc vào thế giới thiên nhiên hiền hòa với cảm giác gắn bó.

Câu thứ hai của bài thơ thật giàu giá trị tạo hình, như một bức tranh phong cảnh đẹp, có tầng lớp. Nhìn lên: vầng trăng cao lồng cổ thụ – nét họa có tính trang nghiêm, cổ điển. Nhìn thấp xuống: bóng trăng và bóng cây cổ thụ lại in lồng trong hoa, trong những cây lá ở dưới – nét bút nhỏ, tinh tế.

Câu thơ vẽ ra một không gian ba tầng với những mảng màu đen trắng lồng gắn lẫn nhau. Bởi tâm hồn Bác tinh tế, giàu chất thơ, mắt Bác quen nhìn các sự vật, các hiện tượng trong mối quan hệ tự nhiên, biện chứng của chúng nên Người phát hiện ra những vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên.

Trong thơ, Bác không hay tả nhiều nhưng cảnh vật hiện lên rất cụ thể, sinh động và phong phú. Đặc biệt, không chỉ riêng trong trường hợp này, có nhiều khi một câu thơ của Người lại bao gồm nhiều sự vật trong mối quan hệ chặt chẽ. Chẳng hạn, quan hệ quấn quýt, lồng gắn vào nhau:

Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân

(Núi ấp ôm mây, mây ấp núi)

(Mới ra tù, tập leo núi)

Tử hà, bạch tuyết bão thanh san

(Ráng đào, tuyết trắng ấp non lam)

(Trông Thiên Sơn)

Chẳng hạn, quan hệ tiếp nối theo thế chuyển động:

Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên

(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)

(Rằm tháng giêng)

Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo

(Đi thuyền trên sông Đáy)

Trở lại với Cảnh khuya. Hai câu đầu đã dẫn người đọc vào một thế giới thiên nhiên huyền ảo, trong trẻo. Truyền thống “thi trung hữu họa”, “thi trung hữu nhạc” của phương Đông, vẻ cô đúc cổ điển của thơ Đường được phát huy qua một tâm hồn nghệ sĩ lớn. Sau hai câu dựng cảnh, tạo âm, câu thứ ba vừa như khắc đậm, gói lại phần trên, vừa như mở chuyển cho phần kết: Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ.

Cảnh đẹp tựa tranh vẽ thế kia, người làm sao nhắm mắt được! Người thao thức vì cảnh chăng, vì sao người chưa ngủ được? Thật bất ngờ, Cảnh khuya kết thúc:Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Thì ra cái nguyên nhân chủ yếu khiến “người chưa ngủ” không phải là “cảnh khuya như vẽ” – câu thứ ba chưa phải chứa đựng mối quan hệ nhân quả chính – mà là “nỗi nước nhà”. Câu chuyển này được chia thành hai vế: “Cảnh khuya như vẽ” là lời tổng kết cho phần trên, còn “người chưa ngủ” là bản lề giữa hai phần của bài thơ, là kết quả từ hai phía nguyên nhân.

Ba chữ đó nêu lên cái thực tế nhìn được để mở sâu vào cái hiện thực tâm trạng: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Trong loại thơ tứ tuyệt lâu nay, ít có bài nào lại kết thúc tựa một lời giải thích, cắt nghĩa thẳng, rõ như vậy. Phải chăng đó cũng là cái độc đáo của Bác – cái độc đáo của nghệ thuật bắt nguồn từ sự lớn lao của tâm hồn. Nghệ thuật ấy vô cùng chân thực, giản dị, đi thẳng vào lòng người nên cũng là nghệ thuật cao quí, tinh vi nhất.

Nghệ thuật ấy không ép mình trong câu chữ, không lệ thuộc vào thủ pháp mà bộc bạch tự nhiên nỗi lòng mình nên cũng rung động sâu xa người. Đang miêu tả cảnh vật thiên nhiên, câu thứ tư kéo về biểu hiện chiều sâu tâm trạng. Bài thơ khép lại một cách bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, trọn vẹn.

Bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, trọn vẹn bởi Bác Hồ ta luôn canh cánh một nỗi lo lớn vì đất nước, bởi vì Người ít khi có giấc ngủ trọn vẹn khi nước nhà chưa được độc lập, tự do. Trong tù, Người không ngủ được “Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành”. “Đêm không ngủ” vì nỗi nhớ “Nghìn dặm bâng khuâng hồn nước cũ”… Và lúc này, khi cả non sông đang bị kẻ thù trở lại giày xéo và cuộc chiến đấu mới bước vào những ngày đầu tiên gian khổ, vị Tư lệnh Hồ Chí Minh cũng hiếm những đêm nghỉ ngơi thanh thản.

Hải Như từng viết “Cả cuộc đời Bác ngủ có yên đâu”. Chúng ta càng hiểu nỗi không yên này khi nhớ rằng bài Cảnh khuya được sáng tác vào năm 1947 – trong thời kì đầu vận nước đứng trước cơn thử thách gian nan lớn. Giữa rừng trăng khuya vì lo việc nước mà Người bắt gặp vẻ đẹp mĩ lệ của thiên nhiên đất nước; ngược lại nỗi lo việc nước nhà không hề ngăn cản sự thưởng thức cảnh đẹp, lắng nghe tiếng rừng, tiếng suối của Người.

Cảnh khuya đã nêu lên một mẫu mực về sự thống nhất cao độ, tự nhiên giữa lòng yêu thiên nhiên với tình yêu nước của người chiến sĩ- nghệ sĩ Hồ Chí Minh. Với Bác, yêu thiên nhiên cũng là yêu nước vì vầng trăng sáng, cây cỏ ấy, núi sông này là một phần yêu quí của thiên nhiên đất nước. Tình yêu nước bao la, ý chí chiến đấu vì nhân dân, Tổ quốc khiến Người nhìn thiên nhiên đất nước thêm giàu thêm đẹp và ngược lại, lòng yêu mến cảnh vật thiên nhiên đất nước là một động cơ thúc đẩy Người thêm lo “nỗi nước nhà”.

Từ đó, dẫn đến sự thống nhất một cách tất yếu giữa tình cảm đối với thiên nhiên và trách nhiệm lịch sử – xã hội, một vẻ đẹp độc đáo của con người cách mạng ở thời đại mới. Bài thơ tên đề Cảnh khuya nhưng lại nặng “nỗi nước nhà”, rất đậm tình. Chính cái tình đó tăng thêm không khí thâm trầm, man mác của cảnh và làm nên sức ngân vang dẫu lời thơ đã tận.

Chúng ta càng hiểu vì sao ngay lúc mở đầu Cảnh khuya không họa vật, vẽ cảnh mà tạo âm – “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” ngân lên như khúc dạo đầu. Trong đêm khuya thanh vắng chốn núi rừng Việt Bắc, cái dễ khiến “người chưa ngủ” cảm nhận và rung động trước tiên là tiếng suối - âm thanh duy nhất trong không gian huyền ảo.

Tiếng gọi của “nỗi nước nhà” luôn thao thức ở lòng Người đã bắt gặp tiếng suối trong như tiếng hát của rừng núi thiên nhiên và hai âm thanh đó hòa hợp, ngân dài, vang sâu suốt cả bài thơ.Rõ ràng là nhân sinh quan cách mạng đã làm đẹp tình yêu của người chiến sĩ.

Cảnh khuya đâu chỉ có chuyện cảnh mà chính là chuyện người. Bài thơ giúp ta khẳng định thêm đặc điểm thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh. Thiên nhiên ấy là biểu hiện đặc biệt của một tầm nhìn, một quan niệm triết lí, nhân sinh tiến bộ và những cảm xúc thẩm mỹ cao đẹp.

Phân tích bài thơ Cảnh khuya Hồ Chí Minh - Mẫu 2

Phân tích bài thơ Cảnh khuya Hồ Chí Minh - Mẫu 3

Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn là một con người có tâm hồn nghệ sĩ. Người có tình yêu thiết tha với thiên nhiên vạn vật, ngay lúc còn trong ngục tối, thời gian bị giam hãm nhưng đứng trước vẻ đẹp của thiên nhiên, bằng những rung cảm mãnh liệt Bác đã tạo ra những bài thơ tuyệt tác. Cho đến những ngày hoạt động ở chiến khu Việt Bắc đầy gian lao, vất vả nhưng tâm hồn Bác vẫn không thôi hướng về thế giới. Và bài thơ Cảnh khuya là một trong những bài thơ được tạo ra từ những rung động trước cuộc sống như thế.

Bài thơ Cảnh khuya được viết bằng chữ quốc ngữ mang đậm tính hiện đại. Cũng vẫn là khung cảnh núi rừng Việt Bắc nhưng lại là khung cảnh thiên nhiên ở một chiều kích không gian khác. Mở đầu bài thơ là âm thanh vang vọng núi rừng:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Tiếng suối hay tiếng người? Có lẽ là cả hai âm thanh này đã hòa quyện vào nhau chăng? Thật khó để có thể phân biệt được. Trường liên tưởng và sự so sánh của Bác thật đặc biệt mà cũng thật đúng, tạo nên hình ảnh thơ sinh động, làm sống động cả khung cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Đọc câu thơ này ta lại bất giác nhớ đến câu thơ của Nguyễn Trãi:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Nếu như trong hai câu thơ của Nguyễn Trãi lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp, của sự toàn mĩ thì ngược lại trong thơ Bác lại lấy con người làm chuẩn mực của cái đẹp. Đây có thể coi là một bước tiến, đánh dấu sự chuyển mình của thơ ca hiện đại. Bác đã so sánh tiếng suối với tiếng hát một cách tinh tế, gợi cảm, hình ảnh so sánh này khiến cho âm thanh của tiếng suối xa càng trở nên gần gũi, thân mật với con người hơn.

Câu thơ tiếp theo lại cho thấy sự hòa hợp, hòa quyện của cảnh vật: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh vật thiên nhiên vô cùng huyền ảo, chúng đan cài, hòa quyện vào nhau để tôn lên vẻ đẹp của nhau. Ta có thể thấy bức tranh chồng lên nhau thành nhiều tầng, nhiều lớp, đường nét, hình khối đan cài, hòa hợp với nhau đến thần kì. Có dáng cổ thụ vươn tỏa, trên cao là ánh trăng trong trẻo, lấp lánh, dưới mặt đất in hình muôn ngàn hoa cỏ, cây cối, bức tranh về đêm mà không hề tăm tối, u buồn, ngược lại đầy sinh động và tràn sức sống.

Trong khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, hữu tình ấy con người xuất hiện và đó cũng chính là hình ảnh của thi nhân. Nhà thơ say mê ngắm nhìn, chiêm ngưỡng và cảm nhận vẻ đẹp lung linh, huyền ảo. Dòng thơ thứ tư bất ngờ mở ra chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Thì ra, Bác thao thức chưa ngủ được là còn vì đang lo lắng cho vận mệnh của nhân dân, đất nước, chính trong những phút trầm lắng suy tư đó Bác đã bắt gặp được vẻ đẹp của thiên nhiên, vạn vật.

Điệp từ “chưa ngủ” được đặt ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư như một bản lề mở ra hai dòng tâm trạng của con người: một con người say mê trước vẻ đẹp thiên nhiên, một con người đầy ắp nỗi ưu tư về sự nghiệp giải phóng đất nước. Hai khía cạnh này không mâu thuẫn mà hòa hợp thống nhất với nhau trong tâm hồn Bác. Chân dung Bác hiện lên thật đẹp đẽ, cảm động, đó là hình ảnh vị lãnh tụ hết lòng lo cho đất nước. Câu thơ đã làm sáng ngời phẩm chất, nhân cách cao đẹp của Bác.

Bài thơ có sự kết hợp linh hoạt các biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ (lồng, chưa ngủ) nối kết hai tâm trạng, bộc lộ chiều sâu tâm hồn cao đẹp của Bác. Ngôn ngữ thơ hiện đại, giản dị mà cũng hết sức tinh tế, hàm súc.

Cảnh khuya đã cho ta thấy một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sâu nặng. Cùng với đó là tấm lòng luôn lo nghĩ cho vận mệnh đất nước, dân tộc. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại, tạo nên nét đặc sắc cho tác phẩm

Phân tích bài thơ của Hồ Chí Minh Cảnh khuya - Mẫu 4

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ muôn vàn kính yêu - được nhân dân ta và thế giới suy tôn là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa. Trong hoạt động và lãnh đạo cách mạng, mỗi khi gặp một hoàn cảnh đặc biệt nào đó. Người thường hứng khởi sáng tác thơ ca. Mỗi bài thơ của Bác là một mảnh tâm hồn trong sáng, cao đẹp hài hòa chất nghệ sĩ và chiến sĩ.

Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp - từ năm 1947 đến 1954 - Bác đã sáng tác một số bài thơ như thế. Trong số thơ kháng chiến, Cảnh khuya là một bài thơ khá đặc sắc được Bác viết năm 1947, vào một đêm trăng rừng Việt Bắc đẹp, gợi biết bao nỗi niềm:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Bài thơ được làm theo thể thơ tứ tuyệt Đường thi, bốn câu, mỗi câu bảy tiếng mang thanh điệu, vần điệu, bố cục tương tự những bài tứ tuyệt Đường thi và thơ ca trung đại Việt Nam mà chúng ta từng biết. Điều thú vị là tác giả - Hồ Chí Minh - đã sáng tạo khi ngắt nhịp ở câu 1 và câu 4.

Trong các câu thơ làm theo luật thơ Đường, các nhà thơ thường ngắt nhịp 4/3. Ở câu 1, bài Cảnh khuya ngắt 3/4 ("Tiếng suối trong / như tiếng hát xa") và ớ câu 4 là 2/5 ("Chưa ngủ / vì lo nỗi nước nhà"). Điều đó vừa làm cho nhạc thơ được mới lạ vừa thể hiện chính xác cung bậc cảm xúc của tác giả lúc bấy giờ. Hai câu đầu tả cảnh trăng rừng Việt Bắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Câu thứ nhất tả âm thanh tiếng suối trong vắt vẳng từ xa lại. Nghe tiếng suối, nhà thơ ngỡ như nghe tiếng ai đó đang hát. Nghệ thuật so sánh ở đây thật đặc sắc. Trước kia, Nguyễn Trãi trong Bài cư Côn Sơn cũng tả tiếng suối, cũng dùng phép so sánh : "Côn Sơn suối chảy rì rầm - Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai". Cách so sánh của người xưa tuy hay nhưng dù sao vẫn là từ âm thanh của tự nhiên liên tưởng tới âm thanh vẫn của tự nhiên.

Còn Bác Hồ - trong thời đại ngày nay - đã so sánh tiếng suối, âm thanh của tự nhiên với tiếng người hát, âm thanh phát ra từ con người. Điều ấy khiến cho tiếng suối của rừng Việt Bắc trờ nên gần gũi với con người hơn và mang sức sống trẻ trung hơn. Sống giữa thiên nhiên, Bác Hồ luôn cảm thấy như được sống với con người. Hay nói khác đi, Bác luôn coi thiên nhiên là bè bạn, tri kỉ, tri âm biết chia sẻ buồn vui với mình.

Câu thơ thứ hai : "Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa" tiếp tục tả cảnh thiên nhiên, một bức tranh thiên nhiên dạt dào sức sống. Đây là bức tranh có nhiều tầng lớp, nhiều đường nét, hình khối và lung linh ánh sáng. Có nét đậm là dáng hình của vòm cổ thụ ở trên cao lấp loáng ánh trăng. Có nét thanh mảnh ảo huyền là bóng lá, bóng trăng in vào khóm hoa, in lên mặt đất hay trên sàn nhà lấp lánh, xao động như những hình hoa thêu dệt.

Bức tranh chỉ dùng hai màu sáng tối mà tạo nên vẻ đẹp lung linh chập chờn và ấm áp, hòa hợp giữa các chi tiết của thiên nhiên, tạo vật. Điều đó được nhà thơ biểu hiện tập trung ở điệp từ "lồng": "Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa". Đọc thơ, ta ngỡ trăng, cổ thụ và hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau, vậy mà vẫn "lồng" vào nhau, soi sáng cho nhau, nâng đỡ nhau, cùng nhau họa nên bức tranh tuyệt mĩ.

Bức tranh ấy do thiên nhiên vẽ ra, hay chính là do tài năng và sự cảm nhận tinh tế của tác giả - Hồ Chí Minh - tạo dựng ? Thiên nhiên thì bao giờ, ở đâu chẳng thế. Điều quyết định vẻ đẹp tươi (hay sự xấu xa buồn thảm) của bức tranh thiên nhiên là ở lòng người.

Nói khác đi, Hồ Chí Minh đã thổi vào cảnh rừng đêm Việt Bắc một linh hồn để dựng lại thành một bức tranh lung linh, sống động. Đến hai câu cuối, cảnh đêm rừng Việt Bắc vừa được khẳng định đẹp như tranh vừa gợi biết bao nỗi niềm tâm trạng của người ngắm cảnh:

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Đối với một tâm hồn nhạy cảm mang phong thái thi sĩ thì Bác Hồ của chúng ta khẳng định cảnh đêm rừng Việt Bắc đẹp như một bức tranh là điều rõ ràng. Trước cảnh đẹp như thế, Người đã say sưa thưởng thức đến độ quên cả giấc ngủ. Chưa ngủ được, vì cảnh đẹp quá, đáng yêu quá.

Nếu chỉ dừng bài thơ ở đây, tâm hồn tác giả cũng đã rất đáng trân trọng rồi. Bởi vì, yêu cảnh đẹp thiên nhiên, đất nước đến độ không ngủ được chính là tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha vậy. Song hồn thơ của Bác vẫn tiếp tục xao động. Hai chữ chưa ngủ không chỉ sơ kết ba dòng thơ, biểu hiện tấm lòng nhà thơ với cảnh đẹp mà còn mớ ra một cung bậc cảm xúc mới nữa.

Chưa ngủ được điệp lại và dẫn dắt theo một dòng thơ, dòng tình cảm bất ngờ, khơi sâu cảm xúc cả bài thơ: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Điệp từ chưa ngủ như cái bản lề khép mở hai phía tâm trạng của một con người: càng say mê, yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Người càng thao thức nghĩ suy, lo lắng về sự nghiệp kháng chiến, vé việc nước, việc dân bấy nhiêu. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong Bác, thể hiện sự hài hòa phong thái thi sĩ và cốt cách chiến sĩ của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh.

Cảnh khuya vừa là bài thơ tả cảnh, ngụ tình vừa trực tiếp giãi bày tình cảm, tâm trạng của Bác Hồ vào những năm tháng đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. Đọc bài thơ, chúng ta vô cùng cảm mến, trân trọng tình yêu thiên nhiên và tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Người đối với việc dân, việc nước.

Phân tích bài thơ Cảnh khuya lớp 7 - Mẫu 4

Phân tích bài thơ Cảnh khuya lớp 7 - Mẫu 5

Hồ Chí Minh không những là một vị lãnh tụ của nhân loại mà còn là một nhà thơ đầy bản lĩnh và lòng nhân ái. Chúng ta không thể không khâm phục Người khi đã để lại một khối lượng thơ văn khá đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn. Nói đến Bác ta không thể không nói đến tác phẩm “Cảnh khuya”, bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh khi chúng ta đang bước sang cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp tại chiến khu Việt Bắc.

Bài thơ là phong thái ung dung lạc quan của Bác khi dành cho mình những phút giây thanh thản để hòa mình cùng với thiên nhiên cảnh vật khiến cho ta thật cảm thấy ngưỡng mộ tâm hồn thanh cao ấy. Giữa khung cảnh đất trời núi rừng hoang sơ nơi đây điều đầu tiên Bác cảm nhận được đó chính là: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.

Đọc câu thơ ta thấy Bác thật tài tình trong lối so sánh của mình. Tiến suối được cảm nhận bằng thính giác nhưng điều đặc biệt ở đây là tiếng suối ấy lại trong . Có lẽ người tuy không nhìn rõ được không nếm thử nhưng người lại cảm thấy được độ trong trẻo ngọt mát của dòng suối ấy. Chắc hẳn đây là một món quà thật ý nghĩa mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây cho vùng đất vùng đất hoang sơ mang tên Việt Bắc.

Giữa một vùng núi hoang sơ Bác vẫn có thể nghe được cái thứ âm thanh trong trẻo của nước suối cũng nghe được âm thanh của tiếng người đang hát. Tiếng hát trong thơ Bác được so sánh với âm thanh trong trẻo của tiếng suối. Cách so sánh của nhà thơ khiến ta cảm thấy thật tài tình xiết bao. Âm thanh của tiếng người hát cũng không rõ là từ đâu vọng lại hay đó chính là một tưởng tượng của tác giả để làm tô đậm cho cái trong trẻo của tiếng suối.

Cách so sánh tài tình ấy làm tiếng suối không còn trở nên lắng đọng vô hồn mà bỗng trở nên sôi động trẻ trung và khiến cảnh rừng im ắng trở nên có âm thanh có hồn người ở trong đó. Câu thơ làm ta thấy được tính nhân văn thường thấy trong thơ Bác, cảnh vật luôn được gắn liền với con người không thể tách rời khỏi con người.

Trong đêm khuya thanh vắng đang mải mê với công việc thì một phút lơ là bác cảm nhận được âm thanh trong trẻo của tiếng suối để rồi cảnh rừng Việt Bắc lại tiếp tục làm cho Bác đắm say. Bác ngước lên vầng trăng và một cảnh đẹp tuyệt vời hiện ra: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.

Từ “lồng” được tác giả đặt trong cùng một câu thơ gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ. Nhắc đến từ “lồng” ta nghĩ đến hai vật nào đó lồng vào nhau đan vào nhau để tạo thành một vật thể thống nhất. Ở đây ánh trăng soi rọi vào bóng cây cổ thụ ngay trước cửa phòng Bác rồi bóng cây cổ thụ ấy lại tiếp tục phủ mình lên những bông hoa. Dường như đối với Bác hình ảnh ấy đã tạo thành một chỉnh thể thống nhất tự nhiên.

Cảnh vật lúc này như được hòa quyện hòa nhập vào nhau khiến cho con người xốn xang dao động . Các sự vật đan lồng vào nhau tạo nên một bức tranh chỉ có hai gam màu sáng tối, trắng đến như nhiều lớp lang, tầng bậc cao thấp lung linh, chập chờn, huyền ảo, sống động mà ấm áp, hòa hợp quấn quýt với hàng chục, hàng trăm sắc hình đa dạng.

Trăng – cây cổ thụ – hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ “lồng” được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ. Cảnh này có hình vật có ánh sáng và có âm thanh.

Trên nền cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ tiếng suối trong xanh như nhạc điệu êm hát mãi không ngừng. Câu thơ của Bác thật giàu giá trị tạo hình như một bức tranh phong cảnh đẹp có tầng lớp. Câu thơ vẽ lên một bức tranh ba tầng với mảng đen trắng lồng gắn vào nhau.

Có lẽ bởi tâm hồn Bác giàu chất thơ mắt Bác quen nhìn các sự vật trong mối quan hệ giữa tự nhiên biện chứng của chúng nên Bác mới có thể phát hiện ra những vẻ đẹp rất tự nhiên của chúng mà rất nhiều người không nắm bắt được những hình ảnh đó.

Nếu như ở hai câu thơ đầu Bác chỉ miêu tả về thiên nhiên thì đến hai câu thư cuối ta thấy được hình ảnh một vị lãnh tụ đang trằn trọc không ngủ:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Hai câu thơ cho chúng ta hiểu rõ thêm được tâm hồn yêu thiên nhiên của Bác nhưng cũng chính thiên nhiên lại khiến cho tâm hồn ấy trằn trọc chẳng thể nào ngủ nổi vì thiên nhiên mà nỗi lo cho đất nước càng dâng cao khiến cho vị lãnh tụ không thể nào chợp mắt.

Giữa vầng trăng sáng vằng vặc giữa cảnh khuya trong trẻo có một người đang thao thức không yên .Người hòa mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khỏa, bớt đi sự vất vả mà hàng giờ hàng phút Bác phải trăn trở suy tư. Từ đây ta nhận thấy Bác là một người luôn biết hài hòa giữa công việc với tình yêu thiên nhiên.

Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc. Dường như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nước mới được tự do để con người thỏa sức ngắm trăng.

Bài thơ này được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ. Nhưng ở trong thơ, ta vẫn gặp một chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc, vẫn chan hòa cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không vì việc quân bận rộn mà Người đành hờ hững, từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.

Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cảnh tuyệt với của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Tham khảo thêm:

Phân tích bài thơ Cảnh khuya của HCM - Mẫu 6

Là vị chủ tịch kháng chiến giàu tâm hồn thơ, Bác Hồ thường dùng ngòi bút ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và bày tỏ lòng yêu nước trước vận mệnh của đất nước. "Cảnh khuya" là một trong những bài thơ hay tiêu biểu của Bác, được viết năm 1947 ở Chiến khu Việt Bắc - căn cứ địa Cách mạng trong thời chống Pháp:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Chiến khu Việt Bắc - đó là đầu não của cuộc kháng chiến chống xâm lược, là nơi chỉ đạo đấu tranh của Cách mạng. Nhưng không phải vì vậy mà Việt Bắc chỉ trang nghiêm và bận rộn vì những hội nghị quan trọng của trung ương. Đến với Việt Bắc trước hết là đến với núi rừng, với thiên nhiên hoang sơ nhưng rất hào phóng tạo ra những cảnh đẹp diệu kì. Hơn ai hết, Bác của chúng ra hiểu điều đó, và vì vậy trong cảnh khuya, người đã thể hiện một Việt Bắc đẹp như tranh vẽ:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Giữa đêm rừng Việt Bắc thanh vắng, tiếng suối ở đâu róc rách, rì rào... Lúc ấy, tiếng suối ngân vang trong trẻo như chiếm lĩnh cả không gian rừng khuya yên vắng. Hai thanh trắc (tiếng suối) đến hai thanh bằng (trong thơ) rồi lại tiếp tục như vậy (tiếng hát), câu thơ đầu trong "Cảnh khuya" dường như mang cả âm thanh bổng trầm của tiếng suối chảy. Tiếng suối trong đêm ấy là Bác liên tưởng mới lạ của Bác liên tưởng đến âm thanh gì?

Đó chẳng phải là cung đàn đơn lẻ, mà đối với Bác, âm thanh trong ngần ấy như "tiếng hát xa". Lạ lùng làm sao, nhưng chính liên tưởng mới lạ của Bác đã giúp ta hiểu được rằng dù Việt Bắc có gian lao đến đâu, những tiếng suối - tiếng hát của rừng núi của các chiến sĩ đồng bào luôn vang xa trong đêm vắng, trong trẻo lạc quan... Âm thanh trong thơ Bác không lẻ loi như tiếng đàn cầm trong thơ Nguyễn Trãi mà vang lên như có sức sống, đầy vui tươi.

Trong tiếng vang róc rách, thiên nhiên như phô bày hết vẻ đẹp trong sáng của mình: "Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa". Hình ảnh "Trăng lồng cổ thụ" mang nét truyền thống của thơ cổ, khi kết hợp với hoa, hình ảnh ấy đã tạo nên vẻ đẹp đầm ấm, quấn quýt của thiên nhiên. Hai từ "lồng" liên kết ba sự vật xa nhau, khác hẳn nhau nhưng không tại tương phản mà dường như chúng hòa quyện lại, vẻ đẹp tôn nét đẹp kia vẽ nên một bức tranh trong sáng.

Đọc câu thơ, ta có cảm giác như đang lạc vào chốn tiên, tận hưởng những đường nét, ánh sáng diệu kì mà thiên nhiên Việt Bắc vẽ nên, và ta còn có cảm giác tiếng suối cũng bay bổng, quấn quýt với hình ảnh "Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa". Cảnh vật trong thơ Bác sao mà thân thiết với nhau đến thế!

Mỗi nét đều nâng vẻ đẹp của nét khác nên, cái tĩnh hòa vào cái động, cái động làm nổi bật cái tĩnh, mảng sáng chén mảng tối tạo thành một tổng thể hoàn hảo lạ lùng. Đâu phải ai cũng nhìn thấy điều ấy. Bác đã nghe và ngắm cảnh vật Việc Bắc trong đêm khuya bởi Bác thức cùng Việt Bắc.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Câu thứ ba trong bài thất ngôn tứ tuyệt là một câu chuyển, Ở đây, nhà thơ đã tạo ra một hình thức chuyển tiếp mới giữa những ý thơ rất uyển chuyển, độc đáo. "Cảnh khuya như vẽ..." - Với bốn chữ đầu câu này, Bác muốn nói gì? Cảnh vật như được vẽ nên hay cảnh vật muốn vẽ nên cái gì đó ngoài vẻ đẹp đẹp của chính mình? Có lẽ điều đó không quan trọng, bởi vì chúng ta có bao nhiêu cách hiểu về những ý thơ "gợi mở" của Bác.

Điều quan trọng là câu thơ chuyển từ tả cảnh sang tả tình. "Người chưa ngủ" trong một cảnh khuya tuyệt vời đến như vậy phải chăng chỉ là để cùng sống với thiên nhiên? Câu trả lời đến thật đơn giản nhưng mang bản sắc riêng của vị lãnh tụ kháng chiến cao cả: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Hai từ "chưa ngủ" được lặp lại một lần nữa , nối tiếng và nhấn mạnh cho câu thơ trên.

Cảnh khuya đẹp thật đấy, và con mắt bác đã thu hết cảnh vật ấy vào tâm hồn của mình, nhưng trong lòng bác còn có một nỗi niềm thao thức lớn - đó là "nỗi nước nhà", là vận mệnh của cả dân tộc, là cuộc chiến đấu còn vô vàn thử thách gian lao. Dấu ngã trong từ "nỗi" có một cái gì đó như day dứt, trăn trở kéo dài, và tuy không xoáy vào tâm trí ta như dấu hỏi nhưng nó cũng thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt dìu dặt, trong hình ảnh quấn quýt đầm ấm của đêm rừng Việt Bắc, nỗi thao thức của người như lớn dần lên, ngày càng day dứt không nguôi.

Tấm lòng Người dành cho đất nước là như vậy. Những gì thuộc về TỔ QUỐC đã trở thành nỗi lo, thành tình thương của Bác. Bác bày tỏ lòng mình trong "Cảnh khuya", như muốn nói: cảnh vật thiên nhiên của chúng ta diệu kì như vậy đấy, và chính vì vẻ đẹp của núi rừng càng làm cho niềm thao thức của người lớn hơn, canh cánh bên lòng - làm sao để gìn giữ vẻ đẹp ấy, làm sao để giang sơn mãi bình yên như bức tranh Việt Bắc trong đêm?

Nỗi lo không làm cho những vần thơ tả cảnh mất đi nét đẹp lung linh trong sáng - điều đó thể hiện con người bác, tâm hồn thơ và tâm hồn lãnh tụ luôn hòa hợp. "Cảnh khuya" là một trong những bài thơ hay nhất nói về Việt Bắc và là một trong những bài thể hiện tâm tư của Bác rõ ràng, sâu sắc nhất. Chỉ trong một bài thơ ngắn nét truyền thống và nét hiện đại song hành với nhau, mang rất đậm phong cách thơ Hồ Chí Minh.

Có lẽ, ai đã từng một lần đến Việt Bắc sẽ cảm nhận bài thơ đầy đủ hơn, nhưng dù ta có đến đấy hay không, "Cành Khuya" cũng vẫn giúp ta hình dung rõ cảnh vật Việt Bắc và hiểu được tấm lòng của Bác kính yêu trong những năm đầu kháng chiến gian nan.

Bài thơ là một thành công lớn cả về nghệ thuật lẫn nội dung và chắc chắn sẽ ghi đậm dấu ấn trong mỗi người chúng ra về cái đẹp trong sáng của thiên nhiên Việt Bắc, về tấm lòng cao cả của vị lãnh tụ của dân tộc ta.

Phân tích bài thơ Cảnh khuya ngắn gọn - Mẫu 7

Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, Người không chỉ nổi tiếng trong sự nghiệp cách mạng mà Người còn được biết đến với vai trò là một nhà thơ. Thơ của Bác viết chủ yếu về cách mạng, những năm tháng gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng. Bác ra đi và để lại cho nền văn học nước nhà một khối văn chương khổng lồ trong đó tiêu biểu nhất là bài thơ “Cảnh khuya”.

Bài thơ “Cảnh khuya” được ra đời vào thời điểm chúng ta đang bước sang giai đoạn chiến đấu chống thực dân Pháp, cuộc chiến mặc dù rất gian khổ, nhưng ta vẫn thấy được phong thái ung dung, lạc quan của người. Bài thơ mở đầu bằng một hình ảnh thật nhẹ nhàng và tràn đầy sức sống:

“Tiếng hát trong như tiếng hát xa”. Bài thơ mở đầu một hình ảnh thơ thật đẹp, lối so sánh cũng rất kì lạ và có hồn. Tiếng suối được ví với tiếng hát xa trong trẻo nhẹ nhàng, tiếng suối được người cảm nhận bằng thính giác và người cảm nhận thấy tiếng suối đó “trong”. Chỉ qua một câu thơ ngắn gọn thôi nhưng người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp của núi rừng, của thiên nhiên Việt Bắc.

Bác đã sử dụng thật tài tình biện pháp so sánh “tiếng suối” giống với “tiếng hát” của con người, lúc này đây tiếng suối đã không còn đơn thuần là một âm thanh bình thường nữa mà nó đã trở nên sống động và có hồn. Đây là lối so sánh ta thường thấy trong thơ của bác, cảnh vật và con người luôn luôn gắn bó với nhau không thể tách rời. Trong không gian tĩnh lặng ấy, ngước nhìn lên bầu trời một cảnh đẹp đã thu vào tầm mắt:“ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.

Trong một câu thơ bác đã sử dụng đến hai từ “lồng” nó đã tạo ra hiệu quả vô cùng đặc biệt, “lồng” ở đây là khiến cho hai vật khác nhau khớp lại với nhau để tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Trong bài thơ ánh trăng đã soi rọi lên cây cổ thụ tạo ra cái bóng cây, rồi bóng cây lại lồng lên trên những khóm hoa. Đây là bức tranh có nhiều tầng bậc, nhiều hình khối, với những đường nét và khoảng sáng tối rất rõ ràng.

Trăng, cây cổ thụ và hoa những vật hoàn toàn khác nhau đã quấn quýt, hòa quyện, đan vào nhau tạo ra một bức tranh thiên nhiên vô cùng độc đáo, sống động. Điệp từ “lồng” được sử dụng rất đắt, làm cho âm hưởng của câu thơ vang mãi trong lòng người đọc. Núi rừng Việt Bắc trở nên tươi đẹp hơn khi có tiếng suối trong trẻo, ánh trăng huyền ảo. Hai câu thơ cuối đã nói lên tâm trạng và nỗi lòng của Người:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Bài thơ được ra đời trong thời điểm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, thiên nhiên càng tươi đẹp thì nó càng khiến bác lo âu chẳng thể nào ngủ được, lo cho vận mệnh nước nhà. Với cương vị là vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam Người luôn trăn trở lo âu làm sao cho “dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

Thiên nhiên dường như đã trở thành người bạn tri âm, tri kỉ của Bác để Bác quên đi những lo âu, muộn phiền trong cuộc sống. Đắm mình vào thiên nhiên sẽ giúp bác khuây khỏa, bớt đi những vất vả mà người luôn phải trăn trở, suy tư. Ẩn sâu trong bài thơ là nỗi niềm của bác mong cho đất nước được hòa bình, ấm no để có thể thảnh thơi ngắm trăng, ngắm núi non, con người.

Dù ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang chiến đấu chống thực dân Pháp nhưng ta vẫn thấy được tâm hồn thảnh thơi, ung dung của Bác. Lo lắng cho “nỗi nước nhà” là vậy nhưng bác vẫn luôn luôn dành sự ưu ái của mình cho thiên nhiên, vì thiên nhiên là người bạn tri âm tri kỉ của Người. Bài thơ còn là nói lên tâm hồn nhạy cảm và đầy chất thơ của người nghệ sĩ- chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Phân tích bài thơ Cảnh khuya ngắn gọn - Mẫu 7

Phân tích bài thơ Cảnh khuya - Mẫu 8

Trăng là một đề tài vô cùng quen thuộc trong các áng thơ văn xưa, hình ảnh ánh trăng đã xuất hiện trong nhiều trang thơ với những sắc thái khác nhau, nhằm biểu đạt cho những tư tưởng, tâm trạng của thi nhân. Cũng viết về trăng, Hồ Chí Minh đã thổi hồn vào hình ảnh ánh trăng vào khoảnh khắc ban đêm vô cùng sinh động và chân thực, thể hiện rõ nét qua bài thơ Cảnh khuya.

Cảnh khuya được Hồ Chí Minh sáng tác năm 1948, đây là giai đoạn khá đặc biệt của lịch sử dân tộc, khi cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu bước vào giai đoạn quyết liệt, dữ dội.Lúc này, với tư cách của vị lãnh tụ cách mạng, Bác Hồ đã có khoảng thời gian sống và làm việc ở chiến khu Việt Bắc, và tại đây Bác đã sáng tác bài thơ Cảnh khuya:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Trong hai câu thơ mở đầu, Hồ Chí Minh đã tái hiện lại khung cảnh thiên nhiên tuyệt sắc sống động cả về âm thanh, hình ảnh, đường nét. Khung cảnh đêm trăng tại núi rừng Việt Bắc hiện ra với âm thanh của tiếng suối. Trong đêm, tiếng suối chảy vọng lại khiến cho Bác có một liên tưởng vô cùng độc đáo, đó chính là sự cảm nhận tiếng suối với tiếng hát xa.

Viết về trăng,Nguyễn Trãi trong bài Côn Sơn ca cũng đã từng so sánh tiếng suối với tiếng đàn cầm, đây cũng là sự gặp gỡ của hai thế hệ nhà thơ:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Tiếng suối là âm thanh của tự nhiên, được tạo nên bởi nước rơi vào những phiến đá,còn tiếng hát xa lại là âm thanh phát ra bởi những người nghệ sĩ tài hoa. Như vậy, ta có thể thấy sự so sánh tiếng suối với tiếng hát xa là vô cùng độc đáo, Bác đã tạo ra sự kết nối giữa thiên nhiên và con người. Hình ảnh cũng vô cùng sống động với hình ảnh của ánh trăng đêm soi rọi xuống cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ đổ lên những khóm hoa tạo ra một hình ảnh vô cùng độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Nếu như hai câu thơ trên thể hiện được cảm quan của người nghệ sĩ rung động trước cảnh đẹp của đêm trăng thì hai câu thơ sau lại gợi mở ra bức tranh tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng khi hướng nỗi lo của mình về vận mệnh của dân tộc, của đất nước. Cảnh khuya tuyệt mĩ nơi núi rừng như càng khắc họa sâu thêm hình ảnh của một con người đang trằn trọc, suy tư.

Đến đây, bức chân dung tự họa Hồ Chí Minh đã hiện lên sống động trước mắt người đọc, trong không gian đêm khuya nhưng người vẫn chưa thể ngủ mà thao thức khi nghĩ về tương lai của cuộc cách mạng, tương lai tự do, độc lập của tổ quốc. Câu thơ không chỉ gợi ra hình ảnh thật đẹp của vị lãnh tụ hết lòng vì nước, vì dân mà còn thể hiện được tâm hồn cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong đêm trăng tuyệt đẹp.

Như vậy, bài thơ Cảnh khuya đã được Hồ Chí Minh tái hiện một cách chân thực và sống động bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, và phía sau bức tranh ấy chính là bức tranh tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng.Qua những suy tư, trăn trở ta lại thấy được vẻ đẹp tâm hồn của một con người hết lòng vì nước, vì dân.

Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh - Mẫu 9

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số ấy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy: Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong như là “trong như tiếng hát xa”.

“Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân văn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thể lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhiều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.

Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hòa mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là động từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thật khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông tỏa sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa.

Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hòa, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.

Cảnh khuya sống động, có hồn bao nhiêu càng chứng tỏ một điều: người thưởng cảnh đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật. Bởi vậy nên: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.

Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thưởng cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc:

“Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.

Vậy là, dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh (một lời hỏi thăm người bạn muôn đời của thi nhân kim cổ) tâm hồn Bác vẫn luôn dành trọn tâm tình cho non sông, dân tộc. Và nói như nhà thơ Minh Huệ:

“Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”

Bài thơ khép lại với bao dư âm mênh mang lan tỏa. Đã hơn một lần chúng ta xúc động trước tấm lòng cao cả, bác ái của Bác Hồ nhưng mỗi lần đọc lại “Cảnh khuya” ta lại bồi hồi với những tâm tình của một người mà cả cuộc đời chưa bao giờ nghỉ ngơi, chưa bao giờ an mình trong giấc ngủ.

Phân tích bài thơ Cảnh khuya - Mẫu 10

Đất nước dân tộc chúng ta tự hào vì có Bác Hồ, nhà cách mạng lỗi lạc, vị lãnh tụ kiệt xuất. Chúng ta càng tự hào hơn vì Bác Hồ cũng là một nghệ sỹ, một tâm hồn vĩ đại mà gần gũi. Mỗi khi nhớ đến Người, nhắc đến thơ của Người, ta thấy hiện lên một cách rạng rỡ, tự nhiên, tâm hồn, khí phách và nhân cách Việt Nam.

“Cảnh khuya” là một trong bài thơ thể hiện rõ khía cạnh tinh tế và sâu sắc về tình cảm của Người đối với đất nước, dân tộc. Bài thơ cũng thể hiện rõ sự hài hòa tuyệt diệu giữa con người chiến sĩ và con người thi sĩ trong thơ Bác:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya chưa vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nữa nhà

Yêu thiên nhiên, đó là cũng là một trong những nét chính trong tâm hồn Hồ Chủ Tịch. Bức tranh thiên nhiên mà Bác mô tả trong “ Cảnh khuya” là cảnh núi rừng Việt Bắc vào trong một đêm trăng sáng.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Bài thơ mở đầu bằng một khoảng không gian nửa hư nửa thực với những nét phác họa đầu tiên còn chan chứa những rung động nhẹ nhàng và lắng đọng. Ai đã từng ở Việt Bắc, nhất là những năm kháng chiến ấy, hẳn sẽ cảm nhận hết sức rõ ràng cái không khí này, “tiếng suối trong”, tính từ “ trong” nhè nhẹ theo sau hai thanh sắc “tiếng suối”, tạo nên cảm giác tinh khiết, mềm mại. “ Trong cũng được dùng để hiện thanh âm trong trẻo, thi vị của tiếng suối, một tiếng suối như “ Tiếng hát xa” .

Biện pháp so sánh này làm bật cái trong trẻo hết sức nhẹ nhàng: Tiếng suối, làm cho âm thanh ấy trở nên vừa xa vừa gần, vừa tạo ra cái “động” vừa khắc họa cái tĩnh lặng, tĩnh mịch thì mới có thể vang vọng tiếng suối ẩn hiện gần xa, nhẹ nhàng và hư ảo dường như một “ tiếng hát xa” vậy.

Từ đây ta có thể thấy Bác đã nghe tiếng suốt không chỉ bằng đôi tai bình thường mà còn đón bắt từng rung động nhỏ hết sức tinh tế của thiên nhiên. Nhưng chỉ “tiếng suối” không giúp ta hình dung ra được “ cảnh khuya” . Với sự hiện diện của ánh trăng sẽ làm những người đang thao thức chợt trào lên những cảm xúc bất tận khó diễn tả. Bằng ngòi bút chấm phá bác đã vẽ nên vẻ đẹp đó bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh và có sức gợi cảm.

“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Ta như thấy hiện ra trước mắt toàn bộ khung cảnh nên thơ, những cảnh vật đưa ra ở gần hơn “ tiếng suối”. Xa xa lúc này, cây cổ thụ to cao với những tán lá trải rộng như vươn mình ôm trọn những cánh hoa rừng mộc mạc, khiêm nhường…tất cả dương chan hoa với nhau quấn quýt bên nhau dưới ánh trăng bao trùm mặt đất.

Trăng, suối, lá, hoa là những hình ảnh dịu dàng mềm mại, đằm thắm , cổ thụ tượng trưng cho sự mạnh mẽ vững chãi. Những hình ảnh tưởng như tương phải đó lại tạo nên những mối hài hòa tuyệt đẹp của núi rừng. Trong một câu thơ Bác sử dụng hai chữ “lồng” quyện vào nhau gợi cảm giác quấn quýt chan hòa. Âm điệu kỳ diệu của câu thơ khắc đậm nét bút chan hòa của người họa sỹ yêu thiên nhiên .

Câu thơ thứ ba “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” vừa như sự đúc kết hai câu thơ trên, vừa đưa dẫn người đọc đến câu thơ cuối cùng. Câu thơ thư này được chia làm hai vế rõ ràng “cảnh khuya chưa vẽ” và “ người chưa ngủ” . Vế đầu tiên chính là cảm nghĩ của Bác về phong cảnh hữu tình… “cảnh khuya…như vẽ” . Bằng biện pháp so sánh này bác đã làm nổi bật cái hài hòa của cảnh, của tình trong bức tranh mặc thủy ấy bác đã kín đáo thể hiện nỗi lòng của người chiến sỹ.

“người chưa ngủ” lối diễn tả bình dị mà trong sáng của Bác đã khéo léo kéo hai về lại gần nhau, chuyển cảnh từ vật sang người một cách tự nhiên và giải dị. Lúc này, sự xuất hiện của con người cũng vừa bất ngờ vừa tất yếu. Câu tiếp theo, cũng là câu cuối cùng tràn đầy sức nặng, đáp lời hết sức bất ngờ và giản dị : “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

Câu kết như kéo người đọc ra khỏi trạng thái lâng lâng ở những câu trên đưa ta trở về với con người chiến sỹ, với hình ảnh người lãnh đạo cách mạng đầy trách nhiệm . Đó là nỗi băn khoăn trăn trở của trái tim vĩ đại trước vận mệnh nước nhà. Câu thơ cuối đã lột tả hết được tâm trạng của bác, cho thấy diễn biến tâm tư của Người.

Bài thơ của Bác hết sức bình dị nhưng đã cho ta thấy tình cảm của Bác đối với thiên nhiên, đối với dân tộc, đất nước và hình ảnh vị lãnh tụ đầy trách nhiệm, thương yêu . Văn thơ của Người bắt nguồn từ chỗ đó và đã trở thành kết tinh khí thế thời đại, của tinh hoa dân tộc của đạo đức cách mạng truyền thống.

Phân tích bài thơ Cảnh khuya - Mẫu 10

Tham khảo thêm:

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Top 9+ mẫu phân tích bài thơ Cảnh khuya Hồ Chí Minh hay nhất đạt điểm cao file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.5
25 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status